Sởi lan ra 43 tỉnh, thành – Bộ Y tế quyết liệt ứng phó

09:19 20/02

 Số ca mắc bệnh sởi đang gia tăng tại một số tỉnh, thành miền Nam và miền Bắc. Dự báo, số ca mắc có thể tiếp tục ghi nhận trong thời gian tới. Để tìm hiểu nguyên nhân cũng cách chủ động phòng, chống dịch bệnh sởi, phóng viên Báo điện tử Chính phủ đã có cuộc trao đổi với ông Đặng Quang Tấn, Phó Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế.

Ông Đặng Quang Tấn, Phó Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế. Ảnh: VGP/Thúy Hà

Xin ông cho biết tình hình diễn biến dịch bệnh sởi đến thời điểm hiện nay ở nước ta như thế nào?

Ông Đặng Quang Tấn: Trên thế giới hiện nay đã có hơn 180 quốc gia có lưu hành sởi trong năm 2018 và đầu năm 2019. Trong đó, 11 nước trong khu vực Đông Nam Á đều ghi nhận ca mắc sởi trong thời gian này. Ngay cả nước một số nước ở châu Âu, mặc dù đã thanh toán được dịch bệnh sởi, nhưng trong năm 2018 và đầu năm 2019 đã ghi nhận quay trở lại của dịch bệnh này như Italia, Ucraina… Nguyên nhân đều được chỉ ra là do tỷ lệ tiêm vaccine phòng bệnh không đạt như yêu cầu.

Việt Nam cũng đang nằm trong bối cảnh đó. Tính từ đầu năm 2019 đến nay, toàn quốc ghi nhận 429 trường hợp mắc sởi dương tính trong tổng số 5.246 trường hợp sốt phát ban nghi sởi, không có trường hợp tử vong.

Hiện cả nước đã có 43 tỉnh, thành ghi nhận rải rác các trường hợp mắc sởi. Các tỉnh, thành có số mắc cao như: Hà Nội, TP HCM, Bình Dương, Bắc Ninh, Quảng Ninh, Thanh Hóa, Nghệ An, Cà Mau, Điện Biên, Yên Bái.

Tuy nhiên, so sánh số ca mắc với thế giới, số ca mắc sởi ở nước ta thấp hơn so với thế giới, đặc biệt, số ca mắc ghi nhận tại thời điểm này vẫn thấp hơn so với số ca mắc trung bình 5 năm gần đây, trừ thời điểm đỉnh dịch năm 2014. Vì ngay trong năm 2018, Bộ Y tế đã triển khai, chỉ đạo quyết liệt việc tiêm vaccine sởi - rubella cho các tỉnh có nguy cơ và những đối tượng trong độ tuổi tiêm chủng.

Mặc dù số ca mắc hiện nay vẫn thấp hơn so với trung bình 5 năm gần đây, nhưng so với cùng kỳ năm 2018, hiện nay số ca mắc tại một số địa phương tăng đột biến, có nơi tăng hơn 10 lần, điển hình như Hà Nội. Điều này có cho thấy dịch bệnh đang diễn biến bất thường không, thưa ông?

Ông Đặng Quang Tấn: Theo thống kê cùng kỳ này năm ngoái, Hà Nội ghi nhận khoảng 20 ca bệnh, hiện nay ghi nhận 192 ca mắc. Đúng là số mắc tăng gấp 10 lần, nhưng số ca mắc này tăng là do tỷ lệ dân di cư từ các địa phương khác về Thủ đô tăng cao, số trẻ này rất khó kiểm soát và quản lý cả về tiêm chủng.

Thống kê của Cục Y tế dự phòng cho thấy, hầu hết trẻ mắc bệnh sởi đều không được tiêm vaccine phòng bệnh sởi hoặc không rõ về tình trạng tiêm chủng (chiếm hơn 95%), chủ yếu ca mắc ở trẻ dưới 5 tuổi. Chỉ có 1,3% trẻ đã được tiêm chủng đầy đủ nhưng vẫn mắc sởi.

Ngoài ra, hiện nay, do bệnh sởi đang ghi nhận tại nhiều quốc gia trên toàn thế giới, trong đó có 11 quốc gia khu vực Đông Nam Á, nên sự giao lưu giữa các quốc gia có thể khiến bệnh lây lan rộng nếu cộng đồng chưa có kháng thể (không được tiêm vaccine phòng bệnh) vì bệnh sởi lây qua đường hô hấp, rất dễ lây.

