Nhận biết dấu hiệu trầm cảm ở trẻ

09:28 04/04

Mới đây liên tiếp có các trường hợp trẻ vị thành niên tự sát. Theo nhận định của PGS.TS. Bùi Quang Huy – Chủ nhiệm khoa Tâm thần Bệnh viện Quân y 103 thì các trường hợp tự sát này phần lớn là do các cháu mắc bệnh trầm cảm.

Trầm cảm ở trẻ em có thể biểu hiện dưới nhiều dạng khác nhau. Bệnh nhân phải có ít nhất 5 triệu chứng trong số 9 triệu chứng như: Khí sắc giảm; Mất hứng thú và sở thích; Mất ngủ; Mệt mỏi mất năng lượng; Buồn chán bi quan; Chán ăn, sút cân; Vận động và suy nghĩ chậm chạp; Chú ý và trí nhớ kém; Có ý định và hành vi tự sát.

Các triệu chứng trên phải kéo dài ít nhất 2 tuần, ảnh hưởng rõ ràng đến khả năng học tập và quan hệ xã hội của trẻ. Các triệu chứng này không phải là hậu quả của dùng ma túy hoặc chấn thương sọ não.

Trong đó có các triệu chứng chủ yếu sau:

- Khí sắc giảm: Khí sắc giảm (khí sắc trầm cảm) là nét mặt của trẻ rất đơn điệu, luôn buồn bã, các nếp nhăn giảm nhiều, thậm chí mất hết nếp nhăn. Tình trạng khí sắc giảm rất bền vững do trẻ buồn, bi quan, mất hy vọng. Một số trẻ than phiền rằng không còn nhiệt tình, không còn cảm giác gì, các em luôn trong tình trạng lo âu.

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa

Khí sắc trầm cảm có thể được biểu hiện trên nét mặt và trên hành vi của trẻ. Một số trẻ than phiền các biểu hiện cơ thể gần đây (ví dụ khó chịu trong người, đau đầu, đau vùng thượng vị, đau cơ, khớp...) hơn là cảm giác buồn. Nhiều trẻ lại có trạng thái tăng kích thích (trẻ hay cáu gắt, dễ nổi khùng với một lỗi lầm nhỏ).

Khí sắc giảm có thể xuất hiện dưới dạng hành vi liều lĩnh, sự thù địch và giận dữ:

- Mất hứng thú hoặc sở thích cho hầu hết các hoạt động: Mất hứng thú hoặc sở thích gần như luôn biểu hiện trong một mức độ nhất định. Trẻ cho rằng mình đã mất hết các sở thích vốn có (con không thích gì bây giờ cả). Tất cả các sở thích trước đây của trẻ đều bị ảnh hưởng nặng nề. Ví dụ một đứa trẻ trước đây rất yêu bóng đá thì nay không còn quan tâm gì đến môn thể thao này. Trẻ mất hứng thú với các trò chơi cùng bạn hoặc các hoạt động ở trường.

Triệu chứng phổ biến của trầm cảm gồm:

- Mất cảm giác ngon miệng, ăn ít hoặc sút cân: Sự ngon miệng thường bị giảm sút, nhiều trẻ có cảm giác rằng bị ép phải ăn. Trẻ ăn rất ít, thậm chí trong các trường hợp nặng trẻ nhịn ăn hoàn toàn. Vì vậy, trẻ bị bệnh thường sút cân nhanh chóng. Khi khám bệnh, trẻ thường than phiền rằng trẻ bị mất cảm giác ngon miệng, rằng trẻ không thấy đói mặc dù không ăn gì. Một số trẻ em lại ăn quá nhiều và tăng cân.

- Mất ngủ: Mất ngủ ở trẻ trầm cảm khá phổ biến. Trẻ có thể mất ngủ trầm trọng, biểu hiện bằng khó vào giấc ngủ và dễ thức giấc. Vì vậy thời lượng giấc ngủ của trẻ thấp hơn bình thường trên 2 giờ mỗi ngày. Tuy nhiên, một số trẻ em lại ngủ quá nhiều (10-12 giờ hoặc hơn mỗi ngày).

- Vận động tâm thần chậm chạp: Vận động chậm chạp (ví dụ nói chậm, vận động cơ thể chậm), tăng khoảng nghỉ trước khi trả lời, giọng nói nhỏ, số lượng ít, nội dung nghèo nàn, thậm chí câm. Các triệu chứng ức chế vận động hay gặp trong trầm cảm cổ điển. Trẻ em bị trầm cảm có thể nằm lỳ trên giường cả ngày mà không hoạt động gì. Vận động tâm thần chậm cần đủ nặng để có thể được quan sát bởi những người xung quanh chứ không chỉ biểu hiện ở cảm giác của trẻ.

