Hoa Kỳ áp thuế đối ứng 46%: Việt Nam ứng phó ra sao?

14:58 08/04

Lắng nghe ý kiến tham vấn từ các doanh nghiệp; giảm thuế đối với một số nhóm mặt hàng, ngành hàng nhập khẩu từ Hoa Kỳ vào Việt Nam, rà soát để xem xét, gỡ bỏ các rào cản kỹ thuật; ứng phó với vấn đề chống gian lận xuất xứ, chuyển tải bất hợp pháp; tăng cường nhập khẩu hàng hóa xuất xứ từ Hoa Kỳ… hàng loạt biện pháp Việt Nam đã và đang tích cực triển khai, nhằm sớm tìm được tiếng nói chung trong giải quyết vấn đề áp thuế nhập khẩu hàng hóa.

Vào cuộc kịp thời, chủ động

Liên tiếp trong các ngày từ 3-4 đến nay, nhiều cuộc họp, làm việc, điện đàm đã được lãnh đạo Đảng, Nhà nước ta thực hiện, để trao đổi, bàn giải pháp tháo gỡ rào cản thuế quan mà chính quyền Hoa Kỳ đặt ra, đảm bảo hài hòa lợi ích cho cả hai phía.

Ngay sau khi Hoa Kỳ công bố chính sách thuế đối ứng, sáng ngày 3-4, Thường trực Chính phủ đã triệu tập cuộc họp khẩn để đánh giá tình hình, tác động từ chính sách thuế của Hoa Kỳ, đưa ra các giải pháp thích ứng. Đồng thời, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên đã có Công hàm gửi Trưởng Đại diện Thương mại Hoa Kỳ đề nghị tạm hoãn quyết định áp thuế trên để trao đổi, tìm giải pháp hài hòa; đề nghị thu xếp cuộc điện đàm trong thời gian sớm nhất để trao đổi, xử lý vấn đề này.

Một tổ công tác về tăng cường hợp tác, chủ động thích ứng với điều chỉnh chính sách kinh tế, thương mại của Hoa Kỳ do Phó thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn làm tổ trưởng cũng đã được Thủ tướng ký quyết định thành lập ngay trong ngày hôm đó.

Hoa Kỳ áp thuế đối ứng 46%: Việt Nam ứng phó ra sao?
Ngành may xuất khẩu sẽ chịu ảnh hưởng lớn khi Mỹ áp thuế 46%.

Làm việc với các doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa sang Hoa Kỳ, các hiệp hội và cơ quan liên quan vào chiều ngày 4-4, Phó thủ tướng Hồ Đức Phớc đã lắng nghe nhiều ý kiến đề xuất, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp xuất khẩu, thúc đẩy triển khai các dự án của Hoa Kỳ tại Việt Nam; điều chỉnh một số sắc thuế đối với hàng hóa nhập khẩu từ Hoa Kỳ.

Tối 4-4, theo giờ Việt Nam, Tổng Bí thư Tô Lâm đã có cuộc điện đàm với Tổng thống Mỹ Donald Trump. Trong cuộc điện đàm, Tổng Bí thư khẳng định, Việt Nam sẵn sàng trao đổi với phía Hoa Kỳ để đưa mức thuế nhập khẩu về 0% đối với hàng hóa nhập khẩu từ Hoa Kỳ, đồng thời đề nghị Hoa Kỳ áp dụng mức thuế tương tự đối với hàng hóa nhập khẩu từ Việt Nam; tiếp tục nhập khẩu nhiều hàng hóa từ Hoa Kỳ mà Việt Nam có nhu cầu và khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi để các công ty từ Hoa Kỳ tăng cường đầu tư hơn nữa vào Việt Nam.

Hai ngày cuối tuần qua tiếp tục với những cuộc làm việc rất khẩn trương, liên tục, cho thấy những nỗ lực bền bỉ của các nhà lãnh đạo. Bên cạnh cuộc họp của Thường trực Chính phủ với các cơ quan liên quan (ngày 5-4) để thực hiện kết luận của Bộ Chính trị và triển khai thông điệp cuộc điện đàm giữa Tổng Bí thư Tô Lâm với Tổng thống Donald Trump, ngày 6-4, trong vai trò Tổ trưởng Tổ công tác về tăng cường hợp tác, chủ động thích ứng với điều chỉnh chính sách kinh tế, thương mại của Hoa Kỳ, Phó thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã tiếp Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam Marc E. Knapper.

