Cuộc tấn công Kashmir có thể châm ngòi cho một cuộc chiến mới ở Nam Á
Cuộc tấn công của phiến quân ở Kashmir do Ấn Độ quản lý, có thể đã một lần nữa đẩy New Delhi và Islamabad vào cuộc đối đầu quân sự căng thẳng mới.
Vụ đánh bom tự sát vào thứ Năm (14/02) tuần trước, diễn ra ở quận Pulwâm thuộc Kashmir, đã khiến cho ít nhất 41 quân nhân bán quân sự Ấn Độ thiệt mạng. Nhóm phiến quân có trụ sở ở Pakistan là Jaish-e-Mohammed, có nghĩa là "Quân đội Mohammed" đã nhận trách nhiệm về vụ tấn công đẫm máu này. Đây không phải là lần đầu tiên nhóm phiến quân Hồi giáo này thực hiện một cuộc tấn công ở khu vực tranh chấp Kashmir do Ấn Độ cai quản.
Thủ tướng Ấn Độ Narenda Modi mô tả đây là vụ tấn công "khủng khiếp", trong khi các quan chức Ấn Độ khác phát biểu rằng họ có bằng chứng không thể phủ nhận rằng Islamabad có can thiệp trực tiếp vào vụ tấn công này. Họ thề sẽ phản ứng quyết liệt trước vụ tấn công.
Trong khi đó, chính phủ Pakistan cho biết họ lên án các hành động bạo lực ở bất cứ nơi nào trên Thế giới và phủ nhận mọi cáo buộc những liên quan tới vụ tấn công nói trên. Vụ đánh bóm ngay lập tức thu hút sự lên án mạnh mẽ từ cộng đồng quốc tế.
Vụ tấn công là một thất bại lớn đối với mối quan hệ vốn đã rất phức tạp giữa Ấn Độ và Pakistan. Hai quốc gia này vốn đã có những quan hệ không mấy tốt đẹp và từng có 3 lần xảy ra chiến tranh toàn diện. 2 trong 3 cuộc chiến này xảy ra tại khu vực tranh chấp Kashmir. Ấn Độ cáo buộc cho Pakistan hậu thuẫn các cuộc tấn công khủng bố vào Ấn Độ. Islamabad luôn phủ nhận các cáo buộc này. Kể từ cuối thập niên 1980, các lực lượng nổi dậy ly khai tại Kashmir đã bị suy yếu nhưng trong 5 năm gần đây, một thế hệ lực lượng ly khai quân sự đang ngấm ngầm phát triển trở lại.
Bên lề Hội nghị an ninh Munich, ông Samir Saran, một học giả tại Quỹ giám sát nghiên cứu có trụ sở tại New Delhi cho biết, không còn nghi ngờ gì nữa sự đứng sau vụ tấn công mới nhất của Pakistan. Ông này cũng cáo buộc Islamabad đã tiến hành một "cuộc chiến bất đối xứng" với New Delhi. "Đây là một cuộc tấn công khủng bố máu lạnh, được thực hiện bởi các chiến binh từ bên kia biên giới, được huấn luyên và hậu thuẫn bởi mạng lưới hoạt động dưới sự chỉ đạo bởi Pakistan", ông Saran nói. Cuộc tấn công hôm thứ Năm có thể khiến cho Ấn Độ phản ứng bằng vũ lực quân sự nhắm vào các khu căn cứ của phiến quân thuộc khu vực do Pakistan kiểm soát. "Sau vụ tấn công, New Delhi không thể tiếp tục tiến hành công việc giao thương như cũ".
Dự kiến vào tháng 5 năm nay, Ấn Độ sẽ tiến hành một cuộc tổng tuyển cử, chính phủ của ông Modi sẽ chịu nhiều áp lực trước những đòi hỏi phải hành động cứng rắn hơn nữa với Pakistan. "Điều này xảy ra vào thời điểm Ấn Độ đang ở trong thời điểm bầu cử. Thủ tướng sẽ phải trả lời những chất vấn. Nếu ông ta tỏ ra yếu đuối thì sẽ dập tắt tất cả."
