Thùng thuốc súng tại châu Phi

15:09 14/02

Mặc dù tiếp tục gây ra cuộc khủng hoảng nhân đạo tồi tệ, xung đột tại Sudan dường như đã bị quên lãng. Đây là khẳng định của trang mạng Modern Diplomacy trong một bài viết mới đây.

Bài viết cho rằng cuộc khủng hoảng tại Sudan không khác gì một thùng thuốc súng đối với khu vực, vì nó vượt ra khỏi phạm vi biên giới quốc gia. Các báo cáo của Liên hợp quốc (LHQ) cho thấy, kể từ khi giao tranh giữa quân đội Sudan (SAF) và Lực lượng Hỗ trợ nhanh bán quân sự (RSF) bùng phát vào giữa tháng 4-2023, đã có hơn 1 triệu công dân Sudan chạy nạn sang bên kia biên giới Nam Sudan-quốc gia láng giềng vốn vẫn "mong manh" khi mới thoát khỏi cuộc nội chiến chưa được bao lâu.

Với nguồn tài nguyên hạn chế, Nam Sudan đang phải chịu sức ép chưa từng có, từ nguồn cung lương thực thiết yếu, nước sạch cho đến dịch vụ chăm sóc y tế. Nỗ lực cứu trợ nhân đạo đang phải đối mặt với "các điều kiện thảm khốc" khi các trại tị nạn quá tải, các cơ sở hạ tầng cơ bản không đáp ứng được nhu cầu do số lượng người tị nạn tăng mạnh. "Các báo cáo của Quỹ Nhi đồng LHQ (UNICEF) cho thấy tình trạng thiếu hụt nghiêm trọng các nhu yếu phẩm cơ bản dành cho trẻ em và phụ nữ mang thai", bài viết nhấn mạnh.

Thùng thuốc súng tại châu Phi
Người dân Sudan ở một trung tâm trung chuyển tị nạn của
UNHCR tại thị trấn biên giới Renk của Nam Sudan. Ảnh: Reuters 

Không riêng Nam Sudan, nhiều quốc gia như Chad, Ethiopia và Ai Cập cũng đang chật vật trước làn sóng người tị nạn từ Sudan. Ví dụ như Chad, số liệu của Cao ủy LHQ về người tị nạn (UNHCR) cho thấy, hơn 400.000 người Sudan đã chạy nạn sang quốc gia này và đây chưa phải là con số cuối cùng. Thực tế trên làm trầm trọng thêm tình trạng bất ổn tại khu vực vốn đã đầy rẫy xung đột và khó khăn kinh tế. "Cộng đồng quốc tế cần hiểu rằng cuộc khủng hoảng nhân đạo tại Sudan có thể tạo ra hiệu ứng domino, dẫn đến sự bất ổn gia tăng trên khắp Đông và Bắc Phi", trang mạng Modern Diplomacy nêu rõ.

Theo bài viết, trong khi hàng tỷ USD được huy động để ứng phó với các cuộc khủng hoảng địa chính trị ở châu Âu và Trung Đông, người tị nạn Sudan hiện phải sống lay lắt tại các trại tị nạn quá tải với "cơ hội tiếp cận tối thiểu" lương thực, nước sạch và chăm sóc y tế. Đơn cử như tổng số tiền viện trợ đối với Kế hoạch ứng phó nhân đạo cho Sudan mà Văn phòng Điều phối các vấn đề nhân đạo của LHQ (OCHA) nhận được hiện chưa đạt 40% so với mục tiêu đề ra.

"Bất chấp mức độ nghiêm trọng của cuộc khủng hoảng nhân đạo tại Sudan, thảm cảnh của những người tị nạn Sudan lại biến mất khỏi trang nhất của truyền thông, bị lu mờ bởi các cuộc khủng hoảng địa chính trị khác ở châu Âu và Trung Đông. Điều này sẽ vô hình trung tạo ra môi trường thuận lợi cho chủ nghĩa cực đoan và duy trì vòng xoáy bạo lực. Sự tuyệt vọng trong các trại tị nạn khiến tình trạng cực đoan hóa trở nên dễ dàng hơn, gây bất ổn trong khu vực và thậm chí còn lan rộng ra khỏi phạm vi khu vực", bài viết cảnh báo.

Theo trang mạng Modern Diplomacy, việc giải quyết cuộc khủng hoảng Sudan cần có một giải pháp toàn diện. Đó là sự kết hợp các chương trình cứu trợ tạm thời với các giải pháp lâu dài nhằm xây dựng hòa bình và phát triển. Nỗi thống khổ do xung đột tại Sudan gây ra chính là phép thử đối với không chỉ sức chống chịu của khu vực mà còn cả sự đoàn kết quốc tế.

"Sự đoàn kết ấy không nên mang tính chọn lọc, đòi hỏi các nguyên tắc quốc tế phải được áp dụng thống nhất trong mọi tình huống, không màng tới các lợi ích địa chính trị. Việc không hành động sẽ khiến nỗi thống khổ của thường dân Sudan thêm chồng chất, đồng thời đẩy khu vực cũng như thế giới rơi vào vòng xoáy bất ổn kéo dài, có thể đầu độc cả các thế hệ tương lai. Chúng ta không thể ngoảnh mặt làm ngơ. Thay vì chờ đợi thêm một cột mốc bi kịch khác, đã đến lúc chúng ta phải hành động trước khi tình hình tiếp tục xấu đi, để lại nỗi thống khổ và sự bất ổn", bài viết nêu rõ.

 

HOÀNG VŨ  

Theo https://www.qdnd.vn/quoc-te/quan-su-the-gioi/thung-thuoc-sung-tai-chau-p...

