Liệu “nút bấm tự hủy” có tồn tại trên máy bay chiến đấu F-35?

15:30 21/03

Giống như một số quốc gia châu Âu và châu Mỹ khác trước đây đã đặt hàng hoặc có kế hoạch đặt hàng máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm F-35 mới nhất từ ​​Mỹ, Đức bắt đầu nghi ngờ tính đúng đắn của vũ khí Mỹ trong bối cảnh mâu thuẫn với Washington ngày càng gia tăng.

Vấn đề càng nghiêm trọng hơn khi mới đây tờ báo Bild của Đức đề cập tới “nút bấm tự hủy” của Mỹ có thể khiến toàn bộ máy bay chiến đấu F-35 tại châu Âu trở nên vô dụng.

Nhiều chuyên gia quân sự cho rằng, “nút bấm tự hủy” là có thật. Nó cho phép Mỹ tắt toàn bộ thiết bị điện tử trên máy bay chiến đấu F-35, khiến chúng không thể bay được hoặc nó có thể hiểu với nghĩa bóng là Washington có thể áp đặt lệnh cấm cung cấp phụ tùng, ngừng bảo dưỡng, nâng cấp các phi đội F-35 của châu Âu.

“Nút bấm tự hủy” liệu có thật?

Hầu hết các ấn phẩm kỹ thuật quân sự phương Tây đều thống nhất, không có bằng chứng nào cho thấy cái gọi là "nút hủy diệt" của F-35 theo cả nghĩa đen hay nghĩa bóng. Mặc dù những tin đồn về sự tồn tại của nó, như được ghi nhận trên các cổng thông tin The War Zone và Defense One.

Đại diện một số quốc gia đặt mua F-35 cũng đã đánh giá về khả năng có tồn tại “nút bấm tự hủy”. Bộ Quốc phòng Thụy Sĩ đã ra thông cáo báo chí phủ nhận sự tồn tại của "nút bấm" nói trên, đồng thời tuyên bố rằng không thể tác động đến hoạt động của thiết bị trên máy bay F-35 từ bên ngoài.

Quân đội Thụy Sĩ thông tin, từ thời điểm chuyển giao cho khách hàng, những máy bay F-35 có thể hoạt động độc lập và không cần sự cho phép của Mỹ để sử dụng.

Liệu “nút bấm tự hủy” có tồn tại trên máy bay chiến đấu F-35?
"Nút bấm tự hủy" thực tế chỉ là cách nói ẩn dụ về việc các quốc gia châu Âu và châu Mỹ
đang phụ thuộc hoàn toàn vào Mỹ về vũ khí và trang bị quân sự. Ảnh: Defense News 

Về vũ khí cho các máy bay F-35, hệ thống điều khiển, đặc biệt là tên lửa AMRAAM, được cấu hình và cập nhật tại Thụy Sĩ bằng thiết bị đặc biệt do Mỹ cung cấp thay vì kịch bản phải chuyển trở lại Mỹ để tái lập trình.

"Không có dấu hiệu nào cho thấy sự tồn tại của “nút bấm”. F-35 không phải là máy bay điều khiển từ xa. Chương trình này dựa trên chuỗi cung ứng toàn cầu, với các thành phần và vật tư tiêu hao liên tục luân chuyển giữa các quốc gia đang hoạt động", Tổng tham mưu trưởng Quân đội Bỉ, tướng Frederic Vansina cho biết trong một cuộc phỏng vấn với tờ báo La Dernière Heure.

Đồng thời, Bộ Quốc phòng Thụy Sĩ thừa nhận rằng bất kỳ quốc gia châu Âu hay bất kỳ quốc gia nào sở hữu máy bay chiến đấu của Mỹ đều phụ thuộc vào Mỹ theo cách này hay cách khác, vì tất cả các máy bay F-35 đều sử dụng kênh liên lạc chiến thuật Link 16 để truyền dữ liệu và hệ thống GPS để dẫn đường. Tuy nhiên, như bộ này tuyên bố, những máy bay này cũng như hệ thống phòng không Patriot có thể được sử dụng theo đúng mục đích của quốc gia sở hữu.

Đại diện báo chí của hãng chế tạo Lockheed Martin, đơn vị phát triển máy bay F-35, Rebecca Miller cũng phản hồi về "nút bấm" và cho rằng, nhà sản xuất F-35 chuyển giao cho khách hàng tất cả các thiết bị và phần mềm liên quan cần thiết để bảo trì và vận hành những chiếc máy bay này, do đó mỗi quốc gia không bị giới hạn trong việc này.

Tuy nhiên, tờ The War Zone đã lưu ý đến thực tế rằng quyền kiểm soát việc xuất khẩu các bộ phận sử dụng trong F-35 vẫn nằm trong tay của Mỹ và quyền độc quyền đối với các bộ phận chính của những máy bay này thuộc về Lockheed Martin và Pratt & Whitney. Đặc biệt, hệ thống ODIN (Mạng tích hợp dữ liệu hoạt động) hiện chịu trách nhiệm quản lý các quy trình hỗ trợ hậu cần cho máy bay F-35 tại tất cả các quốc gia đang hoạt động lại đặt máy chủ ở Mỹ và vẫn chưa hoàn toàn rõ ràng liệu Washington có kiểm soát được hệ thống này hay không.

Với những quyền như vậy, Washington có thể đơn phương và có chọn lọc áp đặt các hạn chế đối với các quy trình bảo dưỡng F-35 được thực hiện bên ngoài nước Mỹ.

