Kho vũ khí mới đáng sợ của máy bay B-52
Các tùy chọn vũ khí của “pháo đài bay” B-52 Stratofortress đã thay đổi rất nhiều trong những năm qua và được dự báo sẽ còn thay đổi mạnh mẽ hơn nữa trong những thập kỷ tới.
Mặc dù lần đầu tiên cất cánh cách đây gần 70 năm, B-52 có thể thích ứng vẫn bắt kịp với sự phát triển của vũ khí dẫn đường chính xác và nó cũng mang theo một số vũ khí quan trọng chỉ có trong trang bị của Không quân Mỹ. Mới đây, Lầu Năm Góc đã trình diễn vũ khí của “pháo đài bay” này tại căn cứ không quân Barksdale ở Louisiana. Điều gây ấn tượng, và trái ngược với bộ ba máy bay ném bom chiến lược của Nga, là sự kết hợp đa dạng giữa vũ khí hạt nhân chiến lược và chiến thuật thông thường dành cho B-52H và khả năng tích hợp một số loại vũ khí dẫn đường chính xác.
Trên hình ảnh, ở trung tâm phía trước, có lẽ là vũ khí tinh vi nhất của B-52 - Tên lửa Phòng không Đối đất Liên hợp AGM-158, hay JASSM, một loại tên lửa hành trình đặc biệt, là vũ khí tối quan trọng đối với B-52. Giờ đây, khi các biến thể thông thường của Tên lửa hành trình phóng từ trên không (ALCM), phiên bản AGM-86C và D đã bị loại biên, nó là vũ khí tấn công đất đối phi hạt nhân duy nhất ngoài tầm nhìn hiện được chứng nhận để sử dụng cho máy bay, kể cả trên các Bệ phóng kiểu tang trống (CRL), được đặt bên trong các khoang chứa bom.
B-52 đã bổ sung JASSM trên CRL vào năm 2016, nâng số lượng tên lửa mà nó có thể mang theo từ 12 (trước đây chỉ mang trên giá treo cánh) lên 20 quả. Trong khi tên lửa AGM-86B/D đã bị loại biên, một biến thể ALCM khác là AGM-86B mang đầu đạn hạt nhân, vẫn được sử dụng. Máy bay B-52H sẽ không mang bom hạt nhân và trong tương lai, một tên lửa hành trình gắn đầu đạn hạt nhân mới - tên lửa tầm xa ngoài tầm nhìn (LRSO), hiện đang được phát triển để thay thế AGM-86B.
8 quả AGM-86B được gắn trên CRL phía trước mũi máy bay và 12 quả trên 2 giá treo cặp có thể được mang trên mỗi giá treo ở hai điểm cứng dưới cánh. Được gắn đầy đủ, một chiếc B-52H có thể mang theo 20 quả loại này, mỗi loại có một đầu đạn với nhiều lựa chọn công suất, từ 5 đến 150 kiloton. Bên trái là các vũ khí công nghệ cao khác, không phải là vũ khí tấn công mà là mồi phóng từ trên không thu nhỏ ADM-160, hay MALD, về cơ bản là một tên lửa hành trình mini, dùng để đánh lạc hướng và đánh lừa hệ thống phòng không đối phương, giúp B-52 và vũ khí của nó tiếp cận mục tiêu.
Bên cạnh MALD, từ trái sang phải, là quả bom dẫn đường bằng laser loại Paveway nặng 500 pound không có bộ ổn định phía trước và một loại bom Paveway nặng 2.000 pound có phần dẫn hướng phía trước. Bên phải là bộ ba Đạn Tấn công Trực tiếp Liên hợp khác nhau, hay còn gọi là JDAM, với JDAM loại 2.000 pound lớn hơn ở bên trái, sau đó là JDAM dẫn hướng bằng Laser (LJDAM) loại 500 pound, và cuối cùng là JDAM loại 500 pound.
