Thủ tướng Phạm Minh Chính: Thực hiện phòng, chống lãng phí phải như cơm ăn, nước uống hằng ngày

15:55 25/02

Kết luận Phiên họp thứ nhất của Ban Chỉ đạo phòng, chống lãng phí được tổ chức trực tuyến với 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương vào sáng 25-2, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo yêu cầu nâng cao nhận thức và phải hành động cụ thể, thường xuyên phòng, chống lãng phí, như cơm ăn, nước uống hằng ngày của mỗi người.

Cần có hướng dẫn xử lý cơ sở vật chất trong sắp xếp tổ chức bộ máy

Lãnh đạo các bộ, ngành, địa phương thẳng thắn chỉ rõ, lãng phí diễn ra khá phổ biến dưới nhiều hình thức, nhất là trong lĩnh vực quản lý tài chính, tài sản công, đầu tư công, đất đai, tài nguyên khoáng sản… gây ra nhiều hệ lụy nghiêm trọng, làm suy giảm nguồn lực, tạo rào cản vô hình trong phát triển kinh tế - xã hội, bỏ lỡ thời cơ phát triển của đất nước. Đặc biệt, các đại biểu cho rằng, những lãng phí kể trên, một phần do vướng mắc về thể chế.

Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, thực hiện việc rà soát các dự án đầu tư có khó khăn vướng mắc, tồn đọng kéo dài, tại 26 cơ quan Trung ương và 62 địa phương có hơn 1.000 dự án gặp vướng mắc, trong đó có 181 dự án đầu tư công, 801 dự án đầu tư ngoài ngân sách và 60 dự án hợp tác công tư (PPP). Tuy nhiên, lãnh đạo các địa phương cho biết, số lượng các dự án còn khó khăn, vướng mắc ở địa phương trên thực tế còn cao hơn nhiều do chưa thống kê hết và ở các mức độ, thẩm quyền giải quyết khác nhau.

Trong đó, các khó khăn, vướng mắc chủ yếu do thiếu vốn đầu tư, nợ đọng xây dựng cơ bản; việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất, giải phóng mặt bằng, trùng lắp quy hoạch; thiếu thủ tục giao đất, cho thuê đất; không tuân thủ thủ tục đấu thầu, đấu giá lựa chọn nhà đầu tư; vướng mắc về vật liệu xây dựng…

Các đại biểu đề xuất tiếp tục hoàn thiện thể chế và có cơ chế đặc biệt, đặc thù tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các dự án, nhất là các dự án có sai phạm được chỉ ra trong quá trình thanh tra, kiểm tra, kiểm toán, các bản án… Đồng thời có hướng dẫn kịp thời để sắp xếp tài sản, cơ sở vật chất, tránh lãng phí trong quá trình sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Thực hiện phòng, chống lãng phí phải như cơm ăn, nước uống hằng ngày
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp thứ nhất của Ban Chỉ đạo phòng, chống lãng phí.  

Kết luận Phiên họp, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo ghi nhận ý kiến tâm huyết, trách nhiệm của các đại biểu dự họp; yêu cầu các Bộ, cơ quan theo chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền được giao khẩn trương xử lý kiến nghị của các địa phương; kịp thời báo cáo cấp có thẩm quyền đối với những nội dung vượt thẩm quyền.

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ Tài chính phối hợp với Văn phòng Chính phủ, các bộ, ngành liên quan tổng hợp đầy đủ các ý kiến, sớm hoàn thiện, trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Thông báo Kết luận Phiên họp; đồng thời xây dựng dự thảo Quyết định kiện toàn thành viên Ban Chỉ đạo theo tổ chức bộ máy mới, Kế hoạch hoạt động năm 2025 của Ban Chỉ đạo và phân công trách nhiệm cụ thể cho từng thành viên Ban Chỉ đạo, dự thảo Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về thực hiện phòng, chống lãng phí.

Thủ tướng đánh giá, thời gian qua, công tác phòng, chống lãng phí được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo sát sao, được các Bộ, cơ quan, địa phương tập trung thực hiện và đã đạt được những kết quả bước đầu, đáng khích lệ. Hệ thống cơ chế, chính sách pháp luật tiếp tục được tập trung hoàn thiện; kịp thời tháo gỡ nhiều vướng mắc, đưa bổ sung các nguồn lực vào nền kinh tế; rà soát và tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các dự án điện năng lượng tái tạo, các vướng mắc về đất đai trong các kết luận thanh tra, kiểm tra, bản án tại một số tỉnh, thành phố.

