Nỗi lo kỳ thi tốt nghiệp Trung học phổ thông năm 2025

10:01 12/04

Năm 2025 đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT khi Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) chính thức áp dụng những điều chỉnh lớn về hình thức, nội dung và cách thức đánh giá.

Theo lãnh đạo Bộ GD-ĐT, mục tiêu của những điều chỉnh là giảm áp lực thi cử, hướng đến đánh giá toàn diện năng lực của học sinh. Tuy nhiên, những thay đổi này cũng đang tạo ra không ít lo lắng cho học sinh, phụ huynh và cả đội ngũ giáo viên trong quá trình chuẩn bị.

Học sinh “ngợp” trước thay đổi cấu trúc đề và cách đánh giá

Một trong những điểm mới đáng chú ý là việc rút gọn số môn thi từ 6 xuống còn 4 môn. Cụ thể, thí sinh sẽ thi hai môn bắt buộc là Toán và Ngữ văn, cùng hai môn tự chọn thay vì phải thi cả tổ hợp khoa học tự nhiên hoặc xã hội như trước. Kỳ thi cũng được điều chỉnh còn 3 buổi, từ đó giúp giảm thời lượng gây căng thẳng, áp lực cho học sinh.

Bên cạnh đó, cơ cấu xét tốt nghiệp thay đổi khi tỷ trọng điểm học bạ được nâng lên 50%, thay vì chỉ chiếm 30% như trước. Điều này đồng nghĩa với việc kết quả học tập 3 năm THPT sẽ có vai trò quyết định hơn trong quá trình xét tốt nghiệp.

Nỗi lo kỳ thi tốt nghiệp Trung học phổ thông năm 2025
Sau giờ học chính khóa, nhiều học sinh lớp 12 ở TP Hà Nội tiếp tục đến các trung tâm học thêm để ôn luyện chuẩn bị cho kỳ thi sắp tới.

Dù mục đích là giảm tải, thế nhưng với nhiều học sinh lớp 12 hiện nay, Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 lại trở thành nỗi lo. Em Phí Nguyên Bình, học sinh Lớp 12A1, Trường THPT Khương Đình (Hà Nội), chia sẻ: “Em thực sự cảm thấy áp lực vì không chỉ phải học kỹ mà còn phải hiểu sâu để làm được bài. Đề thi năm nay không còn kiểm tra học thuộc lòng như trước mà bắt buộc phải biết vận dụng kiến thức thực tế”.

Theo định hướng mới của Bộ GD-ĐT, đề thi các môn sẽ có cấu trúc chú trọng đánh giá năng lực học sinh thay vì chỉ kiểm tra ghi nhớ. Cụ thể, tỷ lệ câu hỏi ở mức độ “vận dụng" và "vận dụng cao" tăng lên, trong đó khoảng 30% câu hỏi yêu cầu thí sinh phải biết phân tích, lập luận, giải quyết vấn đề thực tế. Với môn Ngữ văn, đề thi năm nay có thể sử dụng các văn bản ngoài sách giáo khoa, đòi hỏi học sinh phải có kỹ năng đọc hiểu tốt và tư duy linh hoạt.

Áp lực học tập không chỉ dừng lại ở khối lượng kiến thức mà còn đến từ việc phải làm quen với phương pháp học hoàn toàn mới trong một thời gian khá ngắn. “Chúng em vừa phải theo sát chương trình chính khóa, vừa phải luyện đề và học thêm kỹ năng làm bài. Nhiều bạn học từ sáng đến tối, không có thời gian nghỉ ngơi”, Nguyên Bình cho biết thêm. Không chỉ riêng Nguyên Bình, Nguyễn Ngọc Dũng, học sinh Lớp 12A2, Trường THPT Hàn Thuyên (Bắc Ninh) cũng thấy áp lực chồng chất khi đặt mục tiêu vào Trường Đại học Y Hà Nội, một trong những trường có điểm chuẩn cao.

“Em biết rõ điểm chuẩn Trường Đại học Y Hà Nội những năm gần đây đều trên 26 điểm, thậm chí có năm lên tới gần 29 điểm, nên em gần như không được phép sai sót. Chỉ một câu trắc nghiệm nhầm là có thể mất luôn cơ hội”, Ngọc Dũng chia sẻ.

Với khối lượng kiến thức nặng cộng thêm yêu cầu cao từ phía trường đại học được lựa chọn, Ngọc Dũng cho biết em gần như không có thời gian nghỉ ngơi: “Em học cả ngày, tự học đến khuya mà vẫn cảm thấy chưa đủ. Đề thi năm nay lại nhấn mạnh yếu tố vận dụng và thực tiễn, nên em không chỉ học kiến thức trong sách giáo khoa mà còn phải tìm thêm tài liệu bên ngoài, tìm tòi, tự vận dụng lý thuyết vào thực tế. Còn hơn hai tháng nữa là bước vào kỳ thi, nhưng đôi lúc em cũng không chắc cách mình đang học có đúng hướng với cấu trúc đề thi mới hay không”.

Phụ huynh và giáo viên đồng hành, nhưng lo lắng

Không chỉ học sinh, nhiều phụ huynh cũng đang cảm thấy bối rối khi kỳ thi thay đổi quá nhanh so với những gì họ đã quen thuộc. Bà Nguyễn Thị Thu Thủy, phụ huynh của em Phí Nguyên Bình chia sẻ: “Gia đình tôi luôn cố gắng hỗ trợ con về mặt tinh thần và tài chính. Năm nay, cấu trúc đề thi thay đổi nhiều so với mọi năm, chúng tôi không nắm bắt được hết. Do đó, gia đình cũng gặp nhiều khó khăn để có thể tư vấn hay giúp con ôn tập hiệu quả”.

