Thời tiết nắng nóng, trẻ dễ mắc những bệnh lý nào?

14:55 24/03

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, nắng nóng ở khu vực Nam Bộ có khả năng kéo dài trong nhiều ngày tới. Các chuyên gia y tế đưa ra nhận định, nắng nóng, nhiệt độ tăng cao là thời điểm thuận lợi bùng phát một số bệnh về lây nhiễm qua đường tiêu hóa, say nóng, say nắng và các bệnh về da (rôm sảy, viêm da do nhiệt, viêm da dị ứng…).

Trẻ dễ bị sốc nhiệt và các bệnh về đường tiêu hoá
 
BS.CK1 Trương Thị Ngọc Phú, Phó Trưởng phòng Kế hoạch tổng hợp Bệnh viện Nhi đồng 2 (TP Hồ Chí Minh) cho biết, trong nhóm các bệnh lý mùa nắng nóng, sốc nhiệt và các bệnh lây nhiễm qua đường tiêu hóa có nguy cơ diễn tiến nặng, gây nguy hiểm cho trẻ.
 
Phụ huynh đưa trẻ đi khám bệnh tại Bệnh viện Nhi đồng 2.
 
Tình trạng trẻ vận động dưới nắng nóng trong thời gian kéo dài và không được bổ sung nước đầy đủ, dễ khiến cơ thể đổ mồ hôi nhiều dẫn đến mất nước, mất điện giải làm trẻ mệt mỏi, lừ đừ, dễ bị bệnh, thậm chí là sốc nhiệt.
 
"Sốc nhiệt là phản ứng tiêu cực của cơ thể khi tiếp xúc với môi trường nhiệt độ cao kéo dài gây mất nước, điện giải… Nếu diễn tiến nặng có thể khiến não và các cơ quan trong cơ thể tổn thương, thậm chí tử vong. Trẻ em là đối tượng có nguy cơ cao bị sốc nhiệt”, bác sĩ Phú thông tin thêm.
 
Mùa nắng nóng, trẻ còn mắc các bệnh lý của đường tiêu hóa như tiêu chảy cấp do virus, ngộ độc thực phẩm hoặc các bệnh nhiễm trùng đường ruột khác như lỵ, tả (hiện ít gặp) có triệu chứng: sốt, nôn ói, tiêu lỏng nhiều lần, đau bụng, tiêu đàm máu… một số dấu hiệu đặc trưng khác tùy thuộc và tác nhân gây bệnh.
 
Theo BS.CK2 Nguyễn Thị Thu Thủy, Phó Trưởng khoa Tiêu hóa Bệnh viện Nhi đồng 2, trẻ bị ngộ độc thực phẩm khi ăn, uống nhầm thực phẩm bị nhiễm trùng hoặc tồn dư hóa chất. Các vi trùng gây bệnh trực tiếp hoặc sinh các loại độc tố gây hại cơ thể.
 
Biểu hiện của ngộ độc thực phẩm đa dạng, thường gặp nhất là các triệu chứng tiêu hóa như: nôn ói, đau bụng, tiêu chảy, sốt… hoặc các cơ quan khác như gan, thận, thần kinh, tim mạch… Tùy theo loại ngộ độc mà biểu hiện bệnh có thể xuất hiện ngay sau ăn hoặc sau vài giờ đến  1- 2 ngày.
 
Theo Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP Hồ Chí Minh, thời tiết nắng nóng, những đối tượng dễ bị ảnh hưởng nhất là trẻ nhỏ, người cao tuổi và những người có hệ miễn dịch yếu. Các bệnh truyền nhiễm thường gặp trong thời tiết nắng nóng như viêm não Nhật Bản, viêm màng não mủ do vi khuẩn não mô cầu hoặc vi khuẩn H.influenzae, tay chân miệng, thủy đậu. Đây là các bệnh có thể lây lan thành dịch. Bên cạnh đó, nắng nóng kết hợp mưa chuyển mùa là điều kiện thích hợp cho muỗi vằn phát triển làm gia tăng bệnh sốt xuất huyết.
 
Tính từ ngày 10/3/2025 đến ngày 16/3, TP Hồ Chí Minh ghi nhận 372 trường hợp mắc bệnh sốt xuất huyết, 262 trường hợp mắc bệnh tay chân miệng và 270 ca sởi. Đây là một trong số các bệnh thường gặp ở thời điểm giao mùa, khi thời tiết có nhiều thay đổi về nhiệt độ, độ ẩm và môi trường sống, tạo điều kiện thuận lợi cho nhiều loại bệnh phát triển.
 
Bên cạnh đó, thời tiết nắng nóng trẻ em thường mắc bệnh rôm, sẩy (trẻ nhỏ), viêm da dị ứng gây ngứa, chàm (eczema). Tác hại của các bức xạ tia UV, các bức xạ khác (có trong ánh sáng mặt trời) rất nguy hại, có thể gây một số bệnh về da như sạm da, lão hóa da, bỏng nắng, ung thư da và các bệnh về mắt như đục thủy tinh thể...
 