Tiêm vaccine phòng bệnh là biện pháp hữu hiệu nhất. Ảnh: VGP/Thúy Hà

Những đối tượng nào dễ mắc bệnh sởi và tại sao trẻ dưới 9 tháng tuổi (chưa đến tuổi tiêm vaccine sởi) vẫn mắc bệnh, thưa ông?

Ông Đặng Quang Tấn: Bệnh sởi có thể ghi nhận ở mọi lứa tuổi như trẻ nhỏ, phụ nữ mang thai, người trưởng thành… Ở phụ nữ mang thai mắc bệnh sởi là do chưa từng được tiêm vaccine sởi hoặc chưa từng mắc bệnh sởi. Đối với trẻ dưới 9 tháng tuổi mà bị mắc bệnh là do không miễn dịch từ mẹ sang con nên dễ mắc bệnh.

Như vậy, có thể khẳng định, nếu không tiêm chủng thì khi tiếp xúc với trường hợp có sởi, chắc chắn sẽ bị lây bệnh, thậm chí có thể lây rộng cộng đồng nếu cộng đồng chưa có kháng thể.

Những người đã tiêm đầy đủ 2 mũi phòng bệnh sởi hoặc người đã mắc bệnh sẽ có miễn dịch lâu dài, khả năng mắc và lây bệnh rất khó, trường hợp chưa mắc sởi hoặc chưa tiêm rất dễ lây.

Với số ca bệnh sởi vẫn tiếp tục ghi nhận gia tăng như hiện nay, Bộ Y tế có lo ngại vấn đề gì và có nhận định như nào về tình hình dịch bệnh cũng như biện pháp phòng chống bệnh trong thời gian tới?

Ông Đặng Quang Tấn: Với tình hình dịch bệnh như hiện nay, chúng ta không được chủ quan. Trước hết, phải làm tốt công tác cách ly bệnh nhân mắc sởi trong các cơ sở điều trị, phân luồng điều trị theo đúng hướng dẫn của Bộ Y tế. Đối với những bệnh nhân nhẹ chỉ cần cách ly ở nhà, ăn uống đầy đủ dĩnh dưỡng là trẻ có thể bình phục, không nhất thiết phải đưa vào bệnh viện.

Dự báo trong thời gian tới, dịch bệnh sởi có thể tiếp tục ghi nhận nhiều ca mới tại các tỉnh do trẻ không được tiêm chủng hoặc không tiêm đầy đủ, thời tiết mùa đông xuân cũng là điều kiện thuận lợi cho virus sởi lây truyền, người dân di biến động trong dịp tết tăng cao. Hiện dịch bệnh đang có xu hướng gia tăng tại một số tỉnh, thành phố khu vực phía Nam, nên nguy cơ lây lan và bùng phát dịch bệnh nếu không triển khai quyết liệt các biện pháp phòng chống dịch bệnh.

Vì vậy, Bộ Y tế sẽ tiếp tục chỉ đạo quyết liệt việc thực hiện khám sàng lọc, phân loại bệnh nhân, thường xuyên hướng dẫn người chăm sóc bệnh nhân thực hiện các biện pháp phòng bệnh để hạn chế lây nhiễm chéo.

Đôn đốc các tỉnh, thành triển khai chiến dịch tiêm bổ sung vaccine sởi-rubella cho 57 tỉnh, thành có nguy cơ cao hoặc tại những tỉnh, thành có số mắc cao hoặc tăng đột ngột, lưu ý các địa bàn có di biến động dân cư cao, khu vực biên giới, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc sinh sống, nơi có tỷ lệ tiêm chủng thấp.

Giám sát chặt chẽ tình hình bệnh sởi tại cộng đồng và cơ sở y tế; đẩy mạnh tuyên truyền về nguy cơ mắc bệnh và các biện pháp phòng chống để người dân chủ động thực hiện các biện pháp phòng bệnh.

Vấn đề lo ngại nhất hiện nay là tỷ lệ tiêm chủng vaccine phòng bệnh, ngành Y tế đặc biệt nhấn mạnh rõ lợi ích của việc tiêm vaccine phòng sởi là biện pháp hiệu quả nhất hiện nay.

Cảm ơn ông!

