Quân sự thế giới hôm nay (12-3): Tên lửa Patriot bị tên lửa Iskander tiêu diệt, Nga trang bị radar Yenisei cho S-400

09:21 12/03

Quân sự thế giới hôm nay (12-3-2024) có những thông tin sau: Nguồn tin phương Tây xác nhận một hệ thống tên lửa Patriot đã bị phá hủy ở Ukraine, Nga trang bị radar Yenisei hiện đại cho hệ thống tên lửa S-400, châu Âu tăng gấp đôi trong khi châu Phi giảm mạnh nhập khẩu vũ khí.

* Tên lửa Patriot tại Ukraine bị phá hủy, khó có thể thay thế

Theo Forbes và Viện Nghiên cứu chiến tranh, hệ thống tên lửa Patriot viện trợ cho Ukraine hoạt động gần Sergeevka thuộc khu vực Donetsk đã bị phá hủy trong một cuộc tấn công bằng tên lửa đạn đạo của Nga.

Vụ tấn công diễn ra vào ngày 9-3 và cũng khiến một hệ thống S-300 của Ukraine bị phá hủy. Cả hai vụ tấn công đều được thực hiện bằng hệ thống tên lửa đạn đạo tầm ngắn di động Iskander-M. Hệ thống Patriot bị phá hủy trong cuộc tấn công được cho là từ phía Đức chuyển giao.

<a title="Báo Quân đội nhân dân | Tin tức quân đội, quốc phòng | Bảo vệ Tổ quốc" style="text-align:center;" href="https://www.qdnd.vn"><img src="https://file3.qdnd.vn/data/images/0/2021/08/11/linh/bannerv2.png" class="vllogo"></a>
Tên lửa Iskander khai hỏa. Ảnh: Military Watch 

Trước đó, nguồn tin từ phía Nga đã đưa tin các loại tên lửa của Nga như 9K720 Iskander và Kh-47M2 Kinzhal đã được sử dụng để tiêu diệt các hệ thống tên lửa Patriot của Ukraine ở thủ đô Kiev vào tháng 5-2023. Tuy nhiên, các nguồn phương Tây khi đó chỉ xác nhận mức độ thiệt hại nhỏ đối với hệ thống Patriot. Ngày 23-2, Bộ Quốc phòng Nga cũng ra thông báo tiêu diệt thành công một hệ thống Patriot nhưng thông tin này cũng không được các nguồn tin phương Tây thừa nhận.

Tuy nhiên, cuộc tấn công mới nhất ngày 9-3 đánh dấu lần đầu tiên các nguồn tin phương Tây thừa nhận hệ thống Patriot bị tiêu diệt. Mặc dù Iskander-M không được thiết kế để chế áp phòng không và thay vì dẫn đường bằng radar như các tên lửa khác, nó sử dụng hệ thống dẫn đường vệ tinh kết hợp quán tính. Tuy nhiên, Iskander-M có độ chính xác cao và khả năng liên tục định vị lại mục tiêu trong hành trình bay là một trong những tính năng nổi bật nhất của tên lửa này, giúp nó có thể vô hiệu hóa một cách hiệu quả nhiều hệ thống vũ khí cơ động cao. 

Forbes cũng ước tính rằng, có tới 13% tổng số bệ phóng Patriot được chuyển giao cho Ukraine đã bị phá hủy. Việc Mỹ tạm dừng cung cấp thêm vũ khí cho Ukraine từ cuối tháng 12-2023 khiến Ukraine hiện không đủ khả năng để thay thế các hệ thống Patriot đã bị tiêu diệt và bổ sung đạn tên lửa cho các hệ thống còn lại hiện đang được sử dụng. Bản thân quân đội Mỹ hiện cũng đang phải đối mặt với tình trạng thiếu hụt trầm trọng các hệ thống Patriot do nhu cầu tăng đột ngột từ tháng 10-2023 sau khi các cuộc tấn công vào các cơ sở quân sự của Mỹ ở Trung Đông gia tăng. 

* Almaz-Antey tăng cường tỷ lệ bắn trúng cho S-400 bằng radar Yenisei của S-500

Theo Bulgarian Military, Nga đang có kế hoạch tăng cường năng lực cho hệ thống tên lửa S-400 với việc trang bị radar Yenisei của S-500 cho hệ thống này. Công ty Almaz-Antey được cho là đã sản xuất thành công hệ thống radar nhận dạng mục tiêu tự động tiên tiến Yenisei.

