Sức hút từ các lễ hội vùng dân tộc thiểu số

14:55 22/04

Tỉnh Sóc Trăng có trên 35% dân số là đồng bào dân tộc thiểu số, trong đó người Khmer chiếm trên 31%. Hằng năm, tỉnh tổ chức nhiều lễ hội truyền thống của đồng bào Khmer, Hoa, Kinh vừa bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa của đồng bào dân tộc thiểu số và trở thành sản phẩm du lịch ấn tượng, thu hút du khách.

Lễ hội Oóc om bóc - Đua ghe Ngo hàng năm thu hút đông đảo du khách.
 
Lễ hội Nghinh Ông - nét văn hóa đặc sắc
 
Lễ hội Nghinh Ông Nam Hải (huyện Trần Đề) diễn ra ngày 21 - 23/3 (âm lịch) hằng năm trở thành chuỗi sự kiện văn hóa, thể thao, thu hút cộng đồng và phát triển du lịch ở xứ biển Trần Đề, tỉnh Sóc Trăng. Lễ hội có hai phần: Lễ rước Ông và lễ tế truyền thống, hội thi cắm hoa và trưng bày mâm ngũ quả, hội thi vẽ tranh, trò chơi dân gian, thi đấu môn thể thao... thu hút du khách trong và ngoài nước đến tham quan.
 
Ông Phạm Văn Đâu, Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Sóc Trăng thông tin: Lễ hội Nghinh Ông Nam Hải (huyện Trần Đề) được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia năm 2019; năm 2024, Lăng Ông Nam Hải được xếp loại Di tích lịch sử cấp tỉnh. Là tín ngưỡng dân gian, lễ hội được phổ biến, trao truyền qua các thế hệ ngư dân đi biển với mong muốn cầu cho quốc thái dân an, biển lặng, gió hòa, ngư dân đánh bắt nhiều tôm cá, mang lại cuộc sống ấm no hạnh phúc.
 
Theo ông Phạm Văn Đâu, lễ hội được tổ chức nhằm bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống của người dân xứ biển. Qua đó quảng bá hình ảnh, con người, sản vật của huyện Trần Đề nói riêng, tỉnh Sóc Trăng nói chung đến người dân cả nước, góp phần thúc đẩy phát triển du lịch địa phương.
 
Chị Trần Thị Hồng Thắm (du khách đến từ tỉnh Bến Tre) cho biết, gia đình chị sinh sống bằng nghề khai thác thủy sản trên biển, chị tham gia lễ hội với mong muốn cầu cho những chuyến khai thác được bình an, đánh bắt nhiều tôm cá, mang lại cuộc sống sung túc. Lễ hội thu hút khá đông du khách đến tham gia, tạo không khí vui tươi, ấm áp nên mọi người đều phấn khởi, hào hứng, hứa hẹn một mùa biển thật bội thu.
 
Bà Trần Cẩm Tú, Trưởng phòng Văn hóa, Khoa học và Thông tin huyện Trần Đề cho biết, UBND tỉnh đã phê duyệt Đề án bảo tồn và phát huy giá trị Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia Lễ hội Nghinh Ông đến năm 2028. Đề án nhằm đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức người dân trong công tác bảo tồn, phát huy giá trị Di sản văn hóa phi vật thể này; nâng tầm Lễ hội Nghinh Ông gắn với bảo tồn và phát huy giá trị các nghi lễ, đồng thời thực hiện nhiều giải pháp quảng bá, xúc tiến du lịch ở địa phương.
 
Phát huy du lịch văn hóa tâm linh
 
Du khách trải nghiệm mặc trang phục đồng bào Khmer tại chùa Bô Tum Vong Sa Som Rong
(Phường 5, thành phố Sóc Trăng).
 
Tỉnh Sóc Trăng có 93 ngôi chùa Phật giáo Nam tông Khmer, đây được xem là một trong những lợi thế, tiềm năng khai thác du lịch văn hóa tâm linh ở địa phương, nổi bật là chùa Chén Kiểu (xã Đại Tâm, huyện Mỹ Xuyên), chùa Mahatup (chùa Dơi), Bô Tum Vong Sa Som Rong (thành phố Sóc Trăng), chùa chùa Bốn Mặt (huyện Châu Thành).
 
Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Sóc Trăng Trần Minh Lý cho biết, nhiều ngôi chùa Phật giáo Nam tông Khmer ở Sóc Trăng trở thành địa điểm thu hút khá rất đông khách du lịch thập phương.
 
Cũng theo ông Trần Minh Lý, nhờ điều kiện về giao thông nên các điểm du lịch tâm linh trên địa bàn dễ dàng kết nối tuyến tour du lịch với điểm đến trong khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.
 
Chị Trần Diệp Mơ (du khách ở huyện Tháp Mười - Đồng Tháp) chia sẻ, khi đến tham quan chùa Bô Tum Vong Sa Som Rong (Phường 5, thành phố Sóc Trăng) bản thân chị rất ấn tượng với điểm nhấn là tượng Đức Phật Thích Ca nhập Niết bàn dài nhất Việt Nam (khoảng 73m).
 
Tượng Phật có gương mặt phúc hậu mang đến sự bình yên và cảm giác an nhiên khi chiêm ngưỡng. Chị biết thêm, về kiến trúc ngôi chùa mang đậm sắc màu văn hóa Khmer cùng nhiều biểu tượng nổi tiếng như, chim thần Krud hay rắn thần Nagar. Cũng theo chị Trần Diệp Mơ, du khách đến đây khá thích thú với thuê trang phục truyền thống của đồng bào Khmer để chụp hình lưu niệm và hòa mình trong những bộ trang phục sặc sỡ của đồng bào.
 
Ngoài ra, các hoạt động văn hóa, lễ hội truyền thống đặc trưng của đồng bào Khmer thu hút đông đảo người dân tham gia. Nổi bật như, Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây, Lễ hội Oóc om bóc - Đua ghe ngo…
 
Theo Phó Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng Nguyễn Văn Khởi, hằng năm, lễ hội Oóc om bóc - Đua ghe Ngo có sự tham gia gần 60 đội ghe ngo trong và ngoài tỉnh tranh tài trên dòng sông Mapero (thành phố Sóc Trăng).
 
Mỗi kỳ lễ hội để lại ấn tượng tốt đẹp trong lòng nhân dân, du khách, nhất là đồng bào Khmer. Tính riêng mùa lễ hội Oóc om bóc - Đua ghe Ngo với nhiều hoạt động hấp dẫn, thu hút khoảng 620.000 lượt đại biểu và du khách, trong đó, có trên 19.000 lượt khách lưu trú, doanh thu du lịch đạt khoảng 80 tỷ đồng.
 
Cũng theo ông Nguyễn Văn Khởi, trong quý I/2025, tổng lượt khách du lịch đến tỉnh đạt 903.850 lượt, trong đó khách quốc tế 16.796 lượt, khách lưu trú 147.800 lượt, tổng doanh thu từ du lịch đạt trên 585 tỷ đồng.
 
Sóc Trăng đang thực hiện chương trình liên kết hợp tác phát triển du lịch với TP Hồ Chí Minh và các địa phương Đồng bằng sông Cửu Long năm 2025. Theo đó, nhiều chương trình được triển khai như: Công bố "Đề án phát triển sản phẩm du lịch liên kết TP Hồ Chí Minh và 13 tỉnh, thành phố Đồng bằng sông Cửu Long” phát triển chương trình du lịch về nguồn gắn với giá trị lịch sử vùng biên giới; quảng bá du lịch TP Hồ Chí Minh và 13 tỉnh, thành phố Đồng bằng sông Cửu Long tại các tỉnh miền Trung; quảng bá điểm đến du lịch trên nền tảng ứng dụng bản đồ thông minh 3D của TP Hồ Chí Minh.
 
Chương trình hợp tác, liên kết du lịch Sóc Trăng với TP Hồ Chí Minh và các địa phương Đồng bằng sông Cửu Long năm 2025 nhằm khai thác lợi thế tiềm năng, đưa ngành Du lịch phát triển, trở thành ngành công nghiệp mũi nhọn. Chương trình là cơ sở quan trọng để các địa phương đẩy mạnh quảng bá, xúc tiến du lịch, trong đó Sóc Trăng tiếp tục giới thiệu về du lịch tâm linh, gắn với sản phẩm truyền thống vùng dân tộc thiểu số.
 
