Hai loại thuốc được Bộ Y tế chấp thuận đưa vào phác đồ điều trị COVID-19

07:27 01/09

Remdesivir và Molnupiravir là 2 loại thuốc được Bộ Y tế đưa vào phác đồ điều trị bệnh nhân COVID-19. Trong đó, dùng Remdesivir cho các ca nặng và Molnupiravir cho các bệnh nhân nhẹ, vừa điều trị tại nhà.

Tại Việt Nam, trong bối cảnh dịch COVID-19 vẫn diễn biến phức tạp ở TP.HCM và nhiều tỉnh, thành phố phía Nam, nhiệm vụ giảm tỷ lệ tử vong, số ca mắc được đặt lên hàng đầu. Trên cơ sở các kinh nghiệm quốc tế, tình hình thực tế, Bộ Y tế liên tục cập nhật các phác đồ về điều trị, thuốc. Dưới đây là các loại thuốc đã được Bộ Y tế chấp thuận và có hướng dẫn cụ thể khi điều trị bệnh nhân COVID-19.

Remdesivir

Ngày 12/8, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn ký văn bản gửi các đơn vị được phân bổ, sử dụng thuốc Remdesivir kèm hướng dẫn triển khai sử dụng trong điều trị COVID-19.

Theo New York Times, Remdesivir được sản xuất bởi Gilead Sciences với thương hiệu Veklury, là loại thuốc đầu tiên và duy nhất cho đến nay được Cơ quan quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ  (FDA) phê duyệt để điều trị COVID-19.

Remdesivir ban đầu được thử nghiệm như một loại thuốc kháng virus chống lại Ebola và Viêm gan C, nhưng hiệu quả không rõ rệt. Nhưng khi đại dịch COVID-19 bùng phát các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng nó có thể ngăn chặn virus corona sinh sôi trong tế bào. Một thử nghiệm lâm sàng lớn sau đó cho thấy loại thuốc này giúp rút ngắn thời gian hồi phục của những người nhập viện do COVID-19 từ 15 xuống 11 ngày. Ngày 22/10/2020, FDA đã cấp phép sử dụng Remdesivir cho cho tất cả bệnh nhân mắc COVID-19 từ 12 tuổi trở lên.

Tuy nhiên, nhiều chuyên gia vẫn nghi ngờ về lợi ích của Remdesivir, cho rằng hiện không có bằng chứng có ý nghĩa nào về mặt thống kê cho thấy Remdesivir thực sự ngăn ngừa tử vong do COVID-19. Đến tháng 2/2021, dựa trên một thử nghiệm ngẫu nhiên toàn cầu, các chuyên gia của Tổ chức Y tế thế giới đã kết luận Remdesivir có ít hoặc không ảnh hưởng đến bệnh nhân nhập viện với COVID.

Theo BS Phạm Văn Phúc, Phó trưởng Khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cho biết, việc Bộ Y tế quyết định đưa thuốc Remdesivir vào điều trị bệnh nhân COVID-19 sẽ giúp các bác sĩ có sự lựa chọn liệu pháp điều trị thuốc kháng virus hiệu quả cho những bệnh nhân COVID-19 nặng. Tuy nhiên cho đến nay các nghiên cứu chưa thấy rõ cải thiện tỷ lệ tử vong khi dùng thuốc này. BS cũng cho rằng, ở nhóm bệnh nhân nguy kịch việc sử dụng loại thuốc này cũng phải rất cân nhắc...

BS Phúc cũng cho biết, Remdesivir chống chỉ định sử dụng cho những bệnh nhân có chức năng thận kém (mức lọc cầu thận dưới 30 ml/phút) và những bệnh nhân có men gan alanine aminotransferase (ALT) cao gấp 5 lần giới hạn trên bình thường. Những bệnh nhân suy đa cơ quan và những bệnh nhân có phản ứng quá mẫn cảm với thuốc, phụ nữ có thai và cho con bú cần cân nhắc lợi ích và nguy cơ khi điều trị với Remdesivir

Khi sử dụng thuốc bệnh nhân có thể có các phản ứng do quá mẫn bao gồm như: tụt huyết áp, buồn nôn, nôn, chảy mồ hôi, rùng mình, vì vậy trong quá trình dùng, cần lựa chọn truyền chậm trong 120 phút để hạn chế tác dụng không mong muốn. “Cần lưu ý ngừng dùng Remdesivir khi ALT tăng >10 lần so với trước sử dụng, hoặc tăng ALT đi kèm các biểu hiện của tổn thương chức năng gan trên lâm sàng, cận lâm sàng. Đây là thuốc kháng virus dạng tiêm truyền, cần chỉ định của bác sĩ dựa trên tình trạng bệnh nhân vì thế người dân không nên tự ý mua thuốc dùng tại nhà”- BS Phúc khuyến cáo.

Được biết, đến nay, 70.000 lọ thuốc Remdesivir phục vụ điều trị bệnh nhân COVID-19 đã được Bộ Y tế xuất cấp.

Molnupiravir

Theo New York Times, Molnupiravir (còn được gọi là MK-4482 và trước đây là EIDD-2801) là một loại thuốc kháng virus ban đầu được phát triển để chống lại bệnh cúm. Hai công ty Ridgeback Biotherapeutics và Merck đang hợp tác để phát triển nó như một phương pháp điều trị cho COVID-19. Các nghiên cứu ban đầu trên tế bào phổi người và trên động vật đã cho thấy những kết quả đầy hứa hẹn trong điều trị COVID-19. Không giống như Remdesivir (phải được tiêm tĩnh mạch), Molnupiravir có thể dùng dưới dạng viên uống. Điều đó có thể giúp người bệnh dễ dàng sử dụng như một phương tiện để ngăn chặn bệnh từ giai đoạn sớm.

Nhưng vào tháng 4 vừa qua, Merck và Ridgeback đã thông báo sẽ kết thúc thử nghiệm Molnupiravir ở bệnh nhân nhập viện vì dữ liệu không cho thấy hiệu quả rõ rệt, song sẽ tiếp tục thử nghiệm ở những bệnh nhân không nằm viện.

Từ ngày 16/8, Bộ Y tế phối hợp TP.HCM triển khai chương trình chăm sóc tại nhà (home-based care) có kiểm soát cho các trường hợp F0 ngoại trú. Trong đó, ngành y tế sẽ sử dụng thuốc Molnupiravir.

TP.HCM sẽ là địa phương đầu tiên thí điểm chương trình điều trị tại nhà từ ngày 16/8, dành cho các F0 không triệu chứng, tình trạng vừa đến nhẹ.

Các F0 sẽ được lấy mẫu xét nghiệm tại nhà, cộng đồng; cung cấp hộp thuốc home-based care cùng một số sản phẩm nâng cao sức khỏe, đồng thời hỗ trợ tư vấn và quản lý sức khỏe trong phòng, chống dịch COVID-19; cung cấp gói thực phẩm bảo đảm an sinh xã hội cho người nhiễm và các thành viên trong gia đình ở tại nhà, không ra ngoài, tránh tiếp xúc, góp phần làm giảm nguy cơ lây lan.

Ngoài ra, bệnh nhân được nhận tài liệu hướng dẫn chi tiết của Bộ Y tế để tự chăm sóc, theo dõi sức khỏe, liên lạc với cơ sở y tế trong trường hợp trở nặng.

Tại Việt Nam, viên nang Molnupiravir 400 mg do một doanh nghiệp sản xuất và tài trợ cho Chính phủ hơn 2,3 triệu viên. Số thuốc này được sử dụng điều trị thí điểm cho 116.000 bệnh nhân COVID-19 tại cộng đồng bắt đầu từ ngày 27/8.

Quyết định thử nghiệm lâm sàng pha 1,2,3 trên bệnh nhân COVID-19 mức độ nhẹ và vừa tại cơ sở y tế, được Bộ Y tế giao cho Bệnh viện Thống Nhất TP.HCM và Bệnh viện Phổi Trung ương tiến hành từ 16 - 24/8.

PGS.TS Lê Đình Thanh, Giám đốc Bệnh viện Thống Nhất - nghiên cứu viên chính, cho biết, F0 có triệu chứng hô hấp gồm hắt hơi, sổ mũi, mệt mỏi đến khi bắt đầu có viêm phổi, khó thở thì được dùng thuốc. Nếu thuốc giúp cơ thể khống chế được tải lượng virus sẽ làm giảm tỷ lệ bệnh nhân chuyển nặng, giảm các biến chứng, từ đó giảm tải cho các tầng điều trị các bệnh nhân nặng.

Theo Bộ Y tế, hiện nay, doanh nghiệp sản xuất thuốc Molnupiravir trong nước đã sẵn sàng cho việc tài trợ những lô thuốc đầu tiên với 16.000 liều và đến 5/9/2021 sẽ cung cấp tiếp 100.000 liều (tổng cộng 116.000 liều tương ứng 2.320.000 viên Molnupiravir 400mg)./.

