Quảng Ninh vẫn giữ vững được vị trí dẫn đầu năm thứ 2 liên tiếp. Xếp ngay sau là các tỉnh thuộc vùng Đồng bằng sông Cửu Long gồm Đồng Tháp, Long An. Đáng chú ý, Thủ đô Hà Nội lần đầu lọt vào nhóm 10 địa phương được đánh giá cao về môi trường kinh doanh. Ba địa phương đứng cuối là Bình Phước, Lai Châu, Đắk Nông.
Năm 2018, kinh tế Việt Nam đã có một năm thành công ở nhiều lĩnh vực. Trong bối cảnh ấy, cho dù còn nhiều thách thức phải đối mặt nhưng bức tranh động lực cho tăng trưởng kinh tế cao và bền vững đang ngày một rõ nét hơn.
Chiều 14/1, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ đã chủ trì cuộc họp với các bộ, ngành và địa phương để xây dựng Đề án “Định hướng hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao chất lượng, hiệu quả thu hút và sử dụng đầu tư nước ngoài đến năm 2030”, báo cáo Bộ Chính trị xem xét, thông qua.
Thủ tướng đề nghị Tổ tư vấn kinh tế chủ động phân tích, thấy được những khó khăn bên trong và bên ngoài, từ đó, góp ý về các cơ chế chính sách để đưa đất nước vượt qua khó khăn, thách thức, phát triển nhanh, bền vững; có tư vấn về chiến lược phát triển, nhất là các động lực mới, các nhân tố mới, các "dư địa" cần tập trung để phát triển.