Bình luận

Tối thiểu 10 chữ Tiếng việt có dấu Không chứa liên kết

Gửi bình luận
Video Player
Thời sự trưa 23/5/2025

CHƯƠNG TRÌNH TRUYỀN HÌNH 23/05/2025

05:30Giới thiệu chương trình trong ngày
05:35Tình khúc Bolero
06:05Chương trình Tiếng Mường
06:20Phóng sự: Các địa phương tăng cường hoạt động PCLB giảm nhẹ thiên tai
06:30Thời sự sáng
06:55Chuyên mục Khuyến nông: Chăm sóc thủy sản mùa nắng nóng, mưa lũ
07:10Phóng sự: Công tác Phòng chống dịch bệnh mùa Hè
07:20Chương trình Thiếu nhi
07:30Trang địa phương huyện Mai Châu
07:45Trang địa phương huyện Lạc Thủy
08:00Phim truyện: Truy nã đặc biệt T14
08:45Giới thiệu văn bản pháp luật
08:50Phóng sự: Các trường tăng cường tuyên truyền tai nạn thương tích cho học sinh
09:05Phóng sự tài liệu: Vai trò đội ngũ tri thức- Nhân tài tỉnh Hòa Bình trong tình hình mới
09:25Bạn của nhà nông
09:50Chuyên mục Chuyển đổi số: Huyện Lạc Sơn đẩy mạnh Chuyển đổi số
10:00Phim truyện: Ngôi nhà bí mật T39
10:45Chương trình tiếng Thái
11:00Phóng sự: Cần tôn vinh những giá trị tốt đẹp của gia đình đối với phát triển xã hội
11:15Tạp chí Thông tin kinh tế
11:30Phóng sự: Sáp nhập xã – Đổi mới để phát triển
11:45Thời sự trưa
12:00Phim truyện: Yêu không lối thoát T18
12:45Nhịp cầu âm nhạc
13:15Thế giới quanh ta
13:40Chuyên mục Hộp thư truyền hình: Cần có giải pháp trước thực trạng Nhà văn hóa xuống cấp
13:50Phóng sự: Các trường tăng cường tuyên truyền tai nạn thương tích cho học sinh
14:05Thế giới động vật
14:35Chương trình tiếng Thái
14:50Phóng sự: Đẩy mạnh hoạt động Đội và Phong trào thanh niên trong trường học
15:00Phim truyện: Đội cứu hộ T29
15:45Thời sự chiều
16:00Bản tin thế thao
16:05Nhìn ra tỉnh bạn
16:35Phim tài liệu: Nguyễn Tất Thành
17:00Có thể bạn chưa biết
17:20Chuyên mục XD Đảng : Những điển hình học tập và làm theo Bác
17:30Phim truyện: Mỹ vị nhân gian T27
18:15Chương trình Thiếu nhi
18:30Trang địa phương thành phố Hòa Bình
18:45Trang địa phương huyện Lương Sơn
19:00Tiếp sóng Thời sự Đài THVN
19:45Thời sự Hòa Bình tối
20:15Phóng sự: Khó khăn trong công tác quản lý các Di tích văn hóa
20:25Phim truyện: Yêu không lối thoát T15
21:15Chương trình Tiếng Mường
21:30Phim truyện: Nhân tình của tổng tài T24
22:10Phóng sự: Hỗ trợ vốn, đào tạo Kỹ năng giúp phụ nữ phát triển kinh tế bền vững
22:20Phóng sự: Tạo sinh kế cho người nghèo thông qua nguồn tín dụng chính sách
22:30Thời sự Hòa Bình đêm
22:55Bản tin thể thao
23:00Phóng sự: Yên Thủy khó khăn nguồn nước trong sản xuất nông nghiệp
23:10Phim truyện: Truy nã đặc biệt T16
23:55GTCT đêm

CHƯƠNG TRÌNH PHÁT THANH 23/05/2025

05:00 Giới thiệu chương trình
05:05Chương trình Tiếng Thái
05:30Chương trình Thời sự sáng
06:00Giới thiệu nối sóng (VOV)
09:00Nhịp sống đất Mường
09:30Chương trình phát thanh Đời sống xã hội
10:10Chuyên mục Diễn đàn vì trẻ em
10:20Văn hóa Hòa Bình
10:30Chương trình Tiếng Mường
11:00Chương trình Phát thanh Dòng chảy cuộc sống
11:30Chương trình Thời sự
12:00Giới thiệu nối sóng (VOV)
15:00Nhịp sống đất Mường
15:30Chương trình phát thanh Đời sống xã Hội
16:10Chuyên mục Số và đời sống
16:20Những bông hoa giữa đời thường
16:30Văn hóa Hòa Bình
16:40Chương trình Tiếng Thái
17:00Chương trình Thời sự chiều
17:30Chương trình Phát thanh Dòng chảy cuộc sống
18:00Chương trình Tiếng Mường
18:30Chương trình Thời sự tối
19:00Đọc truyện giúp bạn: Hồng lâu mộng
19:30Giới thiệu nối sóng (VOV)
21:30Văn hóa Hòa Bình
21:40Chuyên mục Số và đời sống
21:50Chuyên mục Những bông hoa giữa đời thường
22:00Chào cuối ngày
HÒA BÌNH
Weather Hoa binh
Mưa nhẹ
29°C
1.54m/s 80%
24/05
Weather Hoa binh
24°C
21°C
25/05
Weather Hoa binh
24°C
20°C
26/05
Weather Hoa binh
27°C
20°C