Người trọn đời giữ gìn nét văn hóa tự hào của đồng bào Khmer Nam Bộ

15:00 03/02

Nhờ những người như Nghệ nhân Ưu tú (NNƯT) Lâm Thị Hương, nghệ thuật múa Rô-băm của dân tộc Khmer sẽ sống mãi, như một dòng chảy không ngừng, mang theo sức sống và linh hồn dân tộc Khmer trên hành trình đến tương lai, khẳng định sự trường tồn bất diệt của những giá trị văn hóa.

Người trọn đời giữ gìn nét văn hóa tự hào của đồng bào Khmer Nam Bộ- Ảnh 1.
65 năm tuổi đời, NNƯT Lâm Thị Hương đã dành trọn 52 năm đắm mình trong nghệ thuật múa Rô-băm 
Ảnh: VGP/Minh Thúy

65 năm tuổi đời, NNƯT Lâm Thị Hương đã dành trọn 52 năm đắm mình trong nghệ thuật múa Rô-băm. Bà tự nhận lấy trách nhiệm lớn lao là giữ gìn và tiếp nối truyền thống của đoàn nghệ thuật Rô-băm Reasmei Bưng Chông có tuổi đời hơn 200 năm và cũng là đoàn duy nhất còn lưu truyền loại hình nghệ thuật truyền thống này của đồng bào Khmer tại tỉnh Sóc Trăng.

Từ một ngôi làng nhỏ ở ấp Bưng Chông (xã Tài Văn, huyện Trần Đề, tỉnh Sóc Trăng), múa Rô-băm đã đi cùng gia đình bà qua 5 thế hệ, như một mạch ngầm văn hóa không bao giờ tắt.

Tuổi thơ của NNƯT Lâm Thị Hương gắn liền với những đêm trăng sáng nép bên cánh gà, say mê dõi theo từng bước chân của cha và các thành viên của đoàn nghệ thuật Rô-băm Bưng Chông luyện tập trên sân nhà mình. Mỗi lần cha hóa thân vào nhân vật, cô bé Hương như được sống trong thế giới huyền thoại Khmer với các vị thần, những cuộc chiến của cái thiện chống lại cái ác, và những triết lý sâu sắc mà mỗi người Khmer đều khắc ghi trong tim.

Nghệ nhân Lâm Thị Hương cho biết, múa Rô-băm không chỉ là một loại hình nghệ thuật, mà còn là một phần linh hồn, là niềm tự hào của người Khmer. Những điệu múa với 33 động tác chuẩn mực, những chiếc mặt nạ đầy bí ẩn, những bộ trang phục cầu kỳ đều gắn liền với lịch sử và tâm linh của dân tộc Khmer. Nghệ thuật Rô-băm được cộng đồng Khmer xem như là sinh hoạt tinh thần không thể thiếu trong những lễ hội, trở thành di sản văn hóa phi vật thể quý giá, đại diện cho nền nghệ thuật truyền thống của dân tộc mình.

Sân khấu Rô-băm không rực rỡ đèn màu, không phông màn xa hoa. Chỉ cần một khoảng đất trống, một ngọn đèn dầu cũng đủ để bắt đầu một vở diