Nhiều biến thể xâm nhập, COVID-19 có nguy cơ tái bùng phát?

15:26 19/08

Trong 7 ngày qua, cả nước có 14.490 ca mắc COVID-19 mới, trong đó, ngày đỉnh điểm số ca mắc lên đến gần 3.000 - cao nhất trong hơn 3 tháng qua và số ca mắc đang có xu hướng gia tăng trở lại.

Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho biết, dịch COVID-19 vẫn tiếp tục diễn biến phức tạp. Trên thế giới, biến thể Omicron đang chiếm ưu thế so với các biến thể khác; trong đó đã ghi nhận các biến thể phụ như BA.4, BA.5. Mới nhất là các biến thể dòng phụ thế hệ thứ hai của biến thể Omicron có khả năng lây lan nhanh hơn so với biến thể gốc và có thể làm gia tăng số ca mắc trở lại.

Đáng chú ý, báo cáo hằng tuần của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) về diễn biến dịch COVID-19 trên toàn cầu ngày 10/8 cho thấy, lần đầu tiên sau nhiều tháng qua, Việt Nam có tên trong danh sách các nước có số ca mắc mới cao nhất trên thế giới.

“Nếu tính trên phạm vi toàn cầu, Việt Nam đã đứng thứ tư trong các quốc gia có số ca mắc mới cao nhất trong tuần, sau Nhật Bản, Mỹ và Hàn Quốc” - báo cáo của WHO cho biết.

Dịch COVID-19 tại Việt Nam đang có xu hướng phức tạp trở lại khi số ca mắc tăng trở lại, với trung bình khoảng 2.000 ca mắc mới mỗi ngày. Các chuyên gia khuyến cáo, người từng mắc COVID-19 có thể tái nhiễm, đặc biệt là khi virus SARS-CoV-2 liên tục biến đổi.

Thông tin chiều 17/8, Cục Y tế dự phòng cho biết, tại Việt Nam, biến thể phụ mới BA.2.74 của Omicron đã được ghi nhận. Như vậy, trong nước đã ghi nhận biến thể phụ lây lan nhanh như BA.4, BA.5, BA.2.74, BA.2.12.1.

Thực tế, sau khi tiêm vaccine hoặc mắc COVID-19, kháng thể sẽ giảm dần theo các mốc thời gian 1 tháng, 2 tháng, 3 tháng và đặc biệt sẽ giảm mạnh sau 3 tháng và xuống thấp sau 6 tháng. Về lý thuyết, trong 3 tháng đầu tiên, cơ thể sẽ được bảo vệ tốt hơn nhưng điều đó lại không đúng với chủng Omicron hiện nay.

Theo ThS.BSCKII Nguyễn Thu Hường, Trưởng khoa Bệnh nghề nghiệp, Bệnh viện Thanh Nhàn, giai đoạn gần đây, số lượng bệnh nhân mắc COVID-19 đến viện thăm khám tăng gấp nhiều lần so với trước, cao điểm có ngày ghi nhận hơn 20 bệnh nhân.

Các ca mắc ở mọi đối tượng từ trẻ em đến người già. Đa phần các bệnh nhân đều đã tiêm vaccine COVID-19 từ 2 mũi trở lên. Đáng lưu ý, nhiều trường hợp dù triệu chứng COVID-19 tương đối nhẹ nhưng bệnh nền lại khởi phát nặng đến mức phải nhập viện.

BS Hường khuyến cáo, trong bối cảnh hiện nay, người dân cần đeo khẩu trang, đặc biệt, những người già, người có bệnh nền…càng cần phải chú ý bảo vệ sức khỏe.

Tại Bệnh viện điều trị bệnh nhân COVID-19 (thuộc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội) cũng ghi nhận số ca mắc COVID-19 tăng, tuy nhiên, số lượng bệnh nhân không tăng quá nhanh. Bác sĩ điều trị Đặng Trung Anh, Bệnh viện điều trị bệnh nhân COVID-19 cho biết, đa số bệnh nhân có bệnh nền cần phải theo dõi, chăm sóc y tế và cũng có một số bệnh nhân nặng phải thở máy, có bệnh nhân phải thở máy xâm nhập, thở oxy dòng cao.

Về tình huống dịch tái bùng phát, bệnh viện cũng đã có biện pháp dự trù nếu như số lượng bệnh nhân tăng lên. Thông qua việc mở rộng thêm các đơn nguyên điều trị, tăng cường thêm nhân lực, máy móc, vật tư, thuốc men để phòng tình trạng có đợt bùng phát mới cần phải điều trị quy mô mở rộng.

Đến nay, Việt Nam đã thực hiệm tiêm tổng số liều hơn 252 triệu liều vaccine COVID-19, trong đó, tiêm mũi nhắc lại lần 1 (mũi 3) hơn 49 triệu liều và mũi nhắc lại lần 2 (mũi 4) hơn 12 triệu liều.

