Béo phì là bệnh lý phải điều trị
Việt Nam chưa có thống kê nào mang tính quốc gia về tỷ lệ thừa cân, béo phì. Tuy nhiên, một số thống kê của Viện Dinh dưỡng Quốc gia cho thấy, tỉ lệ trẻ thừa cân, béo phí ở lứa tuổi học đường đang có xu hướng tăng.Khi xã hội càng phát triển, tỉ lệ người thừa cân và béo phì ngày càng tăng cao.
Chia sẻ với báo chí về vấn đề thừa cân, béo phì đang gia tăng hiện nay, GS. Trần Bình Giang, Giám đốc Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức cho biết, tình trạng thừa cân, béo phì là thực trạng đang rất đáng lo ngại của y tế Việt Nam. Khoảng 30 năm trước, chúng ta chưa từng nghĩ phải đối phó với tình trạng này.
Hiện nay, Việt Nam chưa có thống kê nào mang tính quốc gia về tỉ lệ thừa cân, béo phì. Tuy nhiên, một số thống kê của Viện Dinh dưỡng Quốc gia cho thấy, tỉ lệ trẻ thừa cân, béo phí ở lứa tuổi học đường đang có xu hướng tăng.
GS. Trần Bình Giang chia sẻ, trên thế giới, hiện có khoảng 6,5 triệu người béo phì cần điều trị. Tỉ lệ tử vong liên quan tới béo phì gấp 2 lần tỷ lệ tử vong của ung thư vú và đại trực tràng cộng lại.
"Thừa cân và béo phì là hai trạng thái hoàn toàn khác nhau. Thừa cân thì chỉ cần thay đổi chế độ sinh hoạt, ăn uống, thói quen luyện tập hàng ngày, nhưng béo phì là một bệnh lý, phải điều trị theo y học", GS. Trần Bình Giang nhấn mạnh.
Theo các chuyên gia, nguyên nhân gia tăng bệnh béo phì ở Việt Nam là do đời sống của người dân tăng cao hơn trước, các thực phẩm giàu năng lượng đang xuất hiện nhiều hơn trên bàn ăn người Việt, thức ăn có lợi cho sức khoẻ như rau xanh, hoa quả bị thiếu dần, thói quen luyện tập giảm... Đây cũng là những nguyên nhân gây ra các rối loạn chuyển hoá như đái tháo đường, mỡ máu…
Tránh lạm dụng ăn kiêng quá mức, dùng thuốc giảm cân theo quảng cáo
Theo GS. Trần Bình Giang, chữa bệnh béo phì phải dựa vào từng cá nhân trên nguyên tắc khoa học, tránh việc lạm dụng các chế độ ăn kiêng hay việc dùng thuốc giảm cân được quảng cáo ‘rầm rộ’ từ đông ty, tây y, thực phẩm chức năng.
Hiện, Bộ Y tế mới chỉ cấp phép sử dụng 2 loại nhóm thuốc điều trị béo phì gồm: nhóm thuốc hạn chế hấp thụ thức ăn nhưng lại gây rối loạn tiêu hoá và nhóm thuốc gây tác động lên hệ thần kinh Trung ương cũng khiến người bệnh béo phì chán ăn. Những thuốc này điều trị phải rất thận trọng và phải được bác sĩ chỉ định, theo dõi sát sao. Ngoài dùng thuốc, hiện nay có 2 phương pháp điều trị béo phì khác, đó là phương pháp đặt vòng thắt dạ dày và phương pháp cắt dạ dày ống đứng để giảm béo, lãnh đạo BV Hữu Nghị Việt Đức chia sẻ.
Các chuyên gia y tế nhấn mạnh, người mắc bệnh béo phì thường có nhiều bệnh lý kèm theo như rối loạn đường huyết, rối loạn lipid, rối loạn axit uric, gan nhiễm mỡ, có trường hợp bị ngừng thở khi ngủ, phụ nữ có thể vô sinh do béo phì… Tuy nhiên, khi điều trị béo phì, tỉ lệ các bệnh kèm theo cũng sẽ được cải thiện tốt hơn.
Theo phân loại của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), một người trưởng thành (trừ người đang mang thai), nếu có chỉ số BMI (chỉ số khối cơ thể tính bằng cách lấy cân nặng tính bằng kg chia cho bình phương chiều cao tính bằng m) nằm trong khoảng 25 - 29,9 được xem là thừa cân, BMI > = 30 được xem là béo phì. BMI trên 40 được coi là bệnh béo phì và trên 50 là bệnh béo phì nặng.
Tối thiểu 10 chữ Tiếng việt có dấu Không chứa liên kết
Gửi bình luận