- Giảm sút năng lượng: Năng lượng giảm sút, kiệt sức và mệt mỏi là rất hay gặp. Trẻ có thể than phiền mệt mỏi mà không có một nguyên nhân cơ thể nào. Hiệu quả học tập của trẻ có thể bị giảm sút. Ví dụ, trẻ than phiền rằng rửa mặt và mặc quần áo buổi sáng cũng làm trẻ kiệt sức và trẻ cần thời gian nhiều hơn bình thường 2 lần. Triệu chứng của mệt mỏi biểu hiện bằng việc trẻ bỏ chơi cùng bạn, bỏ học hoặc nghỉ học thường xuyên.

- Cảm giác vô dụng hoặc tội lỗi: Cảm giác vô dụng hoặc tội lỗi là rất hay gặp trong giai đoạn trầm cảm chủ yếu. Trẻ cho rằng mình là kẻ vô dụng, không làm nên trò trống gì. Trẻ luôn nghĩ mình đã làm hỏng mọi việc, trở thành gánh nặng cho gia đình. Trẻ có thể tự ti về bản thân (ví dụ: "Con ngu ngốc", "Con chậm phát triển").

- Khó suy nghĩ, tập trung hoặc ra quyết định: Đây là triệu chứng rất hay gặp. Nhiều trẻ than phiền khó suy nghĩ, khó tập trung chú ý vào một việc gì đó. Trẻ cũng rất khó khăn khi cần đưa ra quyết định, trẻ thường phải cân nhắc rất nhiều thời gian với những việc thông thường. Các vấn đề về chú ý có thể biểu hiện rõ ràng như khó khăn về học tập hoặc thành tích kém ở trường.

Khó tập trung chú ý của trẻ thể hiện ở những việc đơn giản như không thể đọc xong một bài học, không thể nghe hết một bài hát mà trẻ vốn yêu thích, không thể xem hết một chương trình tivi mà trẻ trước đây vẫn quan tâm.

Rối loạn trí nhớ ở trẻ thường là giảm trí nhớ gần. Trẻ có thể quên mình vừa làm gì (không nhớ mình đã ăn sáng cái gì, không thể nhớ mình đã để đồ dùng học tập học tập ở đâu). Trong khi đó, trí nhớ xa (ngày sinh, quê quán, các sự việc đã xảy ra lâu trong quá khứ...) thì vẫn còn được duy trì tương đối tốt trong một thời gian dài.

- Ý nghĩ muốn chết hoặc có hành vi tự sát: Rất nhiều trẻ em bị trầm cảm chủ yếu có ý nghĩ về cái chết, nặng hơn thì các cháu có thể có ý định tự sát hoặc hành vi tự sát. Lúc đầu các cháu nghĩ rằng bệnh nặng thế này (mất ngủ, chán ăn, sút cân, mệt mỏi) thì chết mất. Dần dần, trẻ cho rằng chết đi cho đỡ đau khổ. Trẻ em có thể có thêm các hành vi báo hiệu có khả năng tự tử, chẳng hạn như tặng một bộ sưu tập yêu thích của mình cho người khác.

Trong lần khám đầu tiên, thầy thuốc nên đánh giá nguy cơ tự tử của bệnh nhân trầm cảm và quyết định địa điểm điều trị thích hợp nhất.

Rối loạn trầm cảm là chẩn đoán phổ biến nhất trong tất cả các vụ tự tử. Khoảng 20% số trẻ em trầm cảm có ý định tự sát và 8% có hành vi tự sát.

Giáo dục về các phát hiện ý định và hành vi tự sát ở trẻ em dưới mọi hình thức phải được coi trọng. Bệnh nhân có nhiều yếu tố nguy cơ cao nên được chuyển đến bệnh viện, điều trị nội trú bởi bác sĩ tâm thần nhi. Còn những bệnh nhân có các yếu tố bảo vệ và nguy cơ thấp (ví dụ, một gia đình gần gũi, ấm áp, hỗ trợ lẫn nhau...) có thể được điều trị ngoại trú./.