Phó thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn khẳng định lại những thông điệp lớn của Tổng Bí thư Tô Lâm trong cuộc điện đàm với Tổng thống Donald Trump; thông báo về việc Tổng Bí thư đã cử Đặc phái viên, Phó thủ tướng Hồ Đức Phớc tới Hoa Kỳ để tiếp tục cụ thể hóa các nội dung này; đề nghị Tổng thống Mỹ lùi thời hạn áp thuế đối ứng với hàng hóa Việt Nam trong quá trình đàm phán thuế quan giữa hai nước.

"Việt Nam chia sẻ quan tâm của Hoa Kỳ trong cân bằng cán cân thương mại, nhưng lấy làm tiếc với việc Hoa Kỳ quyết định áp thuế đối ứng ở mức rất cao với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam, ảnh hưởng đến doanh nghiệp hai nước và đặc biệt tác động đến hàng triệu người dân Việt Nam", Phó thủ tướng Bùi Thanh Sơn nói với Đại sứ Marc E. Knapper.

Phó thủ tướng Bùi Thanh Sơn cho rằng, quyết định áp thuế đối ứng là không phù hợp với thực tế hợp tác kinh tế - thương mại song phương và không phản ánh đúng tinh thần quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện Việt Nam - Hoa Kỳ, ảnh hưởng tiêu cực đến quan hệ kinh tế, thương mại đang phát triển tốt đẹp giữa hai nước.

Điện đàm với người đồng cấp - Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim vào chiều 6-4, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã thông tin về những nỗ lực của Việt Nam trong trao đổi với phía Hoa Kỳ về các biện pháp tháo gỡ vướng mắc, thúc đẩy hợp tác kinh tế, thương mại, hướng đến thương mại công bằng, bền vững, hài hòa lợi ích của các bên. Trong Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 3-2025 và Hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương diễn ra sáng 6-4, Thủ tướng Phạm Minh Chính cũng nhắc đến những nỗ lực giao thiệp để giải quyết các yêu cầu chính đáng của phía Hoa Kỳ, trên cơ sở lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ.

Việt Nam xứng đáng được đối xử công bằng

Trên cương vị Tổng thống trong nhiệm kỳ đầu tiên của mình, ông Donald Trump đã hai lần đến thăm Việt Nam vào các năm 2017 và 2019. Ngày 2-4, khi tuyên bố áp dụng mức thuế quan mới với hơn 180 nền kinh tế, ông Donald Trump đã hai lần nhắc đến tên Việt Nam và cảm thán "Việt Nam, họ là những nhà đàm phán rất giỏi. Họ thích tôi. Tôi thích họ", nhưng ông cũng cho rằng vì Việt Nam đánh thuế với hàng hóa nhập khẩu từ Hoa Kỳ 90% nên nước này đáp trả bằng chính sách thuế quan 46%.

Có lẽ vì những ấn tượng tốt đẹp với Việt Nam, cũng như cảm nhận được sự thiện chí từ phía lãnh đạo Việt Nam, nên ngay sau cuộc điện đàm, Tổng thống Donald Trump đã chia sẻ dòng trạng thái trên mạng xã hội Truth Social: "Tôi vừa có một cuộc điện đàm rất hiệu quả với ông Tô Lâm, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam. Ông ấy nói với tôi rằng Việt Nam muốn giảm thuế quan xuống mức 0 nếu họ có thể đạt được thỏa thuận với Hoa Kỳ. Tôi đã thay mặt đất nước gửi lời cảm ơn ông ấy và nói rằng tôi mong được gặp trực tiếp trong thời gian tới".

Dù Việt Nam không phải là nước đầu tiên tiến hành đàm phán với Hoa Kỳ xung quanh việc áp thuế đối ứng, nhưng lại là nước đầu tiên Tổng thống Donald Trump công bố kết quả điện đàm trên trang chính thức của mình.