Talat Bhat, một nhà hoạt động và nhà làm phim tài liệu Kashmir có trụ sở tại Thụy Điển cho hay, ông lo lắng vụ tấn công mới nhất sẽ làm tổn hại tới phong trào chính trị hòa bình cho người dân Kashmir. "Islamabad cần phải có hành động chống lại Jaish-e-Mohammed và các nhóm phiến quân Hồi giáo khác".
Toqeer Gilani, lãnh đạo Mặt trận giải phóng Jammu và Kashmir (JKLF) thuộc khu vực do Pakistan kiểm soát cũng thừa nhận rằng vụ đánh bom này "gây thiệt hại" cho "phong trào tự do" của khu vực. "Cuộc tấn công sẽ không mang lại bất kỳ sựu đồng thuận nào từ cộng đồng Quốc tế về tình hình Kashmir. Không chỉ vậy, nó sẽ khiến cho một cuộc chạy đua vũ trang ở Nam Á phát triển và khiến cho khu vực này tụt hậu."
Ấn Độ lại một lần nữa yêu cầu Liên Hiệp Quốc coi tổ chức Jaish-e-Mohammed và lãnh đạo của tổ chức này Maulana Masood Azhar, là khủng bố. Nhóm này có nguồn gốc từ một nhóm phiến quân Hồi giáo khác hoạt động ở Kashmir, Harkat-ul-Mujahideen, được cho là có quan hệ mật thiết với Al-Quaeda. Nhưng những nỗ lực này của New Delhi tại Liên Hợp Quốc bị cản trở bởi Trung Quốc, một thành viên thân cận với Pakistan.
"Vai trò của Trung Quốc trong vấn đề này không khó hiểu. Năm ngoái, Bắc Kinh đã ngăn cản các nỗ lực tuyên bố của Masood là phần tử khủng bố. Trung Quốc coi Ấn Độ là kẻ thù" - ông Bhat cho hay. "Nhưng động thái tấn công vào các nhân viên bán quân sự Ấn Độ vừa qua sẽ khiến cho Trung Quốc không thể làm ngơ được", ông Gilani nói.
Siegfried O.Wolf, một chuyên gia tại Diễn đàn Dân chủ Nam Á có trụ sở ở Brussels, nói rằng Trung Quốc đang "gián tiếp" khuyến khích Pakistan. "Bắc Kinh rất có thể sẽ không can thiệp trực tiếp vào các chính sách hậu thuẫn phiến quân hoạt động ở Afghanistan và Ấn Độ của Pakistan".
Các chuyên gia nói rằng phản ứng của Trung Quốc đối với Jaish-e-Mohammed và các lãnh đạo của lực lượng này sẽ rất quan trọng với bất cứ động thái nào của quốc tế chống lại phiến quân Kashmir. Ngày càng có nhiều lời kêu gọi ở Ấn Đố cần đơn phương sử dụng vũ lực chống lại các phiến quân. Người dân Ấn Độ cũng đã sử dụng các phương tiện truyền thông đại chúng để trụt những sự giận dữ và kêu gọi sự trừng phạt chống lại Pakistan.
Bất cứ sự hành động quân sự đơn phương nào từ New Delhi cũng sẽ phá hủy mọi nỗ lực hòa bình trong khuk vực và quan hệ không chỉ của hai quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân Nam Á.
Khu vực Kashmir đã trở thành tâm điểm của các cuộc xung đột tranh chấp kể từ sau khi Ấn Độ và Pakistan giành được độc lập từ Anh Quốc vào năm 1947. Cả hai bên đều tuyên bố những chính sách kiểm soát vùng lãnh thổ này và đã trải qua ba cuộc chiến để tranh giành vùng đất này. Kashmir đã bị đặt dưới Luật Lực lượng Vũ trang (Các Lực lượng Đặc biệt) của Ấn Độ, một đạo luật cung cấp quyền hạn đặc biệt cho quân đội, kể từ khi một cuộc nổi dậy vũ trang được bí mật hậu thuẫn bởi Pakistan bùng nổ vào năm 1990. Hơn 40.000 người đã thiệt mạng từ đó đến nay. Ngay cả trong những thập niên tương đối yên bình vừa qua, tình trạng bất ổn đã bùng lên, đáng chú ý nhất là trong các mùa hè năm 2008 và 2010./.
Tối thiểu 10 chữ Tiếng việt có dấu Không chứa liên kết
Gửi bình luận