<a title="Báo Quân đội nhân dân | Tin tức quân đội, quốc phòng | Bảo vệ Tổ quốc" style="text-align:center;" href="https://www.qdnd.vn"><img src="https://file3.qdnd.vn/data/images/0/2021/08/11/linh/bannerv2.png" class="vllogo"></a>
S-400 sẽ được trang bị radar hiện đại. Ảnh: Yandex 

Thông tin này đã được xác nhận bởi Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu và ông Gennady Bendersky, Tổng giám đốc Almaz-Antey. Nhắc đến tầm quan trọng của radar và các loại vũ khí, ông Shoigu cũng nhấn mạnh vai trò sống còn của hệ thống tên lửa đất đối không trong “khu vực tác chiến đặc biệt” và chỉ ra rằng lực lượng phòng không Nga dự kiến sẽ tiếp tục phải đối phó với những đe dọa ngày càng tăng, đặc biệt là hệ thống tên lửa pháo binh cơ động cao (HIMARS) và máy bay không người lái tấn công tầm xa.

Hệ thống nhận dạng mục tiêu tự động Yenisei sử dụng công nghệ tiên tiến nhất là một phần của hệ thống radar hiện đại của Nga, được thiết kế để xác định và theo dõi các mục tiêu một cách độc lập. Phạm vi hoạt động của hệ thống Yenisei rất rộng, có khả năng phát hiện và theo dõi mục tiêu ở khoảng cách lên tới 600km, giúp cung cấp thông tin cảnh báo sớm về các mối đe dọa tiềm ẩn, cho phép quân đội có đủ thời gian để ứng phó trước các mối đe dọa này.

* Nhập khẩu vũ khí vào châu Phi giảm mạnh, châu Âu tăng gấp đôi

Viện Nghiên cứu Hòa bình quốc tế Stockholm (SIPRI) trong ấn bản “Xu hướng chuyển giao vũ khí quốc tế” năm 2023 của mình cho biết nhập khẩu vũ khí vào các quốc gia châu Phi đã giảm đáng kể, giảm đi 52% trong giai đoạn 2019-2023 so với giai đoạn 2014-2018. Sự sụt giảm đáng kể này chủ yếu là do Algeria và Morocco cắt giảm mua sắm vũ khí, với mức giảm lần lượt là 77% và 46%.

Cũng theo báo cáo này, trong giai đoạn 2019-2023, Nga là nhà cung cấp vũ khí hàng đầu cho châu Phi, chiếm 24% lượng nhập khẩu vũ khí vào lục địa này. Tiếp theo sau là Mỹ với 16%, Trung Quốc 13% và Pháp ở mức 10%. Nigeria, Angola và Senegal là ba nước nhập khẩu vũ khí hàng đầu. Ở khu vực Hạ Sahara, Pháp duy trì vị trí là nhà cung cấp lớn thứ ba, với 11% thị phần nhập khẩu vũ khí; Thổ Nhĩ Kỳ xếp thứ tư và phần lớn là xuất khẩu trực thăng chiến đấu cho Nigeria và nhiều loại máy bay và máy bay không người lái cho các quốc gia khác.

<a title="Báo Quân đội nhân dân | Tin tức quân đội, quốc phòng | Bảo vệ Tổ quốc" style="text-align:center;" href="https://www.qdnd.vn"><img src="https://file3.qdnd.vn/data/images/0/2021/08/11/linh/bannerv2.png" class="vllogo"></a>
Binh sĩ Rwanda vận hành vũ khí. Ảnh: Bộ Quốc phòng Rwanda 

Trước đó, Ai Cập từng là nước nhập khẩu vũ khí lớn thứ 3 toàn cầu, nhưng hiện chỉ đứng thứ 7, với lượng nhập khẩu vũ khí giảm tới 26% trong giai đoạn 2019-2023 so với giai đoạn 2014-2018. Đức là nhà cung cấp vũ khí chính cho Ai Cập, tiếp theo là Italy, Nga, Pháp và Mỹ. Trong bối cảnh căng thẳng khu vực gia tăng, các thương vụ mua sắm gần đây của Ai Cập bao gồm tàu khu trục, tàu ngầm, máy bay chiến đấu và tên lửa tầm xa.

Trên phạm vi toàn cầu, 5 nhà nhập khẩu vũ khí hàng đầu trong giai đoạn 2019-2023 là Ấn Độ, Saudi Arabia, Qatar, Ukraine và Pakistan, trong khi các nhà xuất khẩu hàng đầu bao gồm Mỹ, Pháp, Nga, Trung Quốc và Đức. Tổng khối lượng chuyển giao vũ khí quốc tế trong giai đoạn 2019-2023 giảm nhẹ 3,3% so với 5 năm trước nhưng lại tăng 3,3% so với giai đoạn 2009-2013.

Ngược lại với châu Phi, các nước châu Âu đã tăng gần gấp đôi giá trị nhập khẩu vũ khí trong giai đoạn 2019-2023 so với giai đoạn 2014-2018, trong đó Ukraine là nước nhập khẩu vũ khí lớn nhất, chiếm 23% tổng giá trị nhập khẩu của châu lục. Việc Nga giảm xuất khẩu vũ khí khiến Pháp lần đầu tiên trở thành quốc gia xuất khẩu vũ khí lớn thứ hai thế giới, sau Mỹ.