Với nhóm trẻ từ 12-17 tuổi, đã tiêm 21 triệu liều vaccine, trong đó có hơn 3,8 triệu liều mũi 3. Vớ trẻ từ 5-11 tuổi, đã tiêm gần 13,8 triệu liều. Bộ Y tế lưu ý các địa phương tuyệt đối không được chủ quan, lơ là, mất cảnh giác trước dịch bệnh; tiếp tục thực hiện mục tiêu kiểm soát dịch bệnh, không để bùng phát trở lại. Trong đó, đặc biệt tập trung đẩy nhanh hơn nữa tiến độ tiêm vaccine phòng COVID-19 và đảm bảo thuốc, vật tư, trang thiết bị y tế và nhân lực y tế phục vụ công tác phòng, chống dịch. Bộ tiếp tục bám sát diễn biến tình hình dịch, sự xuất hiện của các biến chủng mới.

Biện pháp phòng dịch COVID-19 hiệu quả nhất hiện nay vẫn là vaccine. Với những người tiêm vaccine khi mắc bệnh sẽ có triệu chứng nhẹ hơn và giảm thiểu nguy cơ tăng nặng, phải nhập viện. Điều này đã giúp giảm rất nhiều áp lực với hệ thống y tế. Theo WHO, tại một số quốc gia trên thế giới, việc tiêm chủng vaccine COVID-19 chưa phủ rộng tới toàn người dân. Với sự xuất hiện của biến chủng mới và số ca mắc đã tăng trở lại tại nhiều nước, WHO đã có những khuyến cáo về tiêm vaccine nhắc lại lần 1 (mũi 3) và lần 2 (mũi 4) để đảm bảo phòng dịch.

Các chuyên gia cho rằng, WHO sẽ sớm có hướng dẫn, khuyến cáo mới để COVID-19 dần dần trở thành bệnh đặc hữu. Song, chắc chắn các nước còn phải đối mặt với việc COVID-19 sẽ diễn ra thường xuyên, nhưng các đợt bùng phát nhỏ, diễn biến không quá ghê gớm. 

 Về lý thuyết, sau khi khỏi bệnh COVID-19, cơ thể sẽ có kháng thể để chống lại virus gây bệnh. Tuy nhiên, không phải ai cũng có được kháng thể đủ tốt. Ngoài ra, khi đã nhiễm tự nhiên mà được tiêm vaccine thì kháng thể bảo vệ được tạo ra sẽ cao hơn rất nhiều.

Nhiều người dân sau khi tiêm vaccine mũi cơ bản hoặc đã từng mắc COVID-19 bắt đầu chủ quan, lơ là trong việc áp dụng các biện pháp phòng bệnh, nhất là chưa tham gia tích cực vào việc tiêm vaccine mũi 3, mũi 4, kể cả tiêm vaccine cho trẻ em.

TS.BS. Phạm Quang Thái, Trưởng Văn phòng tiêm chủng mở rộng miền Bắc, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương cho biết, việc tiêm mũi nhắc lại thứ 1 và 2 vaccine COVID-19 (tương đương lần tiêm thứ 3 và 4 hay 4 và 5 tuỳ đối tượng) giúp duy trì miễn dịch ở mức độ cao cho người từ 18 tuổi trở lên đã tiêm đủ liều cơ bản.

Cũng theo TS Phạm Quang Thái, với tình hình dịch COVID-19 hiện nay ở Việt Nam và việc triển khai tiêm mũi 3 đạt tỷ lệ trên 69% ở người từ 18 tuổi trở lên, trước nguy cơ làn sóng dịch mới, rất cần thiết tiêm nhắc lần 2 cho những đối tượng nguy cơ để có thể giảm nguy cơ tăng nặng, nhập viện và hạn chế đứt gãy các chuỗi sản xuất. 

Hiện có nhiều người đang nhầm lẫn giữa tiêm vaccine COVID-19 mũi bổ sung và mũi 3 (mũi nhắc lại lần 1). TS Thái nêu rõ, mũi vaccine bổ sung dành cho đối tượng suy giảm miễn dịch hoặc sử dụng các vaccine mà bằng chứng cho thấy cần phải tiêm thêm mới đạt miễn dịch cơ bản (ví dụ vaccine Vero Cell, Sputnik V).

Riêng với tiêm mũi nhắc lại lần 2 (mũi 4) sẽ đặc biệt hữu ích đối với những người từ 50 tuổi trở lên; Người từ 18 tuổi trở lên có suy giảm miễn dịch từ thể vừa đến thể nặng; Người từ 18 tuổi trở lên thuộc nhóm nguy cơ cao phơi nhiễm với COVID-19 như cán bộ y tế, cán bộ tuyến đầu (lực lượng công an, quân đội, giáo viên, người làm việc trong lĩnh vực giao thông vận tải, người cung cấp dịch vụ thiết yếu, người làm việc tại các cơ sở dịch vụ du lịch, trung tâm thương mại, siêu thị, chợ), công nhân, người làm việc các khu công nghiệp.

