Thông tư 29: Thay đổi nhận thức cộng đồng

14:47 14/03

Thông tư số 29/2024/TT-GDĐT được ban hành không chỉ chấn chỉnh hoạt động dạy thêm, học thêm đang diễn ra tràn lan, tiêu cực, mà còn thay đổi toàn diện nhận thức của cộng đồng nhà trường theo hướng tích cực và phù hợp với xu thế của nhiều nước trên thế giới.

Theo chúng tôi, cộng đồng nhà trường bao gồm tất cả những thành phần (con người và tổ chức) có liên quan đến hoạt động của một nhà trường, bao gồm: Học sinh - Những người trực tiếp học tập và rèn luyện tại trường; giáo viên và người hỗ trợ - những người giảng dạy, hướng dẫn và hỗ trợ học sinh trong quá trình học tập; hiệu trưởng, ban giám hiệu - những người quản lý và điều hành toàn diện hoạt động của nhà trường; cán bộ, nhân viên nhà trường - những người thực hiện các công việc nuôi dưỡng, bảo vệ, y tế học đường, thư viện, hỗ trợ tâm lý...; phụ huynh học sinh - những người có vai trò phối hợp với nhà trường trong giáo dục học sinh, bao gồm cha mẹ và các thành viên trong gia đình; cựu học sinh - những người từng học tập tại trường, có thể đóng góp kinh nghiệm và hỗ trợ nhà trường phát triển; các tổ chức, đoàn thể như đoàn thanh niên, hội phụ huynh, hội khuyến học… ; cộng đồng địa phương, gồm chính quyền, doanh nghiệp và các tổ chức xã hội có liên quan.

Thông tư 29: Thay đổi nhận thức cộng đồng
Học sinh Trường Tiểu học Hội Hợp B, TP Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc. Ảnh: Thu Hà

Trong đó, 4 thành phần nòng cốt, đóng vai trò quan trọng nhất là hiệu trưởng, giáo viên, học sinh và phụ huynh. Sự phối hợp chặt chẽ giữa các thành phần này sẽ tạo nên một môi trường giáo dục lành mạnh, góp phần xây dựng nhà trường vững mạnh và không ngừng đổi mới.

Là người đứng đầu nhà trường, hiệu trưởng đóng vai trò quyết định trong việc triển khai và thực hiện Thông tư 29. Để thực hiện tốt nhiệm vụ này, hiệu trưởng cần nghiêm túc nghiên cứu các nội dung mới của thông tư, so sánh với Thông tư 17/2012, từ đó xác định những điểm thay đổi, bổ sung và điều chỉnh phù hợp với thực tế nhà trường.

Ngoài ra, hiệu trưởng cần lắng nghe ý kiến từ giáo viên, học sinh và phụ huynh, để nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của cộng đồng nhà trường. Từ đó, kịp thời đưa ra các quyết định phù hợp hoặc báo cáo lên cấp trên khi cần thiết. Một hiệu trưởng có tầm nhìn, sáng tạo và tận tâm sẽ là người “thuyền trưởng” chèo lái con thuyền giáo dục vững vàng trước những thay đổi và thử thách.

Đối với giáo viên, Thông tư 29 quy định rõ ràng việc giáo viên không được dạy thêm trong trường, trừ các trường hợp đặc biệt và phải tuân thủ theo quy định. Điều này đặt ra yêu cầu cao hơn đối với chất lượng giờ dạy chính khóa. Giáo viên cần chuẩn bị bài giảng một cách cẩn thận, đổi mới phương pháp giảng dạy, giúp học sinh hiểu sâu kiến thức ngay tại lớp học.

Bên cạnh đó, giáo viên có thể tận dụng nền tảng số để hỗ trợ học sinh tự học và giải đáp thắc mắc ngoài giờ chính khóa. Thường xuyên dạy học sinh cách học và áp dụng nó để rèn luyện các kỹ năng tự chủ, tự học và tư duy phản biện, giúp các em có phong cách học tập mới, phát triển năng lực của mình. Nói vậy không có nghĩa là giáo viên sẽ ngắt kết nối hỗ trợ học sinh ngoài giờ học chính khóa. Các thầy cô, thông qua cơ sở hạ tầng số, vẫn có thể giúp đỡ học sinh khi các em gặp khó khăn, do hạn chế học thêm và đang tự học ngoài giờ chính khóa. Chất lượng giờ dạy chính khóa nâng lên, đồng nghĩa giảm nhu cầu học thêm. Dần dần, dạy thêm, học thêm sẽ không còn là áp lực và tự mất đi. Rèn luyện đạo đức nhà giáo, vì tương lai người học, hãy cống hiến giá trị bản thân của mình cho thế hệ trẻ, với tấm lòng tận tụy và thương yêu như người ruột thịt. Ngoài ra, không dạy thêm đại trà, mức thu nhập của giáo viên có giảm. Bù lại, nhà nước đang dần quan tâm tới đời sống nhà giáo, như hệ số lương tăng lên và có lương tháng thứ 13.

Học sinh cần phát triển năng lực tự học, tự chủ, thay vì phụ thuộc vào các lớp học thêm. Khoa học đã chứng minh rằng, học thêm thụ động có thể khiến học sinh trở nên ỷ lại, thiếu tư duy sáng tạo và khả năng giải quyết vấn đề. Việc tập trung học tập tốt trong giờ chính khóa, kết hợp với tự học và trải nghiệm thực tế, sẽ mang lại hiệu quả cao hơn.