PV/VOV2

(Nguồn VOV.VN)

Bình luận

Tối thiểu 10 chữ Tiếng việt có dấu Không chứa liên kết

Gửi bình luận
Đang phát:
GTCT đêm 2.12
Thời sự tối 2/12/2024

CHƯƠNG TRÌNH TRUYỀN HÌNH 03/12/2024

05:30Giới thiệu chương trình trong ngày
05:35Giai điệu trẻ
06:05Chương trình tiếng Mường
06:20Phóng sự: Vấn đề chuyển đổi số tại các cơ quan
06:30Thời sự sáng 3.12
07:00Chuyên mục Nông thôn mới: Chung tay xây dựng đô thị văn minh
07:10Phóng sự: Lan tỏa Phong trào hiến đất xây dựng công trình công cộng
07:15Chương trình thiếu nhi
07:30Trang địa phương thành phố Hòa Bình
07:45Trang địa phương huyện Yên Thủy
08:00Phim truyện: Người tuyệt vời nhất T63
08:45Giới thiệu văn bản pháp luật
08:50Vòng quanh thế giới
09:10Phóng sự: Những hoạt động của Lực lượng vũ trang hướng về ngày 22/12
09:20Phóng sự: Nhân rộng các điển hình tiên tiến thi đua yêu nước
09:30Thế giới động vật
10:00Phim truyện:30 chưa phải là hết T15
10:45Chương trình tiếng Thái
11:00Phim Sitcom Trận chiến của những bác sĩ thực tập 938
11:20Tọa đàm: Vấn đề quản lý và khai thác các di tích cấp quốc gia
11:45Thời sự trưa 3.12
12:00Phim truyện: Tư mỹ nhân T45
12:45Chương trình Văn hóa nghệ thuật
13:15Hành trình khám phá
13:40Truyền hình Quân khu 3
13:50Phim Sitcom Trận chiến của những bác sĩ thực tập T937
14:05Nhìn ra tỉnh bạn
14:35 Chương trình tiếng Thái
14:50Chuyên mục Nội chính - Phòng chống tham nhũng: Minh bạch, công khai trong bồi thường, giải phóng mặt bằng
15:00Phim truyện: Truy hồi công lý T 40
15:45Thời sự trưa 3.12
16:00Bản tin thế thao3.12
16:05Giai điệu quê hương
16:35Văn Hòa Hòa Bình
17:00Chuyên mục Thanh niên Hòa Bình : Lan tỏa phong trào thanh niên Khởi nghiệp
17:10Phóng sự: Nâng cao hiệu quả phát triển CN - TTCN
17:30Phim truyện: Tư mỹ nhân T24
18:15Chương trình thiếu nhi
18:30Trang địa phương huyện Cao Phong
18:45Trang địa phương huyện Lạc Sơn
19:00Tiếp sóng Thời sự Đài THVN
19:45Thời sự Hòa Bình tối 3.12
20:15Phóng sự: Tập trung kết nối tiêu thụ sản phẩm OCOP của tỉnh Hòa Bình
20:25Phim truyện: Tình yêu vượt đại dương T1
21:15Chương trình tiếng Mường
21:30Phim truyện: Bộ ba huyền thoại T3
22:10Phóng sự: Cần công khai minh rà soát hộ nghèo để giảm nghèo bền vững
22:20Thời sự Hòa Bình tối 3.12
22:45Bản tin thể thao 3.12
22:50Chương trình tiếng Thái
23:05Phim truyện: Tết này có ba phần I
23:55GTCT đêm

CHƯƠNG TRÌNH PHÁT THANH 03/12/2024

05:00Giới thiệu chương trình
05:01Chương trình Tiếng mường
05:30Chương trình thời sự sáng
06:00Giới thiệu nối sóng (VOV)
09:00Giai điệu quê hương
09:30Chương trình phát thanh Đời sống xã hội
10:10Quà tặng cuộc sống
10:30Chương trình tiếng Mường
11:00Chương trình Phát thanh Dòng chảy cuộc sống
11:30Chương trình Thời sự
12:00Giới thiệu nối sóng (VOV)
15:00Giới thiệu nối sóng PT HÒA BÌNH
15:01Giai điệu quê hương
15:30Chương trình phát thanh Đời sống xã hội
16:10Quà tặng cuộc sống
16:30CT Văn hóa Hòa Bình
16:40Chương trình Tiếng Thái
17:00Chương trình thời sự chiều
17:30Chương trình Phát thanh Dòng chảy cuộc sống
18:00Chương trình Tiếng Mường
18:30Chương trình Thời sự tối
19:00CM bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng
19:15CT PT khoa giáo
19:30Giới thiệu nối VOV
21:30CT Văn hóa Hòa Bình
21:40Quà tặng cuộc sống
22:00Chào cuối ngày
HÒA BÌNH
Weather Hoa binh
overcast clouds
20°C
0.87m/s 94%
04/12
Weather Hoa binh
22°C
20°C
05/12
Weather Hoa binh
20°C
19°C
06/12
Weather Hoa binh
19°C
16°C