Cách nhận biết và phương pháp hỗ trợ khắc phục đối với trẻ chậm nói

08:18 11/05

Để khắc phục tình trạng chậm nói ở trẻ, phụ huynh cần tăng cường tương tác tích cực, tạo hứng thú giao tiếp, bật âm ở trẻ. Bên cạnh đó, việc cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cũng đóng vai trò rất quan trọng.

Dấu hiệu phát hiện sớm trẻ bị chậm nói

Theo ThS.BS Đinh Thạc, Trưởng Khoa Tâm Lý Bệnh viện Nhi đồng 1 (TP.HCM) nhiều cha mẹ thường nhận ra con mình chậm nói muộn. Vì vậy để lỡ mất giai đoạn vàng can thiệp ngôn ngữ giúp con. Ngay khi trẻ từ 3, 4 tháng tuổi đã cần quan sát và nhận biết con chậm phát triển ngôn ngữ dựa vào các mốc đánh giá quan trọng. Từ 2-3 tuổi trở xuống là giai đoạn vàng để hỗ trợ can thiệp hiệu quả cho trẻ. Việc phát hiện trẻ có dấu hiệu chậm nói càng sớm thì quá trình khắc phục sẽ càng nhanh hiệu quả.

Dựa vào một số cột mốc đánh giá, phụ huynh có thể nhận biết được quá trình phát triển ngôn ngữ của trẻ có đang gặp trở ngại hay không như sau:

 • 1 - 6 tháng tuổi: không phản ứng với giọng nói của cha mẹ

 • 6 - 9 tháng tuổi: không hay nói những từ không rõ ràng

 • 10 - 11 tháng tuổi: không bắt chước âm thanh như "ba ba, bà bà"

• 12 tháng tuổi: không nói "ba, bà" với mục đích gọi người thân; không thường bắt chước các từ có hai và ba âm tiết

• 13 - 15 tháng tuổi: không nói được ít nhất 4 – 7 từ; người lạ không thể hiểu hết 20% những điều trẻ nói.

• 16 - 18 tháng tuổi:  không nói được ít nhất 10 từ; người lạ không thể hiểu hết 25% điều trẻ nói.

• 19 - 21 tháng tuổi: không nói được ít nhất 20 từ; người lạ không thể hiểu hết 50% điều trẻ nói.

• 22 - 24 tháng tuổi: không nói được ít nhất 50 từ; không biết sử dụng cụm hai từ; người lạ không thể hiểu hết 60% điều trẻ nói.

• 2 - 2.5 tuổi: không nói được khoảng 400 từ, bao gồm gọi tên, nói theo cụm từ hai - ba từ; sử dụng đại từ; người lạ không thể hiểu hết 75% điều trẻ nói.

• Từ 2.5 - 3 tuổi: chưa biết sử dụng số nhiều và thì quá khứ; chưa đếm 1 đến 3 một cách chính xác; chưa dùng 3-5 từ /câu; người lạ không thể hiểu hết 90% điều trẻ nói.

• 3 - 4 tuổi: chưa dùng được 3-6 từ/ câu; chưa biết đặt câu hỏi, trò chuyện, liên kết các sự kiện, kể chuyện.

• 4 -5 tuổi: chưa dùng được 6-8 từ/câu; chưa biết gọi tên chính xác bốn màu sắc; chưa đếm đúng từ 1-10.

Điều đáng nói, đa phần các gia đình còn chủ quan, cho rằng tình trạng chậm nói ở trẻ không đáng ngại, chỉ cần chờ đợi thời gian là trẻ sẽ biết nói. Chính tâm lý chủ quan đó đã khiến nhiều trường hợp trẻ chậm nói bị lỡ mất giai đoạn vàng can thiệp, không có cơ hội được phục hồi và phát triển ngôn ngữ tốt nhất.

Nếu để tình trạng chậm nói kéo dài không chỉ ảnh hưởng đến trí tuệ mà còn ảnh hưởng đến tâm lý tinh thần của bé. Trẻ thường làm theo ý của mình, thậm chí có hành vi chống đối, đập phá đồ đạc, ăn vạ, quấy khóc vì không tìm cách cho người khác hiểu được yêu cầu của mình. Thêm vào đó có một số bé chậm nói có thể dẫn tới tăng động giảm chú ý.

Trẻ chậm nói ở độ tuổi nhỏ, nếu không được hỗ trợ sớm, có thể kéo dài và ảnh hưởng đến khả năng ngôn ngữ, trí tuệ, các kỹ năng xã hội của trẻ khi trẻ đến tuổi thành niên, thậm chí trẻ cũng sẽ gặp nhiều khó khăn trong các hoạt động liên quan đến nghề nghiệp trong tương lai….

Các phương pháp giúp trẻ chậm nói bật âm, giao tiếp

Từ thực tế nêu trên, trao đổi với phóng viên, Ths.Bs Đinh Thạc cho biết, cha mẹ là người thường xuyên tiếp xúc, gần gũi với con. Vì thế, cha mẹ cần tăng giao tiếp và tương tác với trẻ. Nhưng tương tác ở đây là tương tác tích cực để kích thích trẻ bật âm.

Vậy thế nào là thời gian giao tiếp tích cực? Thời gian giao tiếp tích cực là không phụ thuộc bao lâu bạn giao tiếp với bé mà là bao nhiêu thời gian bạn làm trẻ vui, ngạc nhiên, phản ứng, tham gia và hiểu những gì bạn đang giao tiếp.

"Bạn dành 10 phút chỉ đọc sách cho trẻ mà không quan tâm đến sự tham gia của trẻ thì đó vẫn tính là 0, tức là chưa phải là thời gian giao tiếp tích cực. Nhưng chỉ cần 2 phút bạn làm trẻ hứng thú nhìn sách, nhìn bạn và chịu lật trang sách thì đó là 2 phút tích cực"- BS Thạc cho biết.

Cha mẹ có thể khuyến khích sự nhận thức về môi miệng và vận động của lưỡi, cũng như phối hợp các cơ quan phát âm khác cho bé qua các hoạt động như: đánh răng, thở hay nhai thức ăn hằng ngày….

Bên cạnh giao tiếp tích cực, dinh dưỡng cũng có vai trò hết sức quan trọng đối với sự phát triển ngôn ngữ của trẻ. Ths.Bs Đinh Thạc cho biết, có 2 yếu tố ảnh hưởng trực tiếp tới tốc độ phát triển ngôn ngữ của trẻ: đó là quá trình hình thành vùng chức năng ngôn ngữ và gia tăng các kết nối thần kinh.

Các nhà khoa học thấy rằng các vùng chức năng ngôn ngữ của trẻ phát triển rất sớm và liên quan trực tiếp tới sự phát triển trí não. Khi mới chào đời, các tế bào thần kinh rất thưa thớt nhưng, từ 0-2 tuổi, gần 80% não bộ của bé đã được hình thành. Và từ 2-5 tuổi thì não bộ của trẻ đã đạt tới 90% kích thước não người lớn. Thêm vào đó, muốn gia tăng các kết nối thần kinh về ngôn ngữ, não bộ cần nhận được các kích thích dẫn truyền từ cơ quan đích như bộ phận nghe, nhìn, cảm nhận, để ghi nhớ, chú ý. Từ đó não chỉ huy bộ phận phát âm bắt chước và phát ra tiếng nói. Và chất béo Omega thực vật đóng vai trò vô cùng quan trọng cho quá trình này.

BS.CKII Đỗ Thị Ngọc Diệp, Chủ tịch Hội Dinh dưỡng và Thực phẩm TP.HCM cho biết: Omega 3 chiếm 60% thành phần chất béo trong não. Người ta ví omega như những viên gạch xây dựng nên bộ não của con người. Vì vậy, trẻ được cung cấp đầy đủ axit béo omega ngay từ khi còn trong bụng mẹ, và khi chào đời sẽ góp phần rất quan trọng đối với việc phát triển trí não, phát triển ngôn ngữ. Omega có hai nguồn là Omega thực vật và Omega động vật.

Ưu điểm nổi bật của omega thực vật là chứa thành phần ALA mà omega động vật không có. ALA rất tốt cho quá trình dẫn truyền thần kinh, tăng khả năng ghi nhớ tập trung, giúp quá trình truyền thông tin nhanh và chính xác hơn. Nhờ đó bé sẽ ghi nhớ, chú ý, học hỏi tốt hơn.

Đặc biệt, ALA có vai trò kháng viêm và bảo vệ tế bào. Mà tế bào não rất dễ bị tổn thương nên rất cần được bảo vệ. Sau khi chào đời, não của chúng ta có 100 tỷ tế bào thần kinh. Nhưng các tế bào não không có sự tăng thêm về số lượng mà chỉ chết dần đi. Do đó, vai trò bảo vệ được tế bào não của ALA đóng vai trò cực kỳ quan trọng.

Các chuyên gia khuyến cáo nên phát hiện tình trạng trẻ chậm nói trước 3 tuổi để việc can thiệp có hiệu quả. Phụ huynh luôn cần dành thời gian tương tác tích cực với trẻ, chăm sóc và nuôi dạy trẻ với chế độ dinh dưỡng khoa học để trẻ được phát triển một cách khỏe mạnh, toàn diện./.