"Tính chất của cuộc điện đàm cho thấy sự vào cuộc một cách kịp thời, chủ động từ phía các nhà lãnh đạo đất nước, đồng thời thể hiện tinh thần nhất quán là chúng ta luôn có sự tôn trọng và cầu thị trong ngoại giao kinh tế và trong mối quan hệ đối với Hoa Kỳ", bà Phạm Thị Ngọc Thủy, Giám đốc Văn phòng Ban Nghiên cứu phát triển kinh tế tư nhân (Hội đồng tư vấn cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng Chính phủ) chia sẻ.

Theo bà, rất nhiều quốc gia đã và đang chuẩn bị cho những vòng đàm phán, tuy nhiên việc Tổng thống Donald Trump đăng tin tức điện đàm với Tổng Bí thư Tô Lâm lên trang cá nhân của ông là một chi tiết rất đặc biệt, "cho thấy trong mối quan hệ bang giao, hoạt động thương mại giữa hai nước có sự đặc biệt so với câu chuyện chung". Việc đàm phán còn rất nhiều công việc kỹ thuật phải làm, nhưng đây là chi tiết động viên cộng đồng doanh nghiệp rất nhiều.

"Với sự nhất quán trong ngoại giao kinh tế, vào cuộc một cách chủ động và chân thành trong đàm phán, chúng tôi hy vọng những cuộc đàm phán tới đây sẽ có bước tiến rõ rệt, đáp ứng sự chờ đợi của cộng đồng doanh nghiệp", bà Thủy nói.

Những động thái khẩn trương, tích cực của lãnh đạo Đảng, Nhà nước ta đã truyền đi thông điệp Việt Nam hết sức thiện chí, mong muốn việc đàm phán đạt kết quả tốt đẹp, góp phần thúc đẩy quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện giữa hai nước, như lời khẳng định của Phó thủ tướng Hồ Đức Phớc rằng "Việt Nam luôn chủ động, cầu thị và phối hợp mạnh mẽ với phía Hoa Kỳ để đàm phán thuế một cách công bằng, chống vấn đề trung chuyển hàng hóa, đẩy mạnh thương mại hai chiều theo hướng cả hai cùng có lợi". 

Không phải chờ đến khi Hoa Kỳ công bố chính sách thuế quan này, mà trong suốt hơn 2 tháng qua, Chính phủ đã chủ động và tích cực giải quyết các mối quan tâm về thương mại của chính quyền Tổng thống Donald Trump. Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, lãnh đạo các bộ, ngành đã giao thiệp với phía Hoa Kỳ, trao đổi trên tất cả các kênh chính trị, ngoại giao. Đầu tháng 3 vừa qua, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã dành hơn 3 tiếng để lắng nghe ý kiến của các tập đoàn, doanh nghiệp lớn của Mỹ. 

Một mặt, chúng ta cơ bản giải quyết những vấn đề quan tâm của phía Hoa Kỳ, đặc biệt là chủ động giảm 23 dòng thuế nhập khẩu (nhiều dòng thuế có thuế suất 0%, hoặc thấp hơn mức thuế quan Hoa Kỳ áp với Việt Nam), tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp Hoa Kỳ đầu tư, sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam; mặt khác, nỗ lực thúc đẩy cân bằng cán cân thương mại hai nước thông qua các hợp đồng mua hàng hóa từ nước này. Theo thông tin từ Phó thủ tướng Hồ Đức Phớc, Việt Nam đang triển khai mua 250 máy bay Boeing và một số máy bay quân sự, mua khí hóa lỏng (LNG) với trị giá 6 tỷ USD cùng nhiều hàng hóa, thiết bị khác trị giá hơn 90 tỷ USD. 

