Quân sự thế giới hôm nay (14-2): Algeria mua tiêm kích tàng hình Su-57 của Nga

15:51 14/02

Quân sự thế giới hôm nay (14-2) gồm các nội dung sau: Algeria mua tiêm kích tàng hình Su-57 của Nga, Đức viện trợ 100 tổ hợp tên lửa IRIS-T cho Ukraine, Thổ Nhĩ Kỳ và Indonesia liên doanh sản xuất UAV.

Algeria mua tiêm kích tàng hình Su-57 của Nga

Algeria đã chính thức xác nhận việc mua mới các tiêm kích tàng hình Su-57 Felon của Nga, đồng thời trở thành khách hàng nước ngoài đầu tiên sở hữu dòng máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 này. Thông tin được công bố trên truyền hình nhà nước Algeria cho biết các phi công nước này đang được huấn luyện tại Nga và lô hàng Su-57 đầu tiên dự kiến sẽ được bàn giao trong năm nay.

Quân sự thế giới hôm nay (14-2): Algeria mua tiêm kích tàng hình Su-57 của Nga
 Tiêm kích tàng hình Su-57 cất cánh. Ảnh: Army Recognition

Thỏa thuận này không gây bất ngờ khi Nga từ lâu đã là đối tác cung cấp vũ khí chủ chốt của Algeria. Không quân nước này hiện sở hữu nhiều khí tài quân sự do Nga sản xuất, bao gồm các tiêm kích Su-30MKA, MiG-29 và hệ thống phòng không S-300. Việc bổ sung Su-57 sẽ giúp tăng cường đáng kể năng lực tác chiến của Không quân Algeria, củng cố vị thế của nước này là một trong những nước có lực lượng không quân mạnh nhất châu Phi.

Su-57 được thiết kế để cạnh tranh với các máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 khác như F-35 Lightning II của Mỹ và J-20 của Trung Quốc. Máy bay này nổi bật nhờ khả năng tàng hình, siêu cơ động và hệ thống điện tử hàng không hiện đại.

Dù chi tiết hợp đồng giữa Algeria và Nga không được tiết lộ, các nguồn tin cho biết phiên bản xuất khẩu của Su-57 có giá "rẻ hơn đáng kể" so với các đối thủ phương Tây, đặc biệt là F-35. Đây là một phần trong chiến lược hiện đại hóa quân đội của Algeria, nhằm duy trì ưu thế trên không và nâng cao năng lực phòng thủ. Các tiêm kích Su-57 đầu tiên của Algeria dự kiến sẽ được đưa vào vận hành trước cuối năm 2026.

Su-57 là dòng máy bay tiêm kích tàng hình thế hệ thứ 5 của Nga do tập đoàn Sukhoi phát triển. Máy bay thực hiện chuyến bay đầu tiên vào năm 2010 và được chính thức đưa vào biên chế trong Không quân Nga từ năm 2020. Với giá khoảng 50 triệu USD mỗi chiếc, Su-57 có thể thực hiện nhiều nhiệm vụ khác nhau, từ chiếm ưu thế trên không, tấn công mặt đất, trinh sát đến tác chiến tấn công chiến lược.

Máy bay được trang bị công nghệ tàng hình, radar mảng pha quét điện tử chủ động (AESA) Sh121, giúp phát hiện mục tiêu từ khoảng cách xa và tấn công nhiều mục tiêu cùng lúc.

Su-57 sử dụng hai động cơ phản lực Saturn AL-41 với lực đẩy 149kN mỗi chiếc, cho phép đạt tốc độ tối đa Mach 2,45 (khoảng 2.600km/giờ) và tầm bay 1.800km mà không cần tiếp nhiên liệu. Phiên bản nâng cấp trong tương lai dự kiến sẽ được trang bị động cơ Izdeliye 30 mạnh hơn.

Để giảm tiết diện phản xạ radar, vũ khí của Su-57 chủ yếu được bố trí bên trong thân máy bay. Máy bay trang bị một pháo GSh-30-1 cỡ nòng 30 mm và hai khoang vũ khí chính giữa thân, có thể mang các loại tên lửa đối không. Ngoài ra, Su-57 còn có 6 giá treo vũ khí dưới cánh, cho phép mang theo nhiều loại vũ khí khác nhau, bao gồm cả vũ khí hạt nhân, giúp nó trở thành nền tảng tác chiến đa nhiệm quan trọng.