 
Thực hiện: Thiên Bình( Nguồn VOV.VN)

Bình luận

Tối thiểu 10 chữ Tiếng việt có dấu Không chứa liên kết

Gửi bình luận
Đang phát:
Trang địa phương huyện Cao Phong
Thời sự trưa 3/12/2024

CHƯƠNG TRÌNH TRUYỀN HÌNH 03/12/2024

05:30Giới thiệu chương trình trong ngày
05:35Giai điệu trẻ
06:05Chương trình tiếng Mường
06:20Phóng sự: Vấn đề chuyển đổi số tại các cơ quan
06:30Thời sự sáng 3.12
07:00Chuyên mục Nông thôn mới: Chung tay xây dựng đô thị văn minh
07:10Phóng sự: Lan tỏa Phong trào hiến đất xây dựng công trình công cộng
07:15Chương trình thiếu nhi
07:30Trang địa phương thành phố Hòa Bình
07:45Trang địa phương huyện Yên Thủy
08:00Phim truyện: Người tuyệt vời nhất T63
08:45Giới thiệu văn bản pháp luật
08:50Vòng quanh thế giới
09:10Phóng sự: Những hoạt động của Lực lượng vũ trang hướng về ngày 22/12
09:20Phóng sự: Nhân rộng các điển hình tiên tiến thi đua yêu nước
09:30Thế giới động vật
10:00Phim truyện:30 chưa phải là hết T15
10:45Chương trình tiếng Thái
11:00Phim Sitcom Trận chiến của những bác sĩ thực tập 938
11:20Tọa đàm: Vấn đề quản lý và khai thác các di tích cấp quốc gia
11:45Thời sự trưa 3.12
12:00Phim truyện: Tư mỹ nhân T45
12:45Chương trình Văn hóa nghệ thuật
13:15Hành trình khám phá
13:40Truyền hình Quân khu 3
13:50Phim Sitcom Trận chiến của những bác sĩ thực tập T937
14:05Nhìn ra tỉnh bạn
14:35 Chương trình tiếng Thái
14:50Chuyên mục Nội chính - Phòng chống tham nhũng: Minh bạch, công khai trong bồi thường, giải phóng mặt bằng
15:00Phim truyện: Truy hồi công lý T 40
15:45Thời sự trưa 3.12
16:00Bản tin thế thao3.12
16:05Giai điệu quê hương
16:35Văn Hòa Hòa Bình
17:00Chuyên mục Thanh niên Hòa Bình : Lan tỏa phong trào thanh niên Khởi nghiệp
17:10Phóng sự: Nâng cao hiệu quả phát triển CN - TTCN
17:30Phim truyện: Tư mỹ nhân T24
18:15Chương trình thiếu nhi
18:30Trang địa phương huyện Cao Phong
18:45Trang địa phương huyện Lạc Sơn
19:00Tiếp sóng Thời sự Đài THVN
19:45Thời sự Hòa Bình tối 3.12
20:15Phóng sự: Tập trung kết nối tiêu thụ sản phẩm OCOP của tỉnh Hòa Bình
20:25Phim truyện: Tình yêu vượt đại dương T1
21:15Chương trình tiếng Mường
21:30Phim truyện: Bộ ba huyền thoại T3
22:10Phóng sự: Cần công khai minh rà soát hộ nghèo để giảm nghèo bền vững
22:20Thời sự Hòa Bình tối 3.12
22:45Bản tin thể thao 3.12
22:50Chương trình tiếng Thái
23:05Phim truyện: Tết này có ba phần I
23:55GTCT đêm

CHƯƠNG TRÌNH PHÁT THANH 03/12/2024

05:00Giới thiệu chương trình
05:01Chương trình Tiếng mường
05:30Chương trình thời sự sáng
06:00Giới thiệu nối sóng (VOV)
09:00Giai điệu quê hương
09:30Chương trình phát thanh Đời sống xã hội
10:10Quà tặng cuộc sống
10:30Chương trình tiếng Mường
11:00Chương trình Phát thanh Dòng chảy cuộc sống
11:30Chương trình Thời sự
12:00Giới thiệu nối sóng (VOV)
15:00Giới thiệu nối sóng PT HÒA BÌNH
15:01Giai điệu quê hương
15:30Chương trình phát thanh Đời sống xã hội
16:10Quà tặng cuộc sống
16:30CT Văn hóa Hòa Bình
16:40Chương trình Tiếng Thái
17:00Chương trình thời sự chiều
17:30Chương trình Phát thanh Dòng chảy cuộc sống
18:00Chương trình Tiếng Mường
18:30Chương trình Thời sự tối
19:00CM bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng
19:15CT PT khoa giáo
19:30Giới thiệu nối VOV
21:30CT Văn hóa Hòa Bình
21:40Quà tặng cuộc sống
22:00Chào cuối ngày
HÒA BÌNH
Weather Hoa binh
overcast clouds
21°C
1.04m/s 88%
04/12
Weather Hoa binh
22°C
20°C
05/12
Weather Hoa binh
23°C
19°C
06/12
Weather Hoa binh
20°C
17°C