WHO khuyến khích những đối tượng nào tiêm vaccine Pfizer?

08:55 08/07

WHO đánh giá, vaccine Pfizer cho thấy an toàn và hiệu quả ở những người có nhiều bệnh lý nền liên quan tới việc tăng nguy cơ mắc bệnh nặng.

Nhóm Chuyên gia Tư vấn Chiến lược về Tiêm chủng  (SAGE) của WHO (Tổ Chức Y tế Thế giới) đánh giá vaccine COVID-19 mRNA của Pfizer-BioNTech an toàn và hiệu quả. Vaccine được ưu tiên tiêm chủng cho nhân viên y tế có nguy cơ phơi nhiễm cao trước, sau đó là người cao tuổi trước khi tiêm đại trà cho các đối tượng còn lại. 

Ai nên được tiêm chủng trước?

Trong bối cảnh nguồn cung vaccine hạn chế, khuyến cáo đưa ra là ưu tiên tiêm chủng cho nhân viên y tế có nguy cơ phơi nhiễm cao và người cao tuổi, gồm những người từ 65 tuổi trở lên. Các nước có thể tham khảo Lộ trình Ưu tiên của WHO và Khung Giá trị của WHO làm tài liệu hướng dẫn ưu tiên các nhóm đối tượng đích cho nước mình.

Vaccine Pfizer cho thấy an toàn và hiệu quả ở những người có nhiều bệnh lý nền liên quan tới việc tăng nguy cơ mắc bệnh nặng. Các bệnh nền bao gồm tăng huyết áp, đái tháo đường, hen phế quản, bệnh phổi, gan hoặc thận cũng như các bệnh truyền nhiễm mạn tính đã ổn định và được kiểm soát.

Tuy nhiên, vẫn cần có thêm các nghiên cứu về tác động trên những người bị suy giảm miễn dịch. Khuyến cáo tạm thời là những người bị suy giảm miễn dịch  - những người thuộc nhóm được khuyến cáo tiêm chủng - có thể được tiêm chủng sau khi được cung cấp thông tin và tư vấn.

Những người đang sống chung với HIV có nguy cơ cao hơn mắc bệnh COVID-19 nặng. Hiện tại có ít số liệu an toàn trên những người nhiễm HIV ổn định trong các thử nghiệm lâm sàng. Người nhiễm HIV dương tính được tiêm chủng vaccine cần được cung cấp thông tin, và khi có thể, được tư vấn về số liệu hiện có.

Có thể tiêm chủng vaccine cho người đã từng mắc COVID-19. Tuy nhiên, do nguồn cung vaccine hạn chế nên những người này có thể hoãn tiêm phòng COVID-19 khoảng 6 tháng kể từ thời gian bị nhiễm vi rút SARS-CoV-2.

Hiệu quả vaccine được đánh giá là tương tự trên đối tượng phụ nữ đang trong thời kỳ cho con bú như với người trưởng thành khác. WHO khuyến cáo sử dụng vaccine ở phụ nữ đang trong thời kỳ nuôi con bú giống như ở người trưởng thành khác. WHO không khuyến cáo dừng cho con bú sữa mẹ vì lý do tiêm phòng COVID-19.

Phụ nữ mang thai có nên tiêm chủng không?

WHO khuyến cáo sử dụng vaccine COVID-19 ở phụ nữ mang thai khi lợi ích của việc tiêm chủng cho phụ nữ mang thai lớn hơn nguy cơ tiềm ẩn. Để giúp phụ nữ mang thai đưa ra đánh giá này, cần cung cấp thông tin cho họ về nguy cơ mắc COVID-19 trong thời kỳ mang thai cũng như lợi ích của việc tiêm chủng trong bối cảnh dịch tễ của địa phương, và những hạn chế hiện tại về số liệu an toàn ở phụ nữ mang thai. WHO không khuyến cáo xét nghiệm chẩn đoán mang thai trước khi tiêm chủng. WHO không khuyến cáo trì hoãn việc mang thai hay đình chỉ thai nghén vì lý do tiêm phòng COVID-19.

Ai không nên tiêm chủng vaccine này?

Những cá nhân có tiền sử dị ứng nặng với bất cứ thành phần nào của vaccine không nên dùng loại vaccine này. Hiện tại, không có số liệu về hiệu lực hay an toàn ở trẻ dưới 12 tuổi. Cho tới khi có số liệu này, trẻ dưới 12 tuổi không nên được tiêm chủng thường quy loại vaccine này.

Sáng 7/7, lô vaccine Pfizer đầu tiên về đến Việt Nam. (Ảnh: Bộ Y tế)Sáng 7/7, lô vaccine Pfizer đầu tiên về đến Việt Nam. (Ảnh: Bộ Y tế)

Có khuyến cáo dùng vaccine này cho trẻ vị thành niên không?