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường Đỗ Đức Duy cho biết, Việt Nam đã và đang rất nỗ lực để gỡ bỏ các rào cản cho các sản phẩm hàng hóa nông sản Hoa Kỳ nhập khẩu vào Việt Nam, như ngô, đậu tương, trái cây, thịt bò, thịt gà và gần đây là các sản phẩm biến đổi gen để làm thức ăn chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản. Đến thời điểm này, phía Hoa Kỳ gửi 61 bộ hồ sơ về các sản phẩm biến đổi gen, Bộ đã giải quyết 60/61 bộ, chỉ còn một bộ hồ sơ chờ phía đối tác Hoa Kỳ cung cấp bổ sung thông tin. 

"Hiện nay, chúng tôi đang rà soát sửa đổi Thông tư 04 liên quan đến kiểm tra chuyên ngành đối với các sản phẩm thực phẩm nhập khẩu từ Hoa Kỳ vào Việt Nam. Trong quá trình sửa đổi, chúng tôi sẽ gửi ý kiến tham vấn của các đối tác Hoa Kỳ, để bảo đảm các rào cản kỹ thuật tiếp tục được dỡ bỏ theo hướng thông thoáng nhất", Bộ trưởng Đỗ Đức Duy nói. 

Về ứng phó với vấn đề chống gian lận xuất xứ, theo Thứ trưởng Bộ Tài chính Lê Tấn Cận, Bộ đã chỉ đạo Cục Hải quan tăng cường quản lý đối với hoạt động xuất nhập khẩu; nâng cao nhận thức, hiệu quả thực thi các quy định pháp luật về phòng vệ thương mại, xuất xứ, hải quan, chống lẩn tránh các biện pháp phòng vệ thương mại.

Những nỗ lực ngoại giao kinh tế của lãnh đạo Chính phủ những ngày qua, cùng sự sẵn sàng chung tay từ phía các hiệp hội doanh nghiệp, ngành hàng và AmCham, USABC cho chúng ta niềm tin lạc quan về một kết quả đàm phán tốt đẹp, công bằng, hài hòa với lợi ích của hai nước - hai Đối tác Chiến lược toàn diện, với lịch sử gần 30 năm thiết lập, vun đắp quan hệ ngoại giao. 

Xin kết bài viết này bằng ý kiến của Tiến sĩ Nguyễn Sĩ Dũng, nguyên Phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội: "Việt Nam chưa bao giờ tìm cách làm giàu bằng con đường phi chính đáng. Việt Nam không thao túng. Việt Nam chỉ đang làm điều mà mọi quốc gia có chí tiến thủ đều làm: Tham gia một cách nghiêm túc vào cuộc chơi toàn cầu, bằng sức lao động của chính mình. Và vì thế, Việt Nam xứng đáng được đối xử công bằng". 

 

TTXVN

Theo https://www.qdnd.vn/kinh-te/cac-van-de/hoa-ky-ap-thue-doi-ung-46-viet-na...

Bình luận

Tối thiểu 10 chữ Tiếng việt có dấu Không chứa liên kết

Gửi bình luận
Đang phát:
Phim truyện: Pháp y tần minh – Người đọc tâm T28 (Hết)
Video Player
Thời sự tối 8/5/2025