Thúy Hà (thực hiện)( nguồn Báo Chính phủ.vn)

Bình luận

Tối thiểu 10 chữ Tiếng việt có dấu Không chứa liên kết

Gửi bình luận
Đang phát:
Thời sự Hòa Bình tối
Video Player
Thời sự tối 12/4/2025

CHƯƠNG TRÌNH TRUYỀN HÌNH 12/04/2025

05:30Giới thiệu chương trình trong ngày
05:35Giai điệu quê hương
06:05Chương trình Tiếng Mường
06:20Phóng sự: Kim Bôi lan tỏa phong trào nghìn việc tốt
06:30Thời sự sáng 12.4
06:55Chuyên mục Pháp luật và đời sống: Các chế độ, chính sách cho NLĐ
07:05Phóng sự: Cần tập trung nguồn lực cho PTKT vùng đồng bào DTTS
07:15Chương trình Thiếu nhi
07:30Trang địa phương thành phố Hòa Bình
07:45Trang địa phương huyện Lương Sơn
08:00Phim truyện: Pháp y tần minh – Người đọc tâm T3
08:45Giới thiệu văn bản pháp luật
08:50Mảnh ghép cuộc sống
09:20Chương trình Tiếng Thái
09:35Chương trình Có thể bạn chưa biết
10:00Phim truyện: Con gái ông trùm T33
10:45Chương trình tiếng Mường
11:00Phim Sitcom Trận chiến của những bác sĩ thực tập T702
11:15Thể thao bốn phương
11:30Chuyên mục Quốc phòng toàn dân
11:45Thời sự trưa
12:00Phim truyện: Bong bóng hôn nhân T7
12:45Tình khúc Belero
13:15 Khám phá thế giới
13:40Chuyên mục Cải cách hành chính: Hiệu quả ứng dụng CNTT trong giải quyết TTHC
13:50Phim Sitcom: Trận chiến của những bác sĩ thực tập T701
14:05Phim tài liệu: Lửa từ thành cổ
14:30Chương trình Tiếng Thái
14:45Phóng sự: Lạc Sơn tăng cường phòng chống dịch Sởi thời điểm giao mùa
15:00Phim truyện: Sóng gió nơi thành thị T19
15:45Thời sự chiều
16:00Bản tin thế thao
16:05Nhịp cầu âm nhạc
16:35Vòng quanh thế giới
17:00Trang Thiếu nhi
17:15Phóng sự: Cao Phong đẩy mạnh công tác PCCR trên địa bàn
17:30Phim truyện: Người tuyệt với nhất T76
18:15Chương trình thiếu nhi
18:30Chuyên mục Tiếng nói từ các miền quê
18:45Trang địa phương huyện Kim Bôi
19:00Tiếp sóng Thời sự Đài THVN
19:45Thời sự Hòa Bình tối
20:15Chuyên mục Kinh tế tập thể: Khai thác tiềm năng và những giá trị kinh tế mang lại từ rừng
20:25Phim truyện: Tình yêu ngang qua T9
21:15Chương trình Tiếng Mường
21:30Phim truyện: Sóng gió nơi thành thị T15
22:10Phóng sự: Nâng cao chất lượng đào tạo, kết nối doanh nghiệp mở rộng cơ hội việc làm
22:20Khát vọng sống số 395
22:30Thời sự Hòa Bình đêm
22:55Bản tin thể thao
23:00Chương trình Tiếng Thái
23:10Phim truyện: Ngã rẽ số phận T12
23:55GTCT đêm

CHƯƠNG TRÌNH PHÁT THANH 12/04/2025

05:00 Giới thiệu chương trình
05:10 Chương trình Tiếng Thái
05:30 Chương trình Thời sự
06:00 Tiếp sóng VOV2 Đài tiếng nói VN
09:00 Sắc mầu văn hóa
09:30 Chương trình phát thanh Đời sống xã hội
10:10 CM Tọa đàm chương trình phát thanh kinh tế
10:30 Tiếng Mường
11:00 Chương trình Dòng chảy cuộc sống
11:30 Chương trình Thời sự
12:00 Tiếp sóng VOV2 Đài tiếng nói VN
15:00 Sắc mầu văn hóa
15:30 Chương trình phát thanh Đời sống xã Hội
16:10 Chuyên mục Tọa đàm chương trình phát thanh kinh tế
16:30 Người cao tuổi
16:40 Chương trình Tiếng Thái
17:00 Chương trình Thời sự
17:30 Chương trình Dòng chảy cuộc sống
18:00 Chương trình Tiếng Mường
18:30 Chương trình Thời sự
19:00 Giao lưu VH các dân tộc
19:30 Tiếp sóng VOV2 Đài tiếng nói VN
21:30 Người Cao tuổi
21:40 Quà tặng cuộc sống
22:00 Chào cuối chương trình
HÒA BÌNH
Weather Hoa binh
Mưa vừa
20°C
3.35m/s 87%
13/04
Weather Hoa binh
21°C
18°C
14/04
Weather Hoa binh
27°C
18°C
15/04
Weather Hoa binh
30°C
20°C