Việc Algeria mua Su-57 đánh dấu bước tiến quan trọng trong chiến lược hiện đại hóa không quân nước này, đồng thời củng cố thêm quan hệ hợp tác quốc phòng với Nga – quốc gia hiện vẫn là nhà cung cấp vũ khí chính của Algeria.

Đức viện trợ 100 tổ hợp tên lửa IRIS-T cho Ukraine

Chính phủ Đức sẽ viện trợ khoảng 100 tổ hợp tên lửa dẫn đường IRIS-T cho Ukraine, theo thông báo từ Phái đoàn Đức tại NATO trên nền tảng mạng xã hội X.

IRIS-T là tổ hợp tên lửa phòng không hiện đại được sản xuất bởi công ty quốc phòng Diehl Defense của Đức. Một tổ hợp IRIS-T bao gồm trung tâm điều khiển, radar và hệ thống phóng tên lửa, được thiết kế để tấn công tiêu diệt tên lửa hành trình, tên lửa đạn đạo, máy bay chiến đấu, trực thăng và máy bay không người lái. Trong đó, bệ phóng được lắp đặt trên khung gầm xe bánh lốp (MAN 8×8) hoặc bánh xích (BvS10) mang theo 4 hoặc 8 ống phóng tên lửa thẳng đứng. Đạn tên lửa IRIS-T có trọng lượng 87,4kg; chiều dài 2,936m; đường kính thân 127mm. IRIS-T có khả năng tấn công mục tiêu ở cách xa 25km.

Quân sự thế giới hôm nay (14-2): Algeria mua tiêm kích tàng hình Su-57 của Nga
Tên lửa dẫn đường IRIS-T phiên bản SLM trên xe phóng MAN. Ảnh: Euromaidanpress

Thông báo về gói viện trợ mới được đưa ra sau cuộc họp lần thứ 26 của Nhóm Liên lạc Quốc phòng Ukraine, với sự tham gia của hơn 50 quốc gia. Trước đó, tại cuộc họp của nhóm ngày 9-1, Bộ trưởng Quốc phòng Đức Boris Pistorius đã cam kết cung cấp 50 tổ hợp tên lửa IRIS-T cho Ukraine. Đến ngày 14-1, trong chuyến thăm Kyiv, ông tiếp tục tuyên bố sẽ bổ sung thêm 60 tổ hợp tên lửa. Như vậy, Đức sẽ chuyển giao cho Ukraine tổng số là 110 tổ hợp tên lửa IRIS-T. Hiện chưa rõ số tên lửa này thuộc phiên bản SLM hay SLS, vốn có sự khác biệt về khung gầm, tầm bắn và loại đạn sử dụng.

Bên cạnh viện trợ tên lửa, Đức cũng đang hợp tác với ngành công nghiệp quốc phòng Ukraine để phát triển máy bay không người lái và bảo trì xe chiến đấu bộ binh cùng xe tăng chiến đấu chủ lực. Theo Phái đoàn Đức tại NATO, những dự án này không chỉ hỗ trợ Ukraine mà còn thúc đẩy quá trình trao đổi công nghệ giữa hai bên.

Trước đó, Đức đã bàn giao tổ hợp phòng không IRIS-T thứ 6 cho Ukraine, theo xác nhận của Thủ tướng Olaf Scholz tại cuộc họp báo Hội đồng châu Âu ở Brussels (Bỉ) vào tháng 12-2023.

Thổ Nhĩ Kỳ và Indonesia liên doanh sản xuất UAV

Theo thông tin do tờ Daily Sabah của Thổ Nhĩ Kỳ công bố ngày 12-2, Baykar, tập đoàn sản xuất máy bay không người lái (UAV) hàng đầu của Thổ Nhĩ Kỳ, đã ký thỏa thuận liên doanh với công ty quốc phòng Republikorp của Indonesia để thành lập một nhà máy sản xuất UAV hiện đại tại Indonesia. Thỏa thuận này được ký kết trong chuyến thăm chính thức của Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan tới Indonesia, đánh dấu một bước tiến quan trọng trong quan hệ hợp tác quốc phòng giữa hai nước.

Quân sự thế giới hôm nay (14-2): Algeria mua tiêm kích tàng hình Su-57 của Nga
 UAV Bayraktar TB3 của Thổ Nhĩ Kỳ sẽ được sản xuất tại Indonesia. Ảnh: Army Recognition

Liên doanh này là một phần trong nỗ lực nâng cao năng lực công nghiệp quốc phòng và công nghệ của Indonesia. Theo thỏa thuận, hai mẫu UAV tiên tiến nhất của Baykar là Bayraktar TB3 và Akıncı sẽ được sản xuất tại Indonesia, đảm bảo chuyển giao công nghệ và thúc đẩy ngành công nghiệp quốc phòng của nước này. 

