Tiềm năng và nguy cơ của 4 loại thuốc WHO nghiên cứu điều trị Covid-19

10:00 27/03

WHO đã liệt kê 4 loại thuốc đang được nghiên cứu để điều trị Covid-19 trong dự án Solidarity nhưng tiềm năng và nguy cơ của chúng vẫn cần xem xét thêm.

Việc phát triển một loại thuốc mới thường cần nhiều năm nhưng các nhà khoa học đang chạy đua với thời gian để chống lại dịch Covid-19 bằng cách nghiên cứu thêm về các chức năng của các loại thuốc sẵn có hoặc các chất đã được chấp nhận trước đó để nhanh chóng sản xuất thuốc chống virus đối phó với SARS-CoV-2.

tiem nang va nguy co cua 4 loai thuoc who nghien cuu dieu tri covid-19 hinh 1
Các loại thuốc khác nhau đang được nghiên cứu để điều trị Covid-19. Ảnh: Alamy

Khi đại dịch Covid-19 lan rộng tới nhiều quốc gia trên thế giới và tỷ lệ tử vong tăng cao, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã liệt kê 4 loại thuốc như vậy hồi tuần trước và bắt đầu thử nghiệm trên toàn cầu trong dự án mang tên Solidarity. Hai trong số này là các hỗn hợp thuốc.

Các loại thuốc trên bao gồm remdesivir - một loại thuốc từng được chấp nhận trước đó, ban đầu được chỉ định để điều trị Ebola, một hỗn hợp 2 loại thuốc điều trị HIV là lopinavir và ritonavir, một hỗn hợp thuốc khác gồm lopinavir, ritonavir và bổ sung thêm interferon beta và thuốc chống sốt rét chloroquine.

Cho tới nay, vẫn chưa có loại thuốc chống virus nào sẵn có để điều trị bệnh Covid-19.

Remdesivir được Gilead Sciences nhận định là một "ứng viên" tương đối hứa hẹn và có 5 cuộc thử nghiệm lâm sàng lớn đang diễn ra đối với loại thuốc này. Kết quả của 2 trong số 5 cuộc thử nghiệm này sẽ được công bố vào đầu tháng 4/2020.

Remdesivir ban đầu được chỉ định "sử dụng ưu tiên" (compassionate use) cho những bệnh nhân mắc Covid-19 nghiêm trọng ở Trung Quốc đại lục đầu tháng 2 và sau đó ở các quốc gia khác. Nhu cầu sử dụng loại thuốc này cao tới nỗi cuối tuần trước, nhà sản xuất thuốc này đã tuyên bố sẽ tạm dừng cho phép các bệnh nhân mới sử dụng.

Trung tâm Ngăn ngừa và Kiểm soát dịch bệnh Mỹ (CDC) cho biết loại thuốc này cho thấy khả năng chống virus qua việc ngăn chặn virus sinh sôi.

Tuy nhiên, các thử nghiệm lâm sàng là cần thiết để quyết định tính hiệu quả và mức độ an toàn của loại thuốc này. Theo thông tin từ trang web của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), các cuộc thử nghiệm thuốc điều trị cho Ebola đã cho thấy nó có nguy cơ gây nên độc tố trong gan.

"Remidesivir có tiềm năng nhưng vẫn còn quá sớm để biết liệu đây có phải là một phương pháp hiệu quả có thể sử dụng rộng rãi hay không", nhà virus học Jeremy Rossman tại Đại học Kent của Vương quốc Anh cho biết.

Một loại thuốc khác được nghiên cứu là chloroquine, hiện đang thu hút sự chú ý ở Mỹ sau khi Tổng thống Donald Trump bị chỉ trích vì "nói quá" về hiệu quả điều trị Covid-19 của 2 loại thuốc chống sốt rét là hydroxychloroquine và chloroquine.

Hồi tháng 2/2020, một nhóm các nhà nghiên cứu do chuyên gia Wang Manli thuộc Học viện Khoa học Trung Quốc dẫn đầu cho biết họ đã phát hiện ra rằng chloroquine đã thành công trong việc ngăn chặn sự sinh sôi của SARS-CoV-2 trong các tế bào con người được nuôi cấy.

Loại thuốc trên cũng nằm trong phác đồ điều trị Covid-19 ở Trung Quốc, trong khi chuyên gia về bệnh hô hấp hàng đầu Trung Quốc là Zhong Nanshan nhận định rằng loại thuốc này an toàn hơn bởi nó đã được chấp nhận để điều trị sốt rét.

Tuy nhiên, ngay sau tuyên bố của Tổng thống Trump, Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) cho biết thuốc chống sốt rét chưa được chấp nhận để điều trị Covid-19 và nói rằng sẽ cần nhiều thử nghiệm hơn để quyết định về tính an toàn cũng như hiệu quả điều trị bệnh của loại thuốc này.

Chuyên gia Rossman cũng bày tỏ quan điểm về việc sử dụng chloroquine để điều trị Covid-19 rằng: "Với một số người, chloroquine hiệu quả trong việc chống sốt rét nhưng sẽ có một cơ chế khác mà chúng ta cần xem xét trong việc chống lại virus của loại thuốc này. Các bằng chứng về việc chloroquine có khả năng chống virus trong cơ thể con người vẫn còn ít thuyết phục và cần thêm các nghiên cứu song tôi không tự tin về điều này. Với một số thí nghiệm, chroloquine thực sự khiến tình trạng bệnh tồi tệ hơn ở động vật".

Lopinavir và ritonavir là một hỗn hợp thuốc điều trị HIV/AIDS. Mặc dù hỗn hợp thuốc này là một phần thử nghiệm trong điều trị Covid-19 nhưng một nghiên cứu gần đây đã cho thấy chúng không hiệu quả. Nghiên cứu này do Phó Chủ tịch Bệnh viện Hữu Nghị Nhật-Trung Cao Bin chủ trì và được xuất bản trên tạp chí Y khoa New England ngày 18/3.

"Đối với các bệnh nhân người lớn mắc Covid-19 nghiêm trọng được đưa tới bệnh viện, qua quan sát cho thấy không có lợi ích nào khi điều trị bằng lopinavir–ritonavir so với sự chăm sóc tiêu chuẩn", các nhà nghiên cứu kết luận sau khi so sánh 99 bệnh nhân mắc Covid-19 được điều trị bằng lopinavir–ritonavir với 100 bệnh nhân chỉ nhận được sự chăm sóc tiêu chuẩn.

Một "ứng viên" hứa hẹn mới trong điều trị Covid-19 là một loại thuốc cúm Nhật Bản gọi là favipiravir do Công ty Hóa chất Fujifilm Toyama phát triển.

Các cuộc thử nghiệm được tiến hành với 340 người tại các thành phố Vũ Hán và Thâm Quyến đã cho thấy loại thuốc này có mức độ an toàn cao và "rõ ràng hiệu quả trong điều trị bệnh", chuyên gia Zhang Xinmin thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ Trung Quốc cho biết.

Tuy nhiên, các cuộc thử nghiệm thêm vẫn là điều cần thiết trước khi có nhiều thử nghiệm lâm sàng hơn được tiến hành.

Theo ông Rossman, remidesivir có tiềm năng lớn trong việc chống lại virus corona chủng mới nhưng các dữ liệu vẫn còn sơ bộ, vì thế, tiềm năng của loại thuốc này trong điều trị Covid-19 vẫn phải chờ tới khi có các kết quả thử nghiệm trên quy mô lớn hơn.

"Tuy nhiên, nhiều loại thuốc trên vẫn có tiềm năng tích cực, đặc biệt đối với các trường hợp nghiêm trọng nhất hoặc những ca rủi ro nhất", chuyên gia này khẳng định.

Favipiravir không nằm trong danh sách thử nghiệm Solidarity của WHO./.