Lựa chọn khó khăn thay thế cho F-35

F-35 là vũ khí được phát triển theo chuẩn NATO và được cung cấp cho các quốc gia trong khối quân sự này. Việc vấn đề “nút bấm” phát sinh liên quan tới máy bay chiến đấu thế hệ 5 của Mỹ có thể ảnh hưởng tới các phương án mua sắm vũ khí và thay thế vũ khí lỗi thời của nhiều quốc gia.

"Tuổi thọ của những chiếc F-16 sắp kết thúc và chúng tôi phải tìm máy bay thay thế. Tuy nhiên, khi đưa ra quyết định, chúng ta không thể bỏ qua tình hình địa chính trị”, Bộ trưởng Quốc phòng Bồ Đào Nha Nuno Melo trả lời tờ báo Publico.

Còn hãng tin Bloomber, trích dẫn lời một đại diện giấu tên của Bộ Quốc phòng Canada Mark Carney đăng tải, Ottawa đã ra lệnh xem xét lại hợp đồng mua máy bay F-35 với Mỹ.

Liệu “nút bấm tự hủy” có tồn tại trên máy bay chiến đấu F-35?
Nếu không mua F-35, các quốc gia NATO hầu như không có lựa chọn nào phù hợp và khả thi trong thời điểm
hiện tại, trong khi các phi đội máy bay chiến đấu trực chiến đang dần hết vòng đời phục vụ. Ảnh: Topwar 

Lockheed Martin đã thắng thầu cung cấp máy bay chiến đấu F-35 cho Ottawa vào năm 2023, sau khi đánh bại nhà sản xuất máy bay Boeing của Mỹ và tập đoàn Saab của Thụy Điển. Thỏa thuận này bao gồm việc giao 88 máy bay F-35 cho Canada với tổng giá trị 13,2 tỷ USD. Chúng được dùng để thay thế các máy bay chiến đấu CF-18 Hornet cũ đang phục vụ trong lực lượng không quân quốc gia. 76 máy bay như vậy đã phục vụ ở đó kể từ năm 1982, mặc dù chúng đã được nâng cấp nhiều lần.

Các trang tin quân sự Infodefensa và Army Recognition cho rằng, Ottawa hiện đang tìm kiếm các lựa chọn thay thế cho máy bay chiến đấu của Mỹ. 

TUẤN SƠN (Tổng hợp)

Theo https://www.qdnd.vn/quan-su-the-gioi/khoa-hoc-quan-su/lieu-nut-bam-tu-hu...

Bình luận

Tối thiểu 10 chữ Tiếng việt có dấu Không chứa liên kết

Gửi bình luận
Video Player
Thời sự tối 5/4/2025

CHƯƠNG TRÌNH TRUYỀN HÌNH 06/04/2025

05:30Giới thiệu chương trình trong ngày
05:35Ca nhạc quốc tế
06:05Chương trình Tiếng Mường
06:20Phóng sự: Những trăn trở phố đi bộ và kinh tế đêm
06:30Thời sự sáng
07:00Chuyên mục Sắc màu văn hóa: Người đam mê cây cảnh
07:10Phóng sự: Lạc Sơn đẩy mạnh xóa nhà tạm, nhà dột nát
07:20Chương trình Thiếu nhi
07:30Chuyên mục: Tiếng nói từ các miền quê
07:45Trang địa phương huyện Kim Bôi
08:00Phim truyện: Sông phố nhà ghe T32
08:45Giới thiệu Văn bản pháp luật
08:50Chương trình Thiếu nhi
09:00Văn nghệ cuối tuần
09:30Văn hóa Hòa Bình
09:50Phóng sự: Giáo dục truyền thống cho thế hệ trẻ về giỗ tổ Hùng Vương
10:00Phim truyện: Con gái ông trùm T27
10:45Chương trình Tiếng Mường
11:00Phim Sitcom: Trận chiến của những bác sĩ thực tập T696
11:15Khát vọng sống số 394
11:35Chuyên mục An ninh Hòa Bình
11:45Thời sự trưa
12:00Phim truyện: Bong bóng hôn nhân T1
12:45Giai điệu quê hương
13:15Thế giới động vật
13:40Bản tin Chính phủ
13:50Phim Sitcom: Trận chiến của những bác sĩ thực tập T695
14:05Mảnh ghép cuộc sống
14:30Chương trình Có thể bạn chưa biết
14:45Tạp chí LĐCĐ: Hỗ trợ xây nhà mái ấm công đoàn
15:00Phim truyện: Sóng gió nơi thành thị T13
15:45Thời sự chiều
16:00Bản tin thế thao
16:05Tình khúc Belero
16:35Vòng quanh thế giới
17:00Tạp chí Dân tộc và phát triển
17:15Chương trình tiếng Thái
17:30Phim truyện: Người tuyệt với nhất T70
18:15Chương trình Thiếu nhi
18:30Tạp chí Thông tin Kinh tế
18:45Trang địa phương huyện Đà Bắc
19:00Tiếp sóng Thời sự Đài THVN
19:45Thời sự Hòa Bình tối
20:15Phóng sự: Các giải pháp chống hạn cho lúa Chiêm Xuân
20:25Phim truyện: Tình yêu ngang qua T3
21:15Chương trình Tiếng Thái
21:30Phim truyện: Sóng gió nơi thành thị T9
22:10Phim tài liệu: Các nguyên thủ về thăm Đền Hùng
22:30Thời sự Hòa Bình đêm
22:55Bản tin thể thao
23:00Phim truyện: Ngã rẽ số phận T6
23:55GTCT đêm

CHƯƠNG TRÌNH PHÁT THANH 06/04/2025

HÒA BÌNH
Weather Hoa binh
Mưa vừa
20°C
1.27m/s 93%
07/04
Weather Hoa binh
24°C
21°C
08/04
Weather Hoa binh
28°C
21°C
09/04
Weather Hoa binh
29°C
22°C