Trong đó, tại Đà Nẵng, đã có hơn 1.300 dự án sẽ được tháo gỡ giải quyết; 2 dự án bệnh viện Việt Đức cơ sở 2 và dự án Bệnh viện Bạch Mai cơ sở 2 tại Hà Nam; 4 ngân hàng yếu kém; các dự án mỏ khí lô B, Trung tâm nhiệt điện Ô Môn, các dự án năng lượng như đường dây tải điện 500kV mạch 3...

Nhấn mạnh, vẫn còn nhiều tồn tại, hạn chế, tồn đọng, lãng phí trong nhiều lĩnh vực như sử dụng tài sản công, đầu tư công, đất đai, tài nguyên, nguồn lực... (đơn cử, nhiều cơ sở nhà, đất không sử dụng, sử dụng kém hiệu quả hoặc không đúng mục đích; 9.497 cơ sở nhà đất và 9.606 tài sản công khác chưa được xử lý dứt điểm…), Thủ tướng Chính phủ cho rằng có nhiều nguyên nhân, song nguyên nhân chủ quan là chính; đòi hỏi phải thẳng thắn nhìn nhận, có giải pháp phù hợp, kịp thời, linh hoạt, xử lý hiệu quả trong thời gian ngắn nhất có thể.

Gắn phòng, chống lãng phí với thúc đẩy tăng trưởng

Phân tích bối cảnh, nhiệm vụ phát triển kinh tế- xã hội của đất nước, nhất là nhiệm vụ phải đạt mục tiêu tăng trưởng 8% trong năm 2025, 2 con số trong những năm tiếp theo để đạt các mục tiêu 100 năm (100 năm thành lập Đảng và 100 năm thành lập nước), Thủ tướng Phạm Minh Chính chỉ rõ, hiện nay chúng ta đã tháo gỡ thể chế, có kinh nghiệm xử lý và phối hợp hiệu quả, phải huy động tối đa nguồn lực để phục vụ yêu cầu phát triển.

Thủ tướng nêu rõ quan điểm việc phòng, chống lãng phí là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị, của toàn dân, đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước; không có giới hạn về không gian và thời gian; làm liên tục, không ngừng nghỉ, từ trên xuống dưới, từ trong ra ngoài; phải gắn kết với cải cách bộ máy, cơ cấu lại đội ngũ cán bộ công chức, viên chức; kết hợp chặt chẽ với cải cách hành chính và cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính, giảm phiền hà, chi phí tuân thủ cho người dân, doanh nghiệp, tăng cường phân cấp, phân quyền; phòng, chống lãng phí phải gắn với thúc đẩy tăng trưởng, kiểm soát lạm phát, thực hiện 3 đột phá chiến lược, đẩy mạnh khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số; gắn kết chặt chẽ với tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, huy động nguồn lực.

Mong muốn, việc phòng, chống lãng phí phải trở thành tự giác, tự nguyện như cơm ăn, nước uống hằng ngày, Thủ tướng yêu cầu thống nhất về nhận thức, vai trò, tầm quan trọng của công tác phòng, chống lãng phí tại thời điểm hiện nay theo chỉ đạo của Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Tổng Bí thư Tô Lâm. Song song là phải hành động quyết liệt, làm việc nào dứt việc đó, với các chương trình, kế hoạch, mục tiêu, giải pháp cụ thể, trên tinh thần “rõ người, rõ việc, rõ thời gian, rõ trách nhiệm, rõ kết quả”; tiếp tục rà soát, khẩn trương hoàn thiện thể chế, chính sách, pháp luật trên tất cả các lĩnh vực quản lý kinh tế - xã hội và phòng, chống lãng phí, nhất là xây dựng dự án Luật Tiết kiệm, chống lãng phí và Chiến lược quốc gia về phòng, chống lãng phí.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Thực hiện phòng, chống lãng phí phải như cơm ăn, nước uống hằng ngày
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp thứ nhất của Ban Chỉ đạo phòng, chống lãng phí. 

Đặc biệt, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu rà soát các dự án lãng phí, kéo dài và đề xuất cơ chế, chính sách xử lý phù hợp, kịp thời, hiệu quả, trên tinh thần “vừa làm vừa rút kinh nghiệm, mở rộng dần, không cầu toàn, không nóng vội”. Trong đó, thực hiện nghiêm các công điện của Thủ tướng Chính phủ về việc tập trung giải quyết dứt điểm các dự án tồn đọng, dừng thi công, khẩn trương triển khai, hoàn thành, đưa vào sử dụng chống lãng phí, thất thoát.