Các trung tâm giáo dục và luyện thi cũng ghi nhận xu hướng học sinh tìm đến các khóa học ôn luyện kỹ năng phân tích đề, học phương pháp làm bài theo kiểu “vận dụng” ngày càng đông. Ông Trần Trung Hiếu, Giám đốc Công ty Cổ phần G-Corp, người đã có 10 năm kinh nghiệm trong giảng dạy môn Vật lý, cho rằng: “Học sinh cần bắt đầu xây dựng kế hoạch học tập và ôn luyện dài hạn, thay vì học dồn, học tủ như trước đây. Việc phân bổ thời gian hợp lý giữa các môn, tăng cường luyện tập thực tế và nâng cao khả năng trình bày, lập luận cũng là những yếu tố quan trọng. Đồng thời, sự đồng hành từ nhà trường, gia đình và xã hội là không thể thiếu. Khi học sinh được học tập trong một môi trường hiểu và hỗ trợ, áp lực sẽ dần được hóa giải, nhường chỗ cho sự tự tin và vững vàng bước vào kỳ thi quan trọng nhất của tuổi học trò”.

Trong bối cảnh kỳ thi đang thay đổi để phù hợp hơn với thực tiễn giáo dục hiện đại, nỗi lo của học sinh và phụ huynh là điều dễ hiểu. Tuy nhiên, nếu coi đây là cơ hội để thay đổi cách học-học vì hiểu và biết áp dụng, thay vì chỉ học để thi-thì Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 có thể sẽ trở thành cột mốc quan trọng, đánh dấu bước trưởng thành thực sự của một thế hệ học sinh mới.

Bài và ảnh: VÂN HÀ

THeo https://www.qdnd.vn/giao-duc-khoa-hoc/cac-van-de/noi-lo-ky-thi-tot-nghie...

Bình luận

Tối thiểu 10 chữ Tiếng việt có dấu Không chứa liên kết

Gửi bình luận
Video Player
Thời sự tối 4/5/2025

CHƯƠNG TRÌNH TRUYỀN HÌNH 05/05/2025

05:30Giới thiệu chương trình trong ngày
05:35Chương trình VHNT
06:05Chương trình Tiếng Thái
06:20Phóng sự: Nâng cao tuyên truyền trong công tác phòng, chống bệnh dại
06:30Thời sự sáng
07:00Chuyên mục: Sắc màu văn hóa
07:20Chương trình Thiếu nhi
07:30Tạp chí Thông tin kinh tế
07:45Trang địa phương huyện Đà Bắc
08:00Phim truyện: Pháp y tần minh – Người đọc tâm T23
08:45Giới thiệu Văn bản pháp luật
08:50Tọa đàm: Những giải pháp cho phát triển du lịch tỉnh Hòa Bình
09:10Nhìn ra thế giới
10:00Phim truyện: Ngôi nhà bí mật T21
10:45Chương trình Tiếng Mường
11:00Những khó khăn của cơ sở giáo dục nghề nghiệp
11:15Tạp chí Dân tộc và phát triển
11:30Phóng sự: Cần tăng cường tuyên truyền vấn đề ATGT cho đối tượng học sinh
11:45Thời sự trưa
12:00Phim truyện: Bong bóng hôn nhân T30 (Hết)
12:45Ca nhạc quốc tế
13:15Thế giới động vật
13:40Phóng sự: Gian nan giáo dục vùng cao
13:50Phóng sự: Thực trạng tiến độ cao tốc Hòa Bình – Mộc Châu
14:05Văn hóa Hòa Bình
14:25Chương trình Tiếng Thái
14:40Chuyên mục tiếng nói từ các Miền quê
15:00Phim truyện: Đội cứu hộ T12
15:45Thời sự chiều
16:00Bản tin thế thao
16:05Nhìn ra tỉnh bạn
16:35Văn nghệ cuối tuần
17:05Chương trình Tiếng Mường
17:20Phóng sự: Cảnh báo ô nhiễm nước ngầm trong sử đụng giếng khoan
17:30Phim truyện: Mỹ vị nhân gian T9
18:15Chương trình Thiếu nhi
18:30Trang địa phương TPHB
18:45Trang địa phương huyện Yên Thủy
19:00Tiếp sóng Thời sự Đài THVN
19:45Thời sự Hòa Bình tối
20:15Chuyên mục Xây dựng Đảng: Nâng cao chất lượng tổ chức Đảng và đảng viên ở cơ sở
20:25Phim truyện: Tình yêu ngang qua T29
21:10Chương trình Tiếng Mường
21:25Phim truyện: Nhân tình của tổng tài T6
22:10Phóng sự: Phát triển du lịch gắn với bảo tồn nét văn hóa truyền thống
22:30Thời sự Hòa Bình đêm
23:05Bản tin thể thao
23:10Phim truyện: Ngã rẽ số phận T35
23:55GTCT đêm

CHƯƠNG TRÌNH PHÁT THANH 05/05/2025

HÒA BÌNH
Weather Hoa binh
Mây rải rác
25°C
1.04m/s 91%
06/05
Weather Hoa binh
36°C
25°C
07/05
Weather Hoa binh
35°C
25°C
08/05
Weather Hoa binh
38°C
25°C