Các loại vũ khí tấn công trong mọi thời tiết này, dù được vận chuyển bởi B-52 hay bởi một loạt các nền tảng chiến thuật khác, đã trở thành vũ khí đặc trưng của các chiến dịch liên tiếp ở Afghanistan và Trung Đông, sử dụng hệ dẫn đường tiêu chuẩn GPS/INS, cộng với thiết bị tìm tia laser cho biến thể LJDAM. Thông thường, loại GBU-31/B nặng 2.000 pound được dành cho các mục tiêu lớn hơn hoặc cứng hơn, trong khi GBU-38/B 500 pound được sử dụng để hỗ trợ không quân tầm gần và tấn công các mục tiêu nhỏ hơn. Mỗi chiếc B-52 có thể mang theo 20 JDAM các loại.
Tuy nhiên, nhiều JDAM hơn được bố trí thành hình bán nguyệt ở cả hai bên của máy bay ném bom, tất cả đều là vũ khí loại 500 pound không có bộ ởn định và phụ kiện phía trước. Bom bi là một loại vũ khí còn thiếu trong kho vũ khí khá đầy đủ này, và B-52 vẫn đang sử dụng những vũ khí không điều khiển này trong tác chiến với số lượng đáng kể trong những năm gần đây.
Một loại vũ khí “còn thiếu” khác là mìn hải quân, vẫn là một phần quan trọng, nếu thường bị bỏ qua trong danh mục của máy bay ném bom. B-52 có thể mang theo loạt mìn Quickstrike, về cơ bản là bom đa năng dòng Mk 80 với nhiều biến thể, cùng với bộ phụ kiện đuôi dạng vây gấp để làm chậm quá trình rơi. Các phiên bản mới nhất của những quả mìn này có thể được trang bị bộ cánh dẫn hướng JDAM-ER, cho phép phóng chúng từ cự ly ngoài tầm nhìn.
Ngoài ra, pháo đài bay còn có thể được trang bị một cặp "bom" chiến tranh tâm lý, phát hàng chục nghìn tờ rơi bằng giấy PDU-5/B và M129E1/E2 thời Chiến tranh Lạnh, không còn được sản xuất, nhưng được giữ lại để thực hiện vai trò tương tự. Với tương lai của B-52 dường như được bảo đảm cho đến ít nhất là năm 2050, sự đa dạng của các loại vũ khí mà nó có thể mang theo sẽ ngày càng gia tăng.
Đứng đầu trong số này là một loạt vũ khí siêu thanh mới, mà Stratofortress đã được xác định là bệ phóng lý tưởng. Trước hết, B-52 đang được sử dụng để thử nghiệm các loại vũ khí mới nhất này, và các phiên bản đưa vào trang bị của một số vũ khí này sẽ tạo cho máy bay ném bom kỳ cựu một vòng đời mới, bao gồm cả khả năng sống sót cần thiết, cho phép nó phóng vũ khí khi còn cách xa hệ thống phòng không của đối phương.
Năm 2018, khi Không quân Mỹ tiết lộ bản tóm tắt về “lộ trình” tương lai cho B-52, bao gồm không dưới bảy loại vũ khí mới khác nhau, bốn trong số đó là vũ khí siêu thanh. Chỉ mới đây, Không quân xác nhận rằng họ đã thực hiện vụ phóng thử thứ hai (không thành công) đối với tên lửa siêu thanh phóng từ vũ khí phản ứng nhanh phóng từ trên không AGM-183A, hay ARRW, từ một chiếc B-52. Các loại vũ khí này có thể được bổ sung thêm các hệ thống gắn trong tương lai và thậm chí có thể là cả drone không đối không thuộc loại đang được phát triển theo chương trình LongShot. Vào năm 2050, các loại vũ khí có thể trang bị cho B-52 sẽ rất khác với những gì chúng ta biết hiện nay./.
Tối thiểu 10 chữ Tiếng việt có dấu Không chứa liên kết
Gửi bình luận