“Việc chậm trễ trong báo cáo của các Bộ, ngành, địa phương không chỉ thể hiện sự thiếu trách nhiệm trong thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, mà còn gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến tiến độ xử lý các dự án tồn đọng, kéo dài, làm gia tăng tình trạng lãng phí nguồn lực quốc gia; yêu cầu các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố phải nghiêm túc rút kinh nghiệm, quán triệt và chấn chỉnh ngay; Bộ Kế hoạch và Đầu tư, mà tới đây sẽ là Bộ Tài chính, cùng với Văn phòng Chính phủ giám sát chặt chẽ, tổng hợp báo cáo định kỳ, kịp thời đề xuất biện pháp xử lý đối với các đơn vị chậm trễ, không nghiêm túc thực hiện”, Thủ tướng chỉ đạo.

Cho rằng, trước những vấn đề đột xuất, phát sinh, đặc biệt, chưa có tiền lệ, phải có cơ chế, chính sách đặc thù, đặc biệt, tạo khung pháp lý phù hợp để xử lý, Thủ tướng Chính phủ lưu ý phải rà soát các thủ tục hành chính mà gây ách tắc, lãng phí nguồn lực để cải cách thủ tục hành chính; tăng cường phân cấp, phân quyền, nhất là trong quản lý các dự án đầu tư công theo tinh thần địa phương quyết, địa phương làm, địa phương chịu trách nhiệm. Trung ương, bộ, ngành không làm thay địa phương; vấn đề thuộc chức năng, nhiệm vụ của cấp nào, cơ quan, đơn vị, cá nhân nào thì cấp đó, cơ quan, đơn vị, cá nhân đó xử lý.

Chỉ đạo thực hiện quản trị thông minh và chuyển đổi số ở tất cả các cấp, các ngành, nhất là trong quản lý đất đai, tài sản công, tài chính, đất đai, tài nguyên…, góp phần phòng, chống lãng phí, Thủ tướng nhấn mạnh, các Bộ, ngành, địa phương cần đẩy nhanh việc ứng dụng công nghệ số, trí tuệ nhân tạo (AI), dữ liệu lớn (Big Data) vào công tác quản lý, giám sát; đồng thời, đồng bộ hóa hạ tầng số, liên thông hệ thống dữ liệu giữa các cơ quan để tránh tình trạng mỗi đơn vị vận hành một hệ thống riêng lẻ, dẫn đến phân mảnh dữ liệu, gây khó khăn trong quản lý và khai thác thông tin.

Người đứng đầu Chính phủ yêu cầu các cơ quan, đơn vị, địa phương phải rà soát công tác phối hợp giữa các bộ, ngành và địa phương sao cho chặt chẽ, hiệu quả theo quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước; xây dựng kế hoạch, chương trình hành động cụ thể trong phòng, chống lãng phí của cơ quan, đơn vị, địa phương; đồng thời góp ý, xây dựng Kế hoạch công tác năm 2025 của Ban Chỉ đạo.

Thủ tướng nhấn mạnh, các Bộ, cơ quan, địa phương phát huy sức mạnh đoàn kết, tinh thần đổi mới, không ngừng nỗ lực sáng tạo, dám nghĩ dám làm, ý chí tự lực, tự cường và khát vọng vươn lên, chung sức, đồng lòng, biến mọi khó khăn, thách thức thành cơ hội bứt phá, quyết tâm cao, nỗ lực lớn, hành động quyết liệt để hoàn thành thắng lợi các mục tiêu đề ra.

Trong đó, mỗi bộ, ngành, địa phương phải là những hạt nhân tiên phong khơi dậy mọi tiềm năng đưa đất nước vững bước đi lên, tiến vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình giàu mạnh, văn minh, thịnh vượng của dân tộc.

Tin, ảnh: TTXVN

Theo https://www.qdnd.vn/chinh-tri/tin-tuc/thu-tuong-pham-minh-chinh-thuc-hie...

Bình luận

Tối thiểu 10 chữ Tiếng việt có dấu Không chứa liên kết

Gửi bình luận
Đang phát:
Phim truyện: Sông phố nhà Ghe T1
Thời sự tối 25/2/2025

CHƯƠNG TRÌNH TRUYỀN HÌNH 25/02/2025

05:30Giới thiệu chương trình trong ngày
05:35Giai điệu trẻ
06:05Chương trình Tiếng Mường
06:20Phóng sự: Tăng cường phòng chống cúm A thời điểm giao mùa
06:30Thời sự sáng
07:00Chuyên mục Nông thôn mới: Những giải pháp trong thực hiện tiêu chí NTM nâng cao
07:10Phóng sự: Các trường chú trọng công tác ôn thi tốt nghiệp cho học sinh lớp 12
07:15Chương trình Thiếu nhi
07:30Trang địa phương TP Hòa Bình
07:45Trang địa phương huyện Yên Thủy
08:00Phim truyện: Tình yêu ngang qua T24
08:45Giới thiệu văn bản pháp luật
08:50Vòng quanh thế giới
09:15Phóng sự: Hòa Bình phát triển nông nghiệp chất lượng cao
09:30Thế giới động vật
10:00Phim truyện: Bác Ba Phi T41
10:45Chương trình Tiếng Thái
11:00Phim Sitcom: Trận chiến của những bác sĩ thực tập T656
11:20Tọa đàm: TP Hòa Bình đánh giá, rút kinh nghiệm trong công tác tổ chức Đại hội điểm
11:45Thời sự trưa
12:00Phim truyện: Người tuyệt vời nhất T51
12:45Chương trình Văn hóa nghệ thuật
13:15Hành trình khám phá
13:40Phóng sự: Phát huy vai trò người uy tín ở bản Mông
13:50Phim Sitcom: Trận chiến của những bác sĩ thực tập T655
14:05Nhìn ra tỉnh bạn
14:35 Chương trình Tiếng Thái
14:50Phóng sự: Mùa xuân trên những cánh rừng tái sinh
15:00Phim truyện: Chị em nhà Đông Các T10
15:45Thời sự đêm
16:00Bản tin thế thao
16:05Giai điệu quê hương
16:35Chuyên mục Pháp luật và đời sống: Tăng cường tuyên truyền phổ biến pháp luật trong lĩnh vực đất đai
17:05Tạp chí Văn hóa xã hội
17:20Tạp chí Thông tin Kinh tế
17:30Phim truyện: Người tuyệt vời nhất T30
18:15Chương trình Thiếu nhi
18:30Trang địa phương huyện Cao Phong
18:45Trang địa phương huyện Lạc Sơn
19:00Tiếp sóng Thời sự Đài THVN
19:45Thời sự Hòa Bình tối
20:15Phóng sự: Tân Lạc - vai trò y tế học đường trong chăm sóc sức khỏe và phòng chống dịch cho học sinh
20:25Phim truyện: Tết này có Ba ( P2- T12)
21:15Chương trình Tiếng Mường
21:30Phim truyện: Chị em nhà Đông Các T5
22:10Chuyên mục Diễn đàn cử tri: Đề nghị nâng cấp các trạm y tế ở Kim Bôi
22:20Thời sự Hòa Bình đêm
22:45Bản tin thể thao
22:50Chương trình tiếng Thái
23:05Phim truyện: Sông phố nhà Ghe T1
23:55 GTCT đêm

CHƯƠNG TRÌNH PHÁT THANH 25/02/2025

05:00Giới thiệu chương trình
05:01Chương trình Tiếng Thái
05:30Chương trình Thời sự sáng
06:00Giới thiệu nối sóng (VOV)
09:00Giai điệu quê hương
09:30Chương trình phát thanh Đời sống xã hội
10:10Tọa đàm Phát thanh Kinh tế
10:30Chương trình Tiếng Mường
11:00Chương trình Phát thanh Dòng chảy cuộc sống
11:30Chương trình Thời sự
12:00Giới thiệu nối sóng (VOV)
15:00Giới thiệu nối sóng PT HÒA BÌNH
15:03Giai điệu quê hương
15:30Chương trình phát thanh Đời sống xã Hội
16:10Tọa đàm Phát thanh Kinh tế
16:30CT Văn hóa Hòa Bình
16:40Chương trình Tiếng Thái
17:00Chương trình Thời sự chiều
17:30Chương trình Phát thanh Dòng chảy cuộc sống
18:00Chương trình Tiếng Mường
18:30Chương trình Thời sự tối
19:00Chuyên mục Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng
19:15Chương trình Phát thanh Khoa giáo
19:30Giới thiệu nối VOV
21:30CT Văn hóa Hòa Bình
21:40Quà tặng cuộc sống
22:00Chào cuối ngày
HÒA BÌNH
Weather Hoa binh
overcast clouds
14°C
0.18m/s 91%
26/02
Weather Hoa binh
16°C
14°C
27/02
Weather Hoa binh
25°C
16°C
28/02
Weather Hoa binh
23°C
18°C