Thực hư về cách đánh vần “lạ” cho học sinh lớp 1

15:18 27/08

Bộ GD-ĐT đã chấp nhận cách đánh vần “lạ” cho học sinh lớp 1 theo sách công nghệ giáo dục của GS.TSKH Hồ Ngọc Đại.

Mới đây, mạng xã hội lan truyền clip quay cảnh được cho là một giáo viên tiểu học đang hướng dẫn các vị phụ huynh học sinh có con đang theo học lớp 1 về chương trình dạy học mới với những thay đổi về cách đánh vần.

Cụ thể, theo nội dung clip được chia sẻ, giáo viên này đang đứng trên bục giảng, hướng dẫn các vị phụ huynh dạy con em mình đánh vần các từ “k”, “qu” theo chương trình mới đều phải đọc là “c”, hay thay đổi cách đánh vần của các từ “iên”, “uôn”.

Clip đăng tải ngay lập tức gây xôn xao dư luận, thu hút hàng triệu lượt xem, hàng trăm nghìn lượt chia sẻ và bình luận. Đa số ý kiến đều bày tỏ sự hoang mang và lo ngại không biết đây thực sự có phải là chương trình giáo dục mới được áp dụng không.

Theo tìm hiểu của giáo viên, đây là cách đánh vần theo chương trình sách Tiếng Việt Công nghệ giáo dục của Giáo sư, Tiến sĩ khoa học (GS.TSKH) Hồ Ngọc Đại. Trong khi nhiều phụ huynh cũng tỏ ra không bất ngờ với cách đánh vần này, trong khi đó, một số phụ huynh khác lại không đồng tình với cách đánh vần mới này.

thuc hu ve cach danh van la cho hoc sinh lop 1 hinh 1

Sách Tiếng Việt lớp 1 theo chương trình Công nghệ giáo dục 

Bộ GD-ĐT chấp nhận cách đánh vần theo sách công nghệ giáo dục

Về vấn đề trên, đại diện Bộ GD-ĐT cũng cho biết, nhiều phụ huynh chưa quen với cách đánh vần theo sách công nghệ giáo dục của GS.TSKH Hồ Ngọc Đại vì trước đây quen với cách đánh vần như chương trình đại trà hiện hành. Nhưng tài liệu Tiếng Việt 1 theo chương trình Công nghệ Giáo dục của GS.TSKH Hồ Ngọc Đại thì đi theo hướng ngữ âm học và bao nhiêu năm nay đã tổ chức, triển khai dạy học như thế rồi chứ không phải năm nay mới có, thực chất không phải cái gì đó mới hay phát hiện mới lạ. Có thể với những phụ huynh thấy lạ tai nên câu chuyện mới xôn xao như vậy, chứ những năm trước đây những trường, địa phương theo chương trình này đã dạy học như vậy mà không có vấn đề gì.

Cô giáo trong đoạn clip hướng dẫn phụ huynh để có thể hỗ trợ con khi ở nhà. Thế nhưng, dạy theo chương trình Công nghệ Giáo dục thì cách đánh vần và phát âm khác với chương trình đại trà hiện hành nên khiến nhiều phụ huynh xôn xao.

Thực tế có nhiều giáo viên, phụ huynh học sinh sau khi tiếp cận chương trình này cũng đánh giá là bình thường, không vấn đề gì.

Chương trình Công nghệ Giáo dục của GS.TSKH Hồ Ngọc Đại nghiêng về ngữ âm học cho nên người ta dạy theo hướng đó và Hội đồng thẩm định quốc gia của Bộ GD-ĐT đã thẩm định là không sai khi đưa ra một cách tiếp cận mới, nhưng khác hay như các phụ huynh nói là “lạ” với cách của chương trình đại trà hiện hành. Bộ GD-ĐT đã thẩm định và cũng chấp nhận phương pháp của GS.TSKH Hồ Ngọc Đại, bởi cách dạy cho học sinh về chính tả, tiếp cận theo hướng ngữ âm học.

Hội đồng thẩm định quốc gia đã thẩm định và chấp nhận cho phép địa phương nào muốn thì tổ chức dạy học theo tài liệu của chương trình này. Bộ cũng không xác minh đây là trường học nào hay cô giáo nào bởi họ dạy theo yêu cầu của tài liệu Tiếng Việt 1 Công nghệ Giáo dục.