CHƯƠNG TRÌNH TRUYỀN HÌNH 09/05/2025

05:30Giới thiệu chương trình trong ngày
05:35Tình khúc Belero
06:05Chương trình Tiếng Mường
06:20Phóng sự: Những nỗi niềm giáo dục vùng khó khăn tỉnh Hòa Bình
06:30Thời sự sáng
06:55Phóng sự: Cải cách TTHC trong KCB BHYT
07:10Chuyên mục Nông dân Hòa Bình: Hiệu quả nguồn quỹ hỗ trợ Nông dân trong SX
07:20Chương trình Thiếu nhi
07:30Trang địa phương huyện Mai Châu
07:45Trang địa phương huyện Lạc Thủy
08:00Phim truyện: Pháp y tần minh – Người đọc tâm T28 (Hết)
08:45Giới thiệu Văn bản pháp luật
08:50Phóng sự: Chủ trương sáp nhập xã – Cơ hội mới PTKT cho người dân Lạc Sơn
09:05Tọa đàm: Hướng đi bền vững cho nuôi trồng thủy sản
09:25Bạn của nhà nông
09:50Chuyên mục Chuyển đổi số: Huyện Lạc Sơn đẩy mạnh thực hiện chuyển đổi số
10:00Phim truyện: Ngôi nhà bí mật T25
10:45Chương trình Tiếng Thái
11:00Tạp chí Lao động công đoàn: Đẩy mạnh các hoạt động chăm lo cho NLĐ
11:15Tạp chí Thông tin kinh tế
11:30Phóng sự: Phát triển du lịch gắn với bảo tồn nét văn hóa truyền thống
11:45Thời sự trưa
12:00Phim truyện: Yêu không lối thoát T4
12:45Nhịp cầu âm nhạc
13:15Thế giới quanh ta
13:40Phóng sự: Các địa phương thực hiện Đề án 03 về phát triển nông nghiệp
13:50Chuyên mục Xây dựng Đảng: Nâng cao chất lượng tổ chức Đảng và đảng viên ở cơ sở
14:05Thế giới động vật
14:35 Chương trình Tiếng Thái
14:50Phóng sự: Giao thông nông thôn đối với PTKT nông nghiệp vùng cao
15:00Phim truyện: Đội cứu hộ T16
15:45Thời sự chiều
16:00Bản tin thế thao
16:05Nhìn ra tỉnh bạn
16:35Phim tài liệu: Điện Biên Phủ
17:00Có thể bạn chưa biết
17:20Phóng sự: Thực trang tiến độ đường cao tốc Hòa Bình – Mộc Châu
17:30Phim truyện: Mỹ vị nhân gian T13
18:15Chương trình Thiếu nhi
18:30Trang địa phương thành phố Hòa Bình
18:45Trang địa phương huyện Lương Sơn
19:00Tiếp sóng Thời sự Đài THVN
19:45Thời sự Hòa Bình tối
20:15Phóng sự: Hiệu quả phong trào xây dựng trường chuẩn quốc gia
20:25Phim truyện: Yêu không lối thoát T3
21:15Chương trình Tiếng Mường
21:30Phim truyện: Nhân tình của tổng tài T10
22:10Phóng sự: Hòa Bình phát triển chế biến lâm sản
22:20Phóng sự: Nắng nóng đầu mùa – Nguy cơ đột quỵ ở người cao tuổi
22:30Thời sự Hòa Bình đêm
23:05Bản tin thể thao
23:10Phim truyện: Truy nã đặc biệt T2
23:55GTCT đêm

CHƯƠNG TRÌNH PHÁT THANH 09/05/2025

05:00Giới thiệu chương trình
05:05Chương trình Tiếng mường
05:30Chương trình Thời sự sáng
06:00Giới thiệu nối sóng (VOV)
09:03Nhịp sống đất Mường
09:30Chương trình phát thanh Đời sống xã hội
10:10Chuyên mục Diễn đàn vì trẻ em
10:20Chuyên mục Văn hoá Hòa Bình
10:30Chương trình tiếng Mường
11:00Chương trình Phát thanh Dòng chảy cuộc sống
11:30Chương trình Thời sự
12:00Giới thiệu nối sóng (VOV)
15:03Nhịp sống đất Mường
15:30Chương trình phát thanh Đời sống xã Hội
16:10Chuyên mục Số và đời sống
16:20Những bông hoa giữa đời thường
16:30Chuyên mục Văn hóa Hòa Bình
16: 40Chương trình Tiếng Thái
17:00Chương trình Thời sự chiều
17:30Chương trình Phát thanh Dòng chảy cuộc sống
18:00Chương trình Tiếng Mường
18:30Chương trình Thời sự chiều
19:00Đọc truyện giúp bạn: Hồng Lâu mộng
19:30Giới thiệu nối sóng (VOV)
21:30Văn hóa Hòa Bình
21:40Chuyên mục Số và đời sống
21:50Những bông hoa giữa đời thường
22:00 Chào cuối ngày
HÒA BÌNH
Weather Hoa binh
overcast clouds
27°C
1.43m/s 90%
10/05
Weather Hoa binh
33°C
24°C
11/05
Weather Hoa binh
22°C
19°C
12/05
Weather Hoa binh
27°C
19°C