PV/VOV.VN
(Nguồn VOV.VN)

Bình luận

Tối thiểu 10 chữ Tiếng việt có dấu Không chứa liên kết

Gửi bình luận
Đang phát:
Phim truyện: Yêu không lối thoát T5
Video Player
Thời sự trưa 10/5/2025

CHƯƠNG TRÌNH TRUYỀN HÌNH 10/05/2025

05:30Giới thiệu chương trình trong ngày
05:35Giai điệu quê hương
06:05Chương trình tiếng Mường
06:20Phóng sự: Hiệu quả phong trào xây dựng trường chuẩn quốc gia
06:30Thời sự sáng
06:55Phóng sự: Hòa Bình phát triển chế biến lâm sản
07:05Phóng sự: Nắng nóng đầu mùa – Nguy cơ đột quỵ ở người cao tuổi
07:15Chương trình Thiếu nhi
07:30Trang địa phương thành phố Hòa Bình
07:45Trang địa phương huyện Lương Sơn
08:00Phim truyện: Truy nã đặc biệt T1
08:45Giới thiệu Văn bản pháp luật
08:50Mảnh ghép cuộc sống
09:20Chương trình Tiếng Thái (Chiều T5)
09:35Chương trình Có thể bạn chưa biết
10:00Phim truyện: Ngôi nhà bí mật T26
10:45Chương trình Tiếng Mường
11:00Phóng sự: Nỗi niềm giáo dục vùng khó khăn tỉnh Hòa Bình
11:15Thể thao bốn phương
11:30Chuyên mục Chuyển đổi số: Huyện Lạc Sơn đẩy mạnh thực hiện chuyển đổi số
11:45Thời sự trưa
12:00Phim truyện: Yêu không lối thoát T5
12:45Tình khúc Belero
13:15Khám phá thế giới
13:40Cải cách TTHC trong KCB BHYT
13:50Chuyên mục Nông dân Hòa Bình: Hiệu quả nguồn quỹ hỗ trợ nông dân trong SX
14:05Phim tài liệu: Điện Biên Phủ
14:30Chương trình Tiếng Thái
14:45Phóng sự: Phát triển du lịch gắn với bảo tồn nét văn hóa truyến thống
15:00Phim truyện: Đội cứu hộ T17
15:45Thời sự chiều
16:00Bản tin thế thao
16:05Nhịp cầu âm nhạc
16:35Vòng quanh thế giới
17:00Trang Thiếu nhi
17:15Phóng sự: Nâng cao tuyên truyền trong công tác phòng chống bệnh dại
17:30Phim truyện: Mỹ vị nhân gian T14
18:15Chương trình Thiếu nhi
18:30Chuyên mục: Tiếng nói từ các miền quê
18:45Trang địa phương huyện Kim Bôi
19:00Tiếp sóng Thời sự Đài THVN
19:45Thời sự Hòa Bình tối
20:15Phóng sự: Yên Thủy khó khăn nguồn nước trong sản xuất nông nghiệp
20:25Phim truyện: Yêu không lối thoát T4
21:15Chương trình Tiếng Mường
21:30Phim truyện: Nhân tình của tổng tài T11
22:10Phóng sự: Các trường tập trung ôn thi tốt nghiệp THPT năm 2025
22:20Khát vọng sống số 399
22:30Thời sự Hòa Bình đêm
22:55Bản tin thể thao
23:00Chương trình Tiếng Thái
23:10Phim truyện: Truy nã đặc biệt T3
23:55GTCT đêm

CHƯƠNG TRÌNH PHÁT THANH 10/05/2025

05:00Giới thiệu chương trình
05:10Chương trình Tiếng Thái
05:30Chương trình Thời sự sáng
06:00Giới thiệu nối sóng (VOV)
09:00Giới thiệu nối sóng HBTV
09:03Sắc mầu văn hóa
09:30Chương trình phát thanh Đời sống xã hội
10:10Tọa đàm Chương trình Phát thanh kinh tế
10:30Chương trình Tiếng Mường
11:00Chương trình Phát thanh Dòng chảy cuộc sống
11:30Chương trình Thời sự
12:00Giới thiệu nối sóng (VOV)
15:03Sắc mầu văn hóa
15:30Chương trình phát thanh Đời sống xã Hội
16:10Tọa đàm Chương trình Phát thanh kinh tế
16:30Chuyên mục Người cao tuổi
16:40Chương trình Tiếng Thái
17:00Chương trình Thời sự chiều
17:30Chương trình Phát thanh Dòng chảy cuộc sống
18:00Chương trình Tiếng Mường
18:30Chương trình Thời sự tối
19:00Giao lưu Văn hóa các dân tộc
19:30Giới thiệu nối sóng (VOV)
21:30Chuyên mục Người cao tuổi
21:40Tọa đàm Chương trình Phát thanh kinh tế
22:00Chào cuối ngày
HÒA BÌNH
Weather Hoa binh
overcast clouds
31°C
1.43m/s 68%
11/05
Weather Hoa binh
24°C
20°C
12/05
Weather Hoa binh
27°C
19°C
13/05
Weather Hoa binh
30°C
20°C