Cách đánh vần tiếng Việt 1 theo sách Công nghệ giáo dục

Liên quan đến việc này, thông tin với VOV.VN, Trung tâm Công nghệ Giáo dục (Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam) cho biết, tại Việt Nam, có hai cách đánh vần tiếng Việt dựa theo hai bộ sách do Nhà Xuất bản Giáo dục Việt Nam phát hành. Dưới đây là cách đánh vần tiếng Việt theo sách Tiếng Việt lớp 1 Công nghệ Giáo dục của GS.TSKH Hồ Ngọc Đại.

Bộ sách Tiếng Việt lớp 1 Công nghệ Giáo dục được xây dựng trên tinh thần giải pháp Công nghệ Giáo dục do GS.TSKH Hồ Ngọc Đại khởi xướng. Chương trình này được triển khai từ năm 1978 tại trường Thực nghiệm (Hà Nội), sau đó được mở rộng ra các trường tiểu học ở nhiều tỉnh thành khác.

Về quan hệ Âm – Chữ và cách đánh vần theo sách Công nghệ giáo dục được thực hiện như sau:

1. Về quan hệ Âm – Chữ

Vì sao 3 chữ c / k / q đều đọc là /cờ/?

- Nguyên tắc cơ bản nhất khi học tiếng Việt là ngay từ đầu, cần phân biệt:

Âm / Chữ - Vật thật / Vật thay thế.

Âm và Chữ khác nhau.

+ 1 âm ghi bằng 1 chữ: Âm /a/ ghi bằng chữ a; âm /bờ/ ghi bằng chữ b…

+ 1 âm có thể ghi bằng 2 chữ: Âm /gờ/ ghi bằng 2 chữ g hoặc gh theo quy tắc chính tả.

+ 1 âm có thể ghi bằng 3 chữ: Âm /cờ/ ghi bằng 3 chữ c/k/q theo quy tắc chính tả.

+ 1 âm có thể ghi bằng 4 chữ: Âm /ia/ ghi bằng 4 chữ ia/iê/yê/ya theo quy tắc chính tả.

Âm chỉ có 1. Nhưng 1 âm có thể được ghi bằng nhiều chữ theo quy tắc chính tả.

2. Về cách đánh vần

Từ xưa đến nay, có 3 cách đánh vần. Chẳng hạn với tiếng huyền.

1- Cách thứ nhất (từ khi có người Pháp cho đến cách mạng Tháng 8): hát-u-hu-y gờ rếch-uy-huy-ê-nờ-uyên-huyên-huyền-huyền.

2- Cách thứ hai (cải cách giáo dục): hờ-u-hu-y-ê-nờ-uyên-huyên-huyền-huyền.

3- Cách hiện đại: huyền: huyên – huyền – huyền.

Với cách thứ 3 này, để đánh vần huyên-huyền-huyền thì:

- Trước đó phải biết đánh vần tiếng thanh ngang huyên: hờ - uyên – huyên.

- Trước đó nữa, phải biết vần uyên: u-yên-uyên.

- Trước đó nữa, phải biết vần yên: yê-nờ-iên.

- Trước đó nữa, phải biết ia/yê.

Trung tâm Công nghệ Giáo dục cũng cho biết, người học phải bắt đầu từ đầu, học từ âm, rồi đến vần, rồi đến tiếng thanh ngang, rồi đến tiếng có các thanh còn lại.

Xin nhắc lại, nguyên tắc cơ bản nhất ngay từ đầu cần phân biệt Âm và Chữ - Vật thật / Vật thay thế:

Âm là Vật thật, có trước, ngay trong cuộc sống hằng ngày của mọi người (hằng ngày, người ta nói với nhau và nghe bằng âm (Tiếng).

Chữ là Vật thay thế, có sau, phải học mới biết được. Vấn đề là học như thế nào cho đúng, cho chắc, cho lâu bền mãi mãi./.

Bích Lan/VOV.VN

Bình luận

Tối thiểu 10 chữ Tiếng việt có dấu Không chứa liên kết

Gửi bình luận
Đang phát:
Trang địa phương huyện Lạc Thủy
Video Player
Thời sự tối 8/5/2025

CHƯƠNG TRÌNH TRUYỀN HÌNH 09/05/2025

05:30Giới thiệu chương trình trong ngày
05:35Tình khúc Belero
06:05Chương trình Tiếng Mường
06:20Phóng sự: Những nỗi niềm giáo dục vùng khó khăn tỉnh Hòa Bình
06:30Thời sự sáng
06:55Phóng sự: Cải cách TTHC trong KCB BHYT
07:10Chuyên mục Nông dân Hòa Bình: Hiệu quả nguồn quỹ hỗ trợ Nông dân trong SX
07:20Chương trình Thiếu nhi
07:30Trang địa phương huyện Mai Châu
07:45Trang địa phương huyện Lạc Thủy
08:00Phim truyện: Pháp y tần minh – Người đọc tâm T28 (Hết)
08:45Giới thiệu Văn bản pháp luật
08:50Phóng sự: Chủ trương sáp nhập xã – Cơ hội mới PTKT cho người dân Lạc Sơn
09:05Tọa đàm: Hướng đi bền vững cho nuôi trồng thủy sản
09:25Bạn của nhà nông
09:50Chuyên mục Chuyển đổi số: Huyện Lạc Sơn đẩy mạnh thực hiện chuyển đổi số
10:00Phim truyện: Ngôi nhà bí mật T25
10:45Chương trình Tiếng Thái
11:00Tạp chí Lao động công đoàn: Đẩy mạnh các hoạt động chăm lo cho NLĐ
11:15Tạp chí Thông tin kinh tế
11:30Phóng sự: Phát triển du lịch gắn với bảo tồn nét văn hóa truyền thống
11:45Thời sự trưa
12:00Phim truyện: Yêu không lối thoát T4
12:45Nhịp cầu âm nhạc
13:15Thế giới quanh ta
13:40Phóng sự: Các địa phương thực hiện Đề án 03 về phát triển nông nghiệp
13:50Chuyên mục Xây dựng Đảng: Nâng cao chất lượng tổ chức Đảng và đảng viên ở cơ sở
14:05Thế giới động vật
14:35 Chương trình Tiếng Thái
14:50Phóng sự: Giao thông nông thôn đối với PTKT nông nghiệp vùng cao
15:00Phim truyện: Đội cứu hộ T16
15:45Thời sự chiều
16:00Bản tin thế thao
16:05Nhìn ra tỉnh bạn
16:35Phim tài liệu: Điện Biên Phủ
17:00Có thể bạn chưa biết
17:20Phóng sự: Thực trang tiến độ đường cao tốc Hòa Bình – Mộc Châu
17:30Phim truyện: Mỹ vị nhân gian T13
18:15Chương trình Thiếu nhi
18:30Trang địa phương thành phố Hòa Bình
18:45Trang địa phương huyện Lương Sơn
19:00Tiếp sóng Thời sự Đài THVN
19:45Thời sự Hòa Bình tối
20:15Phóng sự: Hiệu quả phong trào xây dựng trường chuẩn quốc gia
20:25Phim truyện: Yêu không lối thoát T3
21:15Chương trình Tiếng Mường
21:30Phim truyện: Nhân tình của tổng tài T10
22:10Phóng sự: Hòa Bình phát triển chế biến lâm sản
22:20Phóng sự: Nắng nóng đầu mùa – Nguy cơ đột quỵ ở người cao tuổi
22:30Thời sự Hòa Bình đêm
23:05Bản tin thể thao
23:10Phim truyện: Truy nã đặc biệt T2
23:55GTCT đêm

CHƯƠNG TRÌNH PHÁT THANH 09/05/2025

05:00Giới thiệu chương trình
05:05Chương trình Tiếng mường
05:30Chương trình Thời sự sáng
06:00Giới thiệu nối sóng (VOV)
09:03Nhịp sống đất Mường
09:30Chương trình phát thanh Đời sống xã hội
10:10Chuyên mục Diễn đàn vì trẻ em
10:20Chuyên mục Văn hoá Hòa Bình
10:30Chương trình tiếng Mường
11:00Chương trình Phát thanh Dòng chảy cuộc sống
11:30Chương trình Thời sự
12:00Giới thiệu nối sóng (VOV)
15:03Nhịp sống đất Mường
15:30Chương trình phát thanh Đời sống xã Hội
16:10Chuyên mục Số và đời sống
16:20Những bông hoa giữa đời thường
16:30Chuyên mục Văn hóa Hòa Bình
16: 40Chương trình Tiếng Thái
17:00Chương trình Thời sự chiều
17:30Chương trình Phát thanh Dòng chảy cuộc sống
18:00Chương trình Tiếng Mường
18:30Chương trình Thời sự chiều
19:00Đọc truyện giúp bạn: Hồng Lâu mộng
19:30Giới thiệu nối sóng (VOV)
21:30Văn hóa Hòa Bình
21:40Chuyên mục Số và đời sống
21:50Những bông hoa giữa đời thường
22:00 Chào cuối ngày
HÒA BÌNH
Weather Hoa binh
overcast clouds
27°C
1.43m/s 90%
10/05
Weather Hoa binh
33°C
24°C
11/05
Weather Hoa binh
22°C
19°C
12/05
Weather Hoa binh
27°C
19°C