Sóc Trăng đang phát triển nhiều sản phẩm chủ lực gồm: Du lịch văn hóa tâm linh, du lịch văn hóa lễ hội - ẩm thực, du lịch sông nước miệt vườn cồn Mỹ Phước, du lịch sinh thái rừng tràm kết hợp về nguồn tại Khu căn cứ Tỉnh ủy (huyện Mỹ Tú)… Đây là những sản phẩm du lịch đặc trưng của tỉnh hứa hẹn thu hút nhiều lượt khách thời gian tới.
 
(Theo HBĐT)

Bình luận

Tối thiểu 10 chữ Tiếng việt có dấu Không chứa liên kết

Gửi bình luận
Đang phát:
Phóng sự: Khó khăn trong công tác quản lý các Di tích văn hóa
Video Player
Thời sự tối 23/5/2025

CHƯƠNG TRÌNH TRUYỀN HÌNH 24/05/2025

05:30Giới thiệu chương trình trong ngày
05:35Phim tài liệu: Nguyễn Tất Thành
06:05Chương trình Tiếng Mường
06:20Phóng sự: Khó khăn trong công tác quản lý các Di tích văn hóa
06:30Thời sự sáng
06:55Phóng sự: Hỗ trợ vốn, đào tạo Kỹ năng giúp phụ nữ phát triển kinh tế bền vững
07:05Phóng sự: Tạo sinh kế cho người nghèo thông qua nguồn tín dụng chính sách
07:15Chương trình Thiếu nhi
07:30Trang địa phương thành phố Hòa Bình
07:45Trang địa phương huyện Lương Sơn
08:00Phim truyện: Truy nã đặc biệt T15
08:45Giới thiệu Văn bản pháp luật
08:50Mảnh ghép cuộc sống
09:20Điểm hẹn văn hóa
09:35Chương trình Có thể bạn chưa biết
09:50Phóng sự: Các địa phương tăng cường hoạt động PCLB giảm nhẹ thiên tai
10:00Phim truyện: Ngôi nhà bí mật T40
10:45Chương trình Tiếng Mường
11:00Chuyên mục Khuyến nông: Chăm sóc thủy sản mùa nắng nóng, mưa lũ
11:15Thể thao bốn phương
11:30Phóng sự: Công tác Phòng chống dịch bệnh mùa Hè
11:45Thời sự trưa
12:00Phim truyện: Yêu không lối thoát T19
12:45Phim tài liệu: Điện Biên phủ
13:15 Khám phá thế giới
13:40Phóng sự: Các trường tăng cường tuyên truyền tai nạn thương tích cho học sinh
13:50Phóng sự: Điểm mới trong kỳ thi vào lớp 10, năm 2025
14:05Phim tài liệu: Hồ Chí Minh - Hành trình kiến tạo Văn hóa Hòa Bình
14:35Chương trình Tiếng Thái
14:50Chuyên mục hộp thư truyền hình: Cần có giải pháp trước thực trạng Nhà văn hóa xuống cấp
15:00Phim truyện: Đội cứu hộ T30
15:45Thời sự chiều
16:00Bản tin thế thao
16:05Thế giới quanh ta
16:35Vòng quanh thế giới
17:00Trang Thiếu nhi
17:15Phóng sự: Điểm mới trong kỳ thi vào lớp 10, năm 2025
17:30Phim truyện: Mỹ vị nhân gian T28
18:15Chương trình Thiếu nhi
18:30Chuyên mục Tiếng nói từ các miền quê
18:45Trang địa phương huyện Kim Bôi
19:00Tiếp sóng Thời sự Đài THVN
19:45Thời sự Hòa Bình tối
20:15Phóng sự: Các địa phương tập trung thực hiện chương trình giảm nghèo bền vững
20:25Phim truyện: Yêu không lối thoát T16
21:15Chương trình Tiếng Mường
21:30Phim truyện: Nhân tình của tổng tài T25
22:10Phóng sự: Nguy cơ cháy nổ trong mùa nắng nóng
22:20Khát vọng sống số 401
22:30Thời sự Hòa Bình đêm
22:55Bản tin thể thao
23:00Chương trình Tiếng Thái
23:15Phim truyện: Truy nã đặc biệt T17
23:55GTCT đêm

CHƯƠNG TRÌNH PHÁT THANH 24/05/2025

HÒA BÌNH
Weather Hoa binh
overcast clouds
24°C
1.16m/s 98%
25/05
Weather Hoa binh
27°C
21°C
26/05
Weather Hoa binh
27°C
20°C
27/05
Weather Hoa binh
23°C
22°C