HỮU DƯƠNG (tổng hợp)

Theo https://www.qdnd.vn/quan-su-the-gioi/tin-tuc/quan-su-the-gioi-hom-nay-12...

Bình luận

Tối thiểu 10 chữ Tiếng việt có dấu Không chứa liên kết

Gửi bình luận
Đang phát:
GTCT đêm 10.11
Thời sự tối 10/11/2024

CHƯƠNG TRÌNH TRUYỀN HÌNH 11/11/2024

05:30Giới thiệu chương trình trong ngày
05:35Chương trình Văn hóa nghệ thuật
06:05Chương trình tiếng Thái
06:20Phóng sự: Chung tay vì người nghèo – không ai bỏ lại phía sau
06:30Thời sự sáng 11.11
07:00Phóng sự: Chuyển biến nhận thức về bệnh Tan máu bẩm sinh
07:20Chương trình thiếu nhi
07:30Trang địa phương huyện Đà Bắc
07:45Tạp chí Thông tin kinh tế
08:00 Phim truyện: Người tuyệt vời nhất T42
08:45Giới thiệu văn bản pháp luật
08:50Tọa đàm: Nâng cao hiệu quả công tác Dân vận vùng đồng bào DTTS
09:10Nhìn ra thế giới
10:00Gamshow Căn phòng Bí mật T15
10:45Chương trình tiếng Mường
11:00Phim Sitcom Trận chiến của những bác sĩ thực tập T916
11:15Tạp chí Dân tộc và phát triển
11:30Phóng sự: Cần tập trung tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật tại vùng đồng bào DTTS
11:45Thời sự trưa 11.11
12:00Phim truyện: Tư mỹ nhân T23
12:45Ca nhạc quốc tế
13:15Văn nghệ cuối tuần
13:40Phóng sự: Trở lại vùng bưởi xuất khẩu huyện Yên Thủy
13:50Phim Sitcom Trận chiến của những bác sĩ thực tập T915
14:05Khám phá thế giới
14:35 Chương trình tiếng Thái
14:50 Phóng sự : Vấn đề quản lý, thu gom và xử lý rác thải nông thôn
15:00Phim truyện: Truy hồi công lý T18
15:45Thời sự trưa 11.11
16:00Bản tin thế thao 11.11
16:05Nhìn ra tỉnh bạn
16:35Văn Hòa Hòa Bình
17:00Chương trình: Khát vọng sống 374
17:10Chuyên mục An ninh Hòa Bình
17:30Phim truyện: Tư mỹ nhân T2
18:15Chương trình thiếu nhi
18:30Trang địa phương TPHB
18:45Trang địa phương huyện Yên Thủy
19:00Tiếp sóng Thời sự Đài THVN
19:45Thời sự Hòa Bình tối 11.11
20:15Chuyên mục Xây dựng Đảng : Lạc Sơn chuẩn bị cho Đại hội đảng các cấp
20:25 Phim truyện: Khi em đẹp nhất T16
21:15Chương trình tiếng Mường
21:30 Phim truyện: Truy hồi công lý T34
22:15Phóng sự: Vấn đề xuất khẩu lao động tại tỉnh Hòa Bình
22:25Thời sự Hòa Bình tối 11.11
22:55Bản tin thế thao 11.11
23:00Chuyên mục An sinh xã hội: Tăng cường truyền thông về BHXH một lần
23:10Phim truyện: Ngã rẽ số phận T22
23:55GTCT đêm 11.11

CHƯƠNG TRÌNH PHÁT THANH 11/11/2024

05:00Giới thiệu chương trình
05:05Chương trình Tiếng mường
05:30Chương trình thời sự sáng
06:00Giới thiệu nối sóng (VOV)
09:00 Chương trình Dân ca
09:30Chương trình phát thanh Đời sống xã hội
10:10Chương trình Tiếng Thái
10:30Chương trình tiếng Mường
11:00Chương trình Phát thanh Dòng chảy cuộc sống
11:30Chương trình Thời sự
12:00Giới thiệu nối sóng (VOV)
15:00Chương trình Dân ca
15:30Chương trình phát thanh Đời sống xã hội
16:10CM Lao động và việc làm
16:20CM Tạp chí dân tộc và phát triển
16:30Chuyên mục Xây dựng Đảng
16:40Chương trình Tiếng Thái
17:00Chương trình thời sự chiều
17:30Chương trình Phát thanh Dòng chảy cuộc sống
18:00Chương trình Tiếng Mường
18:30Chương trình Thời sự chiều
19:00Đọc truyện giúp bạn (Kẻ trộm sách)
19:30Giới thiệu nối sóng (VOV)
21:30CM Xây dựng Đảng
21:40CM Lao động và việc làm
21:50CM Tạp chí dân tộc và phát triển
HÒA BÌNH
Weather Hoa binh
clear sky
22°C
1.15m/s 68%
12/11
Weather Hoa binh
31°C
22°C
13/11
Weather Hoa binh
31°C
22°C
14/11
Weather Hoa binh
31°C
23°C