Thỏa thuận liên doanh sản xuất UAV nằm trong số nhiều văn kiện hợp tác được ký kết trong chuyến thăm của Tổng thống Erdogan đến Indonesia, thể hiện cam kết tăng cường quan hệ song phương, đặc biệt trong lĩnh vực quốc phòng. Những năm gần đây, Indonesia ngày càng quan tâm đến các sản phẩm quốc phòng của Thổ Nhĩ Kỳ. Năm 2023, chính phủ Indonesia đã mua 12 UAV của Thổ Nhĩ Kỳ với tổng giá trị khoảng 300 triệu USD nhằm phục vụ chương trình hiện đại hóa quân đội.

Bayraktar TB3 là một UAV chiến đấu hiện đại do Baykar phát triển, được thiết kế để phục vụ các hoạt động tác chiến trên biển. Đây là dòng UAV có cánh gập, cho phép nó hoạt động trên các tàu sân bay hạng nhẹ hoặc tàu đổ bộ. Đây là tính năng đặc biệt phù hợp với Indonesia, một quốc đảo có nhu cầu cao về bảo vệ an ninh hàng hải.

Bayraktar TB3 có khả năng mang tải trọng lên đến 280kg, bao gồm vũ khí thông minh và thiết bị trinh sát. Với thời gian hoạt động liên tục lên tới 24 giờ và hệ thống liên lạc vệ tinh, UAV này có thể thực hiện nhiệm vụ trinh sát tầm xa, thu thập thông tin về mục tiêu và tấn công chính xác. Đáng chú ý, Bayraktar TB3 gần đây đã lập kỷ lục khi trở thành UAV chiến đấu đầu tiên cất cánh và hạ cánh thành công trên tàu sân bay hạng nhẹ, mở ra tiềm năng lớn cho các hoạt động tác chiến hải quân.

Việc thành lập nhà máy sản xuất UAV tại Indonesia mang lại lợi ích chiến lược cho cả hai quốc gia. Đối với Indonesia, đây là cơ hội tiếp cận công nghệ UAV tiên tiến, giảm sự phụ thuộc vào nhập khẩu vũ khí từ nước ngoài, và nâng cao năng lực tự chủ quốc phòng. Đối với Thổ Nhĩ Kỳ, thỏa thuận này giúp củng cố vị thế là một trong những nhà xuất khẩu UAV hàng đầu thế giới và mở rộng ảnh hưởng tại thị trường quốc phòng Đông Nam Á.

Khi Indonesia tiếp tục hiện đại hóa quân đội, các mối quan hệ hợp tác như thế này sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao năng lực quốc phòng. Liên doanh giữa Baykar và Republikorp không chỉ là một thỏa thuận thương mại, mà còn là bước tiến quan trọng hướng tới việc nâng cao tự chủ quốc phòng của Indonesia và tăng cường quan hệ song phương với Thổ Nhĩ Kỳ.

TRUNG THÀNH (tổng hợp)

Theo https://www.qdnd.vn/quan-su-the-gioi/tin-tuc/quan-su-the-gioi-hom-nay-14...

Bình luận

Tối thiểu 10 chữ Tiếng việt có dấu Không chứa liên kết

Gửi bình luận
Đang phát:
Trang địa phương thành phố Hòa Bình
Thời sự trưa 21/2/2025