Các biện pháp phòng bệnh
 
BS.CK1 Trương Thị Ngọc Phú khuyến cáo, để phòng các bệnh trong mùa nắng nóng, phụ huynh tạo thói quen vệ sinh cá nhân tốt cho trẻ như rửa tay sạch sẽ, đúng cách trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh và chơi đùa, đồng thời hạn chế đưa tay lên mắt, mũi, miệng… để giúp loại bỏ hiệu quả những tác nhân gây bệnh từ chính đôi bàn tay của trẻ.
 
Chú ý vấn đề chế biến và bảo quản thức ăn, thức uống, thời gian cho phép khi lưu trữ thực phẩm ở nhiệt độ bên ngoài, nếu ăn đồ ăn ngoài hàng, quán cần lựa chọn địa điểm đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm để tránh ngộ độc thực phẩm cho trẻ. 
 
Tăng cường lượng nước cần thiết cho cơ thể, đặc biệt là những loại nước uống giàu khoáng chất và nhiều vitamin như các loại nước ép trái cây, nước cam tươi, nước dừa tươi, nước sôi nguội… giúp cơ thể trẻ không bị mất nước do nhiệt độ cao và tăng cường sức đề kháng.
 
Hạn chế cho trẻ chơi quá lâu dưới thời tiết nắng nóng vì dễ gây mất nước, suy kiệt và dễ nhiễm bệnh. Nếu phải hoạt động ngoài trời nên hướng dẫn che chắn cho trẻ cẩn thận (đội mũ, áo dài tay, nơi hoạt động có mái che…), tránh những thời điểm nhiệt độ môi trường tăng cao và tia cực tím hoạt động mạnh trong ngày (khung giờ từ 10 - 14 giờ), thời gian hoạt động ngoài trời không quá 60 phút/ngày đối với trẻ em trong thời tiết nắng nóng.
 
Song song đó, phụ huynh cũng nên quan tâm đến vấn đề về da, dưỡng ẩm. Trong mùa nắng nóng nên cho trẻ mặc quần áo mỏng nhẹ, chọn vải thông thoáng như cotton; tránh vận động quá mức ra nhiều mồ hôi. Cần dùng các loại sữa tắm, dầu gội dịu nhẹ để bảo vệ da của trẻ.
 
Khi hoạt động ngoài trời bên cạnh che chắn cho trẻ cẩn thận (đội mũ, áo dài tay, nơi hoạt động có mái che, bóng râm…), cần thiết có thể bôi kem chống nắng có chỉ số SPF từ 30 trở lên. Với các trẻ có bệnh lý chàm, viêm da cơ địa cần bôi kem dưỡng ẩm thường xuyên với lượng ít và mỏng trên da để tránh gây bít tắc các lỗ chân lông.
 
Tương tự, BS.CKII Nguyễn Trần Nam, Phó Giám đốc Bệnh viện Nhi đồng Thành phố (TP Hồ Chí Minh) khuyến cáo, để phòng bệnh truyền nhiễm cần tiêm phòng đầy đủ, giữ vệ sinh cá nhân, tránh tiếp xúc với người bệnh, sử dụng màn chống muỗi và loại bỏ nước đọng trong môi trường sống. Còn đối với các bệnh tiêu hóa, phải ăn chín uống sôi, rửa tay trước khi ăn, đảm bảo vệ sinh thực phẩm và hạn chế ăn uống đồ lạnh, nhiều dầu mỡ.
 
Khi trẻ có các dấu hiệu sốt cao trên 39°C kéo dài hơn 2 ngày, ho nhiều, khó thở, tức ngực, tiêu chảy kéo dài, mất nước, nổi ban toàn thân, sốt không hạ, trẻ quấy khóc, bỏ bú, lừ đừ, co giật, cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất để thăm khám và kiểm tra. Mỗi người nên duy trì lối sống lành mạnh không chỉ riêng cho trẻ mà cả tất cả các thành viên trong gia đình.
 
Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP Hồ Chí Minh cũng lưu ý người dân thực hiện các biện pháp an toàn thực phẩm ăn chín, uống chín, lựa chọn thực phẩm tươi, rõ nguồn gốc. Không nên lạm dụng nước lạnh, nước đá. Cần uống đủ lượng nước hàng ngày, người lớn là 2 lít nước, trẻ em uống khi trẻ khát. Ăn nhiều rau củ quả để bổ sung các loại vitamin và khoáng chất, giúp tăng cường sức đề kháng của cơ thể. Không nên để xảy ra hiện tượng nóng, lạnh đột ngột nhất là ở người cao tuổi, trẻ em, người mắc bệnh mạn tính. Nếu sử dụng máy lạnh nên để nhiệt độ khoảng từ 25 - 27 độ và không nên cho luồng khí lạnh thổi trực tiếp vào người.
(Theo HBĐT)

Bình luận

Tối thiểu 10 chữ Tiếng việt có dấu Không chứa liên kết

Gửi bình luận
Đang phát:
Chương trình Tiếng Thái
Video Player
Thời sự tối 1/4/2025

CHƯƠNG TRÌNH TRUYỀN HÌNH 01/04/2025

05:30Giới thiệu chương trình trong ngày
05:35Giai điệu trẻ
06:05Chương trình Tiếng Mường
06:20Phóng sự: Hội kiến trúc sư tỉnh Hòa Bình nỗ lực vì kiến trúc hiện đại
06:30Thời sự sáng
07:00Chuyên mục Xây dựng Đảng: Nhân rộng các mô hình học tập và làm theo Bác
07:10Chuyên mục Người cao tuổi: NCT phát triển kinh tế xóa đói giảm nghèo
07:15Chương trình Thiếu nhi
07:30Trang địa phương TP Hòa Bình
07:45Trang địa phương huyện Yên Thủy
08:00Phim truyện: Sông phố nhà ghe T27
08:45Giới thiệu Văn bản pháp luật
08:50Vòng quanh thế giới
09:20Phóng sự: Khó khăn XD trường chuẩn quốc gia mức độ 2 tại các địa phương
09:30Thế giới động vật
10:00Phim truyện: Con gái ông trùm T22
10:45Chương trình Tiếng Thái
11:00Phim Sitcom: Trận chiến của những bác sĩ thực tập T691
11:15Tọa đàm: Vấn đề đầu ra cho nông sản Hòa Bình
11:45Thời sự trưa
12:00Phim truyện: Người tuyệt vời nhất T86
12:45Chương trình Văn hóa nghệ thuật
13:15Hành trình khám phá
13:40Chuyên mục Sắc màu văn hóa
13:50Phim Sitcom: Trận chiến của những bác sĩ thực tập T690
14:05Nhìn ra tỉnh bạn
14:35 Chương trình Tiếng Thái
14:50Truyền hình Quân Khu 3
15:00Phim truyện: Sóng gió nơi thành thị
15:45Thời sự chiều
16:00Bản tin thế thao
16:05Giai điệu quê hương
16:35Nhìn ra thế giới
17:15Tạp chí Thông tin kinh tế
17:30Phim truyện: Người tuyệt với nhất T65
18:15Chương trình Thiếu nhi
18:30Trang địa phương huyện Cao Phong
18:45Trang địa phương huyện Lạc Sơn
19:00Tiếp sóng Thời sự Đài THVN
19:45Thời sự Hòa Bình tối
20:15Phóng sự: Chênh vênh bản thiếu cha – hành trình hy vọng và thay đổi
20:25Phim truyện: Con gái ông trùm T32
21:15Chương trình Tiếng Mường
21:30Phim truyện: Sóng gió nơi thành thị T4
22:10Phóng sự: Lương Sơn tăng cường hoạt động đảm bảo ANTT ở cơ sở
22:20Thời sự Hòa Bình đêm
22:45Bản tin thể thao
22:50Chương trình Tiếng Thái
23:05Phim truyện: Ngã rẽ số phận T1
23:55GTCT đêm

CHƯƠNG TRÌNH PHÁT THANH 01/04/2025

05:00Giới thiệu chương trình Phát thanh Hòa Bình
05:10Chương trình Tiếng Thái
05:30Chương trình Thời sự sáng
06:00Giới thiệu nối sóng (VOV)
09:03Giai điệu quê hương
09:30Chương trình phát thanh Đời sống xã hội
10:10Chương trình Tọa đàm Phát thanh kinh tế
10:30Chương trình tiếng Mường
11:00Chương trình Phát thanh Dòng chảy cuộc sống
11:30Chương trình Thời sự trưa
12:00Giới thiệu nối sóng (VOV)
15:00Giới thiệu nối sóng phát thanh Hòa Bình
15:03Giai điệu quê hương
15:30Chương trình Phát thanh Đời sống xã hội
16:10Chương trình Tọa đàm Phát thanh kinh tế
16:30Chuyên mục Văn hóa Hòa Bình
16:40Chương trình Tiếng Thái
17:00Chương trình Thời sự Chiều
17:30Chương trình Phát thanh Dòng chảy cuộc sống
18:00Chương trình Tiếng Mường
18:30Chương trình Thời sự tối
19:00Chuyên mục Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng
19:15Chương trình Phát thanh Khoa giáo
19:30Giới thiệu nối VOV
21:30Chuyên mục Văn hóa Hòa Bình
21:40Chương trình Quà tặng cuộc sống
22:00Chào cuối ngày
HÒA BÌNH
Weather Hoa binh
Mây rải rác
18°C
1.76m/s 52%
02/04
Weather Hoa binh
27°C
15°C
03/04
Weather Hoa binh
25°C
17°C
04/04
Weather Hoa binh
26°C
20°C