Thử nghiệm giai đoạn 3 ở trẻ 12 - 15 tuổi cho thấy vaccine có hiệu lực cao và an toàn ở nhóm tuổi này, do đó đã mở rộng chỉ định độ tuổi trước đây từ 16 tuổi trở lên thành từ 12 tuổi trở lên.

Bằng chứng cho thấy trẻ vị thành niên, đặc biệt là nhóm lớn tuổi hơn, cũng có nguy cơ làm lây nhiễm SARS-CoV-2 như người trưởng thành. WHO khuyến cáo các nước cần cân nhắc việc sử dụng vaccine ở trẻ 12 - 15 tuổi chỉ khi đạt được tỷ lệ cao tiêm chủng vaccine đủ 2 liều ở các nhóm ưu tiên cao theo Lộ trình Ưu tiên của WHO. 

Trẻ từ 12 đến 15 tuổi mắc các bệnh đi kèm khiến trẻ có nguy cơ cao hơn đáng kể mắc COVID-19 nặng, cùng với các nhóm nguy cơ cao khác, có thể cần được tiêm chủng. 

Khuyến cáo liều dùng như thế nào?

Hiệu lực bảo vệ bắt đầu 12 ngày sau liều đầu tiên nhưng để bảo vệ đầy đủ cần phải tiêm 2 liều theo khuyến cáo của WHO, khoảng cách giữa hai mũi tiêm là 21 - 28 ngày. Cần nghiên cứu thêm để hiểu hơn về khả năng bảo vệ tiềm năng lâu dài sau một liều đơn. Hiện tại, khuyến cáo sử dụng cùng loại sản phẩm cho cả hai liều.

Các nghiên cứu cho thấy có tác động cao về y tế công cộng khi khoảng cách giữa các mũi tiêm dài hơn khoảng cách do EUL khuyến cáo. Theo đó, các nước có tỷ lệ mắc COVID-19 cao và thiếu hụt trầm trọng cung ứng vaccine có thể cân nhắc trì hoãn liều 2 tới 12 tuần để đạt được tỷ lệ bao phủ tiêm mũi đầu cao hơn ở các nhóm ưu tiên cao. 

Vaccine này có an toàn không?

WHO đã cấp phép sử dụng khẩn cấp (EUL) cho vaccine của Pfizer BioNTech vào ngày 31/12/2020. WHO đã đánh giá kĩ lưỡng chất lượng, sự an toàn và hiệu lực của loại vaccine này và khuyến cáo sử dụng cho người trên 16 tuổi. Ủy ban Tư vấn toàn cầu về An toàn vaccine là nhóm các chuyên gia cung cấp hướng dẫn độc lập và xác đáng cho WHO về chủ đề sử dụng vaccine an toàn, đã nhận và đánh giá các báo cáo về sự cố an toàn nghi ngờ có khả năng gây ảnh hưởng quốc tế..

Vaccine này có hiệu lực như thế nào?

Vaccine Pfizer BioNTech phòng COVID-19 có hiệu lực 95% trong việc phòng nhiễm virus SARS-CoV-2 có triệu chứng.

Vaccine này có hiệu lực với các biến thể mới không?

SAGE đã rà soát lại tất cả số liệu hiện có về hiệu lực của vaccine này trong các thử nghiệm để đánh giá hiệu lực của chúng đối với các biến thể mới. Các thử nghiệm này cho thấy vaccine này hiệu quả với các biến thể mới.

Hiện tại SAGE khuyến cáo sử dụng vaccine Pfizer BioNTech theo Lộ trình Ưu tiên của WHO, thậm chí nếu biến thể mới của vi rút xuất hiện trong nước. Khi các quốc gia đánh giá nguy cơ và lợi ích, cần cân nhắc tình hình dịch tễ của địa phương.

Các phát hiện ban đầu cho thấy nhu cầu cấp thiết là phải có sự phối hợp chặt chẽ trong giám sát và đánh giá các biến thể cũng như tác động tiềm năng của chúng đối với hiệu quả vaccine. Khi có thêm số liệu mới WHO sẽ cập nhật các khuyến cáo. 

Vaccine này có phòng ngừa việc nhiễm và lây truyền không?

Hiện không có nhiều số liệu về tác động của vaccine Pfizer BioNTech đối với việc lây truyền hay phóng thích virus.

Đồng thời, chúng ta vẫn phải duy trì các biện pháp y tế công cộng hiệu quả: đeo khẩu trang, giữ khoảng cách an toàn, rửa tay, vệ sinh hô hấp và quy tắc che miệng khi ho, tránh tụ tập đông người, và đảm bảo thông khí tốt./.