Truyền thống văn hóa Việt Nam “học thầy không tày học bạn”. Do đó, được học qua bạn hay nhóm bạn là điều cần thiết và đem lại hiệu quả giáo dục ở nhiều mặt. Có điều, chắc chắn, học thêm, dù hết buổi này qua buổi khác, sẽ không bao giờ dừng hay hết được kiến thức. Là học sinh thông minh, hãy tập trung học tập tốt ở giờ chính khóa, sau đó tự học, tích cực tham gia trải nghiệm vốn kiến thức thầy cô đã dạy trên lớp, là cách học tốt nhất. Những người thành công không chỉ học từ sách vở, mà còn tích lũy kiến thức qua các trải nghiệm phong phú trong cuộc sống. Vì vậy, học sinh cần hiểu rằng, học tập là hành trình suốt đời, và giá trị lớn nhất chính là trở thành người tử tế, có trách nhiệm với bản thân và xã hội.

Phụ huynh có vai trò quan trọng trong việc đồng hành cùng nhà trường để giáo dục con cái. Thay vì "khoán trắng" việc giáo dục cho thầy cô, cha mẹ cần chủ động phối hợp với nhà trường và dành thời gian quan tâm, hỗ trợ con em mình.

Việc học thêm không phải là giải pháp duy nhất để con cái thành công. Thay vào đó, cha mẹ nên đầu tư vào các hoạt động phát triển kỹ năng sống, thể chất, nghệ thuật... giúp con phát triển toàn diện như cách các nước phát triển đang áp dụng. Một môi trường học tập lành mạnh, tràn đầy cảm xúc tích cực sẽ giúp con trẻ học tập hiệu quả hơn và sẵn sàng đối mặt với những thách thức của cuộc sống.

ĐẶNG TỰ ÂN, Giám đốc Quỹ Hỗ trợ đổi mới giáo dục phổ thông Việt Nam

Theo https://www.qdnd.vn/giao-duc-khoa-hoc/cac-van-de/thong-tu-29-thay-doi-nh...

Bình luận

Tối thiểu 10 chữ Tiếng việt có dấu Không chứa liên kết

Gửi bình luận
Đang phát:
Phim truyện: Ngôi nhà bí mật T35
Video Player
Thời sự tối 18/5/2025

CHƯƠNG TRÌNH TRUYỀN HÌNH 19/05/2025

05:30Giới thiệu chương trình trong ngày
05:35Chương trình Văn hóa nghệ thuật
06:05Chương trình tiếng Thái
06:20Phóng sự: Tỉnh Hòa Bình với công tác phòng chống thiên tai
06:30Thời sự sáng
07:00Phóng sự: Phát triển tín dụng chính sách xã hội trên địa bàn tỉnh Hòa Bình
07:20Chương trình Thiếu nhi
07:30Tạp chí Thông tin kinh tế
07:45Trang địa phương huyện Đà Bắc
08:00Phim truyện: Truy nã đặc biệt T10
08:45Giới thiệu Văn bản pháp luật
08:50Tọa đàm: An toàn thực phẩm – Nỗi lo không chỉ riêng ai
09:10Nhìn ra thế giới
10:00Phim truyện: Ngôi nhà bí mật T35
10:45Chương trình Tiếng Mường
11:00Chuyên mục cải cách hành chính: Chuyển đổi số ở Hòa Bình từ nhận thức tới hành động
11:15Tạp chí Dân tộc và phát triển
11:30Phóng sự: Cần tôn vinh những giá trị tốt đẹp của gia đình đối với phát triển xã hội
11:45Thời sự trưa
12:00Phim truyện: Yêu không lối thoát T14
12:45Ca nhạc quốc tế
13:15Thế giới động vật
13:40Chuyên mục pháp luật & Đời sống: Tăng cường công tác tuyên truyền pháp luật về PCCN tại các cơ sở sản xuất kinh doanh
13:50Phóng sự: Đẩy mạnh hoạt động Đội và Phong trào Thanh thiếu niên trong trường học
14:05Văn hòa Hòa Bình
14:25Chương trình tiếng Thái
14:40Chuyên mục tiếng nói từ các miền quê
15:00Phim truyện: Đội cứu hộ T26
15:45Thời sự chiều
16:00Bản tin thế thao
16:05Nhìn ra tỉnh bạn
16:35Văn nghệ cuối tuần
17:05Chương trình: Tiếng Thái
17:20Chuyên mục Kinh tế tập thể: Phát huy vai trò của HTX trong kinh tế nông thôn
17:30Phim truyện: Mỹ vị nhân gian T23
18:15Chương trình Thiếu nhi
18:30Trang địa phương TPHB
18:45Trang địa phương huyện Yên Thủy
19:00Tiếp sóng Thời sự Đài THVN
19:45Thời sự Hòa Bình tối
20:15Chuyên mục xây dựng Đảng: Những điển hình học tập và làm theo lời Bác
20:25Phim truyện: Yêu không lối thoát T12
21:10Chương trình Tiếng Mường
21:25Phim truyện: Nhân tình của tổng tài T20
22:10Phim tài liệu: Nguyễn Tất Thành
22:45Thời sự Hòa Bình đêm
23:10Bản tin thể thao
22:15Phim tài liệu: Hồ Chí Minh – Hành trình kiến tạo Văn hóa Hòa Bình
23:45Phim truyện: Truy nã đặc biệt T12
23:55GTCT đêm

CHƯƠNG TRÌNH PHÁT THANH 19/05/2025

HÒA BÌNH
Weather Hoa binh
overcast clouds
28°C
0.25m/s 81%
20/05
Weather Hoa binh
34°C
24°C
21/05
Weather Hoa binh
35°C
25°C
22/05
Weather Hoa binh
34°C
25°C