Kiều Anh/VOV.VN (biên dịch)

Theo: SCMP ( Nguồn VOV.VN)

Bình luận

Tối thiểu 10 chữ Tiếng việt có dấu Không chứa liên kết

Gửi bình luận
Đang phát:
Phim tài liệu: Việt Nam thời đại HCM – Biên niên sử truyền hình T17 ( năm 1957)
Video Player
Thời sự tối 30/6/2025

CHƯƠNG TRÌNH TRUYỀN HÌNH 27/07/2025

05:30Giới thiệu chương trình trong ngày
05:35Tình khúc Bolero
06:05Chương trình tiếng Mường
06:20PS: Tác hại của ma túy đối với sức khỏe của con người
06:30Thời sự sáng
06:55CM Nội chính: Vai trò đội ngũ cán bộ viên chức trong chuyển đổi số
07:10PS: Đầu tư phát triển sinh kế cho đồng bào DTTS
07:20Chương trình thiếu nhi
07:30Phim tài liệu: Việt Nam thời đại HCM – Biên niên sử truyền hình T16 ( năm 1956)
08:00Phim truyện: Chân tướng T18
08:45Giới thiệu văn bản pháp luật
08:50PS: Đà Bắc với Chương trình phát triển KTXH vùng ĐBDTTS
09:05Ký sự: Tinh hoa xứ Quảng – Câu chuyện Làng Hương
09:25Bạn của nhà nông
09:50Phim Tài lệu: Hòa Bình sau 10 năm thực hiện Chỉ thị 05 của Bộ Chính trị
10:00Phim truyện: Ngôi nhà bí mật T74
10:45Chương trình tiếng Thái
11:00PS: Các địa phương tập trung cho công tác Phòng chống thiên tai
11:15Tạp chí Thông tin kinh tế
11:30PS: Cần quan tâm đến hoạt động hè cho trẻ em vùng đồng bào DTTS
11:45Thời sự trưa
12:00Phim truyện: Người vợ hoàn hảo T21
12:45Nhịp cầu âm nhạc
13:15Thế giới quanh ta
13:40CM PL& ĐS: Tăng cường giáo dục pháp luật cho Thanh niên trong dịp hè
13:50CM Diễn đàn cử tri: Tình trạng nhiều công trình cấp nước sinh hoạt xuống cấp
14:05Thế giới động vật
14:35Chương trình tiếng Thái
14:50CM NTM: Phát huy Vai trò của Phụ nữ trong XD NTM
15:00Phim truyện: Nhân tình của tổng tài T26
15:45Thời sự chiều
16:00Bản tin thế thao
16:05Nhìn ra tỉnh bạn
16:35Ký sự: Tinh hoa xứ Quảng – Câu chuyện Làng Hương
17:00Có thể bạn chưa biết
17:20PS: Hiệu quả Nguồn vốn Chương trình PTKT vùng ĐB DTTS tại huyện Lạc Thủy
17:30Phim truyện : Mỹ vị nhân gian T62
18:15Chương trình thiếu nhi
18:30Phim tài liệu: Việt Nam thời đại HCM – Biên niên sử truyền hình T17 ( năm 1957)
19:00Tiếp sóng Thời sự Đài THVN
19:45Thời sự Hòa Bình tối
20:15CM An ninh Hòa Bình:
20:25Phim truyện: Người vợ hoàn hảo T17
21:15Chương trình tiếng Mường
21:30Phim truyện: Can đảm để yêu T18
22:10Phóng sự: Đảm bảo an toàn thông tin trong cơ quan Nhà nước
22:20PS: Lương Sơn tập trung phát triển KTXH vùng ĐB DTTS
22:30Thời sự Hòa Bình đêm
22:55Bản tin thể thao
23:00Phim truyện: Chân tướng T21
23:55GTCT đêm

CHƯƠNG TRÌNH PHÁT THANH 27/07/2025

HÒA BÌNH
Weather Hoa binh
Mây rải rác
31°C
2.19m/s 69%
28/07
Weather Hoa binh
34°C
24°C
29/07
Weather Hoa binh
36°C
25°C
30/07
Weather Hoa binh
31°C
26°C