Minh Khánh-CTV Châu Nhi/VOV.VN
Theo New York Times
( Nguồn VOV.VN)

Bình luận

Tối thiểu 10 chữ Tiếng việt có dấu Không chứa liên kết

Gửi bình luận
Đang phát:
Chương trình tiếng Mường
Thời sự tối 28/6/2024

CHƯƠNG TRÌNH TRUYỀN HÌNH 29/06/2024

05:30 Giới thiệu chương trình trong ngày
05:35Giai điệu quê hương
06:05Chương trình tiếng Mường
06:20Phóng sự: Nâng cao chất lượng sản phẩm công nghiệp nông thôn
06:30Thời sự sáng
06:55Phóng sự: Ý nghĩa phong trào xây dựng nhà đại đoàn kết
07:05Chuyên mục An ninh Hòa Bình
07:15 Chương trình thiếu nhi
07:30Trang địa phương thành phố Hòa Bình
07:45Trang địa phương huyện Lương Sơn
08:00Phim truyện: Tình yêu ngang qua T23
08:45Giới thiệu văn bản pháp luật
08:50 Mảnh ghép cuộc sống
09:20Phóng sự: Vai trò ngoại khoa trong chăm sóc sức khỏe nhân dân
09:35Hành trình khám phá
10:00Phim truyện: 40 ngày yêu T5
10:45Chương trình tiếng Mường
11:00Phim Sitcom Trận chiến của những bác sĩ thực tập T781
11:15Thể thao bốn phương
11:30Chuyên mục Nội chính: Đổi mới tổ chức và hoạt động của Tòa án ND các cấp
11:45Thời sự trưa
12:00Phim truyện:Cửa tử hắc ám -Phần 2-T53
12:45Tình khúc Belero
13:15 Thế giới quanh ta
13:40Phóng sự: Ma túy – những cuộc chiến không khoan nhượng
13:50Phim Sitcom Trận chiến của những bác sĩ thực tập T780
14:05Phim tài liệu: Việt Nam thời đại HCM – Biên niên sử truyền hình T73
14:30 Chương trình tiếng Thái
14:45Phóng sự: Đa dạng các hoạt động vui chơi tại nhà văn hóa thiếu nhi
15:00Phim truyện: Kế hoạch báo thù T3
15:45Thời sự trưa
16:00Bản tin thế thao
16:05Nhịp cầu âm nhạc
16:35Vòng quanh thế giới
17:00Trang thiếu nhi
17:15Phóng sự: Hòa Bình với cuộc vận động ưu tiên người VN dùng hàng Việt Nam
17:30Phim truyện: Cửa tử hắc ám - Phần 2- T32
18:15 Chương trình thiếu nhi
18:30Chuyên mục: Tiếng nói từ các miền quê
18:45Trang địa phương huyện Kim Bôi
19:00Tiếp sóng Thời sự Đài THVN
19:45Thời sự Hòa Bình tối
20:15Phóng sự: Giải quyết vướng mắc khi thực hiện Chương trình phục hồi PTKT
20:25Phim truyện: Người mẹ kế kỳ lạ T18
21:15Chương trình tiếng Mường
21:30Phim truyện: Bản án lương tâm T21
22:10Chuyên mục SMVH: Giữ gìn nghề đan lát của người Thái Mai Châu
22:20Khát vọng sống số 355
22:30Thời sự Hòa Bình tối
22:55Bản tin thể thao
23:00Chương trình tiếng Thái
23:10 Phim truyện: Ngã rẽ số phận T29
23:55 GTCT đêm

CHƯƠNG TRÌNH PHÁT THANH 29/06/2024

05: 00 Giới thiệu chương trình
05: 05Chương trình Tiếng mường
05: 30Chương trình thời sự sáng
06: 00Giới thiệu nối sóng (VOV)
09: 00 Sắc màu văn hóa
09: 30Chương trình phát thanh Đời sống xã hội
10: 10Quà tặng cuộc sống
10: 30Chương trình tiếng Mường
11: 00Chương trình Phát thanh Dòng chảy cuộc sống
11: 30Chương trình Thời sự
12: 00Giới thiệu nối sóng (VOV)
15: 00Giới thiệu nối sóng PT HÒA BÌNH
Sắc mầu văn hóa
15: 30Chương trình phát thanh Đời sống xã Hội
16: 10Quà tặng cuộc sống
16: 30CM Diễn đàn trẻ em
16: 40Chương trình Tiếng Thái
17: 00Chương trình thời sự chiều
17: 30Chương trình Phát thanh Dòng chảy cuộc sống
18: 00Chương trình Tiếng Mường
18: 30Chương trình Thời sự tối
19: 00Giao lưu Văn hóa các dân tộc
19: 30Giới thiệu nối sóng (VOV)
21: 30CM Diễn đàn trẻ em
21: 40Quà tặng cuộc sống
HÒA BÌNH
Weather Hoa binh
overcast clouds
34°C
1.16m/s 65%
30/06
Weather Hoa binh
38°C
27°C
01/07
Weather Hoa binh
35°C
28°C
02/07
Weather Hoa binh
34°C
27°C