PV/VOV.VN
Theo WHO

Bình luận

Tối thiểu 10 chữ Tiếng việt có dấu Không chứa liên kết

Gửi bình luận
Đang phát:
Chương trình tiếng Mường
Thời sự trưa 26/6/2024

CHƯƠNG TRÌNH TRUYỀN HÌNH 26/06/2024

05:30 Giới thiệu chương trình trong ngày
05:35Nhìn ra tỉnh bạn
06:05Chương trình tiếng Thái
06:20Phóng sự: Hòa Bình với cuộc vận động ưu tiên người Việt Nam dùng hàng Việt Nam
06:30Thời sự sáng
07:00Phóng sự: Giải quyết thủ tục đất cho người dân
07:10Phóng sự: Cảnh báo tình trạng sạt lở đất đá mùa mưa bão
07:15 Chương trình thiếu nhi
07:30Trang địa phương huyện Cao Phong
07:45Trang địa phương huyện Lạc Sơn
08:00Phim truyện: Tình yêu ngang qua T22
08:45Giới thiệu văn bản pháp luật
08:50Hành trình khám phá
09:15Phóng sự: Cần chấn chỉnh hoạt động du lịch tự phát tại một số địa phương
09:25Chuyên mục NTM: Dân vận khéo trong xây dựng NTM nâng cao
09:35Khám phá thế giới
10:00Phim truyện: 40 ngày yêu T3
10:45Chương trình tiếng Mường
11:00Phim Sitcom Trận chiến của những bác sĩ thực tập T778
11:15Chuyên mục: Tiếng nói từ các miền quê
11:30Phóng sự: Đẩy mạnh chương trình giảm nghèo bền vững năm 2024
11:45Thời sự trưa
12:00Phim truyện:Cửa tử hắc ám -Phần 2-T50
12:45Giai điệu trẻ
13:15Vòng quanh thế giới
13:40Chuyên mục An sinh xã hội
13:50Phim Sitcom Trận chiến của những bác sĩ thực tập T777
14:05Bạn của nhà nông
14:35 Chương trình tiếng Mường
14:50 Chuyên mục An ninh Hòa Bình
15:00Phim truyện: Kế hoạch báo thù T1
15:45Thời sự trưa
16:00Bản tin thế thao
16:05Chương trình VHNT
16:35Tọa đàm: Hòa Bình đảm bảo kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024
16:55Phóng sự: Huyện Tân Lạc tạo sinh kế cho người dân vùng khó khăn
17:10Tạp chí Thông tin Kinh tế
17:20Phóng sự: Hiệu quả phong trào thi đua yêu nước
17:30Phim truyện: Cửa tử hắc ám - Phần 2- T29
18:15 Chương trình thiếu nhi
18:30Trang địa phương TPHB
18:45Trang địa phương huyện Tân Lạc
19:00Tiếp sóng Thời sự Đài THVN
19:45Thời sự Hòa Bình tối
20:15Phóng sự: Ma túy – những cuộc chiến không khoan nhượng
20:25Phim truyện: Người mẹ kế kỳ lạ T15
21:15Chương trình tiếng Thái
21:30Phim truyện: Bản án lương tâm T18
22:10Phóng sự: Đa dạng các hoạt động vui chơi tại nhà văn hóa thiếu nhi
22:10Phim tài liệu: Việt Nam thời đại HCM – Biên niên sử truyền hình T73
22:30Thời sự Hòa Bình tối
22:55Bản tin thể thao
23:00 Phim truyện: Ngã rẽ số phận T26
23:55 GTCT đêm

CHƯƠNG TRÌNH PHÁT THANH 26/06/2024

05:00 Giới thiệu chương trình
05:05Chương trình Tiếng mường
05: 30Chương trình thời sự sáng
06: 00Giới thiệu nối sóng (VOV)
09:00Thiếu nhi
09:30Chương trình phát thanh Đời sống xã hội
10:10CM Phòng chống tham nhũng
10: 20Văn hóa Hòa Bình
10: 30Chương trình tiếng Mường
11:00Chương trình Phát thanh Dòng chảy cuộc sống
11:30Chương trình Thời sự
12:00Giới thiệu nối sóng (VOV)
15:00Chương trình Thiếu nhi
15:30Chương trình phát thanh Đời sống xã hội
16:10CM Lao động và việc làm
16:20CM Tạp chí DT&PT
16:30CM Pháp luật và đời sống
16: 40Chương trình Tiếng Thái
17: 00Chương trình thời sự chiều
17:30Chương trình Phát thanh Dòng chảy cuộc sống
18:00Chương trình Tiếng Mường
18:30Chương trình Thời sự tối
19:00Đọc truyện giúp bạn
19:30Giới thiệu nối sóng (VOV)
21:30CM Tiếp chuyện bạn nghe đài
21: 40CM lao động và việc làm
21: 50CM tạp chí DT&PT
HÒA BÌNH
Weather Hoa binh
overcast clouds
30°C
1.91m/s 84%
27/06
Weather Hoa binh
31°C
25°C
28/06
Weather Hoa binh
35°C
26°C
29/06
Weather Hoa binh
37°C
27°C