CHƯƠNG TRÌNH TRUYỀN HÌNH 21/02/2025

05:30Giới thiệu chương trình trong ngày
05:35Tình khúc Belero
06:05Chương trình tiếng Mường
06:20Phóng sự: Các địa phương thực hiện NQ18 về tinh gọn bộ máy
06:30Thời sự sáng
06:55Chuyên mục Nông dân Hòa Bình: Nông dân tỉnh Hòa Bình tập trung sản xuất vụ Chiêm Xuân
07:10Phóng sự: Phát huy vai trò người có uy tín trên bản Mông
07:20Chương trình thiếu nhi
07:30Trang địa phương huyện Mai Châu
07:45Trang địa phương huyện Lạc Thủy
08:00Phim truyện: Tình yêu ngang qua T20
08:45Giới thiệu văn bản pháp luật
08:50Phóng sự: Các trường chú trọng ôn thi cho học sinh khối 12
09:00Tọa đàm: Hướng đi cho sản phẩm OCOP năm 2025
09:25Bạn của nhà nông
09:50Chuyên mục HTTH: Nhiều khu tái định cư chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
10:00Phim truyện: Bác Ba Phi T37
10:45Chương trình tiếng Thái
11:00Phim Sitcom: Trận chiến của những bác sĩ thực tập T652
11:15Tạp chí Thông tin kinh tế
11:30Phóng sự: Hiệu quả Camera an ninh trong đấu tranh phòng chống tội phạm
11:45Thời sự trưa
12:00Phim truyện: Người tuyệt vời nhất T47
12:45Nhịp cầu âm nhạc
13:15Thế giới quanh ta
13:40Phóng sự: Tăng cường phòng chống cháy nổ tại các khu du lịch tâm linh
13:50Phim Sitcom: Trận chiến của những bác sĩ thực tập T651
14:05Thế giới động vật
14:35 Chương trình Tiếng Thái
14:50Chuyên mục CCB: CCB huyện Lạc Thủy với phong trào xây dựng NTM
15:00Phim truyện: Chị em nhà Đông Các T6
15:45Thời sự trưa
16:00Bản tin thế thao
16:05Nhìn ra tỉnh bạn
16:35Phim tài liệu: Chầu Văn âm hưởng tâm linh
17:05Chương trình Có thể bạn chưa biết
17:20Chuyên mục Xây dựng Đảng: Các địa phương đẩy mạnh việc học tập và làn theo Bác
17:30Phim truyện : Người tuyệt vời nhất T26
18:15Chương trình thiếu nhi
18:30Trang địa phương thành phố Hòa Bình
18:45Trang địa phương huyện Lương Sơn
19:00Tiếp sóng Thời sự Đài THVN
19:45Thời sự Hòa Bình tối
20:15Chuyên mục An ninh Hòa Bình
20:25Phim truyện: Tết này có ba P2 – Tập 8
21:15Chương trình Tiếng Mường
21:30Phim truyện: Chị em nhà Đông Các T1
22:10Phóng sự: Vấn đề đảm bảo an ninh trật tự tại các điểm du lịch lễ hội tâm linh
22:20Phóng sự: Tăng cường các biện pháp phòng chống sâu hại trên cây trồng vụ Xuân
22:30Thời sự Hòa Bình tối
22:55Bản tin thể thao
23:00Chuyên mục KTTT: Nâng cao thu nhập cho các thành viên và người lao động
23:10Phim truyện: Tình yêu ngang qua T27
23:55 GTCT đêm

CHƯƠNG TRÌNH PHÁT THANH 21/02/2025

05:00Giới thiệu chương trình
05:05Chương trình Tiếng Thái
05:30Chương trình Thời sự sáng
06:00Giới thiệu nối sóng (VOV)
09:00Nhịp sống đất Mường
09:30Chương trình phát thanh Đời sống xã hội
10:10Chuyên mục Người cao tuổi
10:20Chương trình Văn hóa Hòa Bình
10:30Chương trình Tiếng Mường
11:00Chương trình Phát thanh Dòng chảy cuộc sống
11:30Chương trình Thời sự
12:00Giới thiệu nối sóng (VOV)
15:05Nhịp sống đất Mường
15:30Chương trình phát thanh Đời sống xã hội
16:10Chuyên mục Cựu chiến binh
16:20Chuyên mục Những bông hoa giữa đời thường
16:30Chương trình Văn hóa Hòa Bình
16:40Chương trình Tiếng Thái
17:00Chương trình Thời sự chiều
17:30Chương trình Phát thanh Dòng chảy cuộc sống
18:00Chương trình Tiếng Mường
18:30Chương trình Thời sự tối
19:00Đọc truyện giúp bạn: Hồng lâu mộng
19:30Giới thiệu nối sóng (VOV)
21:30Chương trình Văn hóa Hòa Bình
21:40Chuyên mục Cựu chiến binh
21:50Chuyên mục Những bông hoa giữa đời thường
22:00Chào cuối ngày
HÒA BÌNH
Weather Hoa binh
overcast clouds
20°C
1.2m/s 89%
22/02
Weather Hoa binh
21°C
18°C
23/02
Weather Hoa binh
19°C
14°C
24/02
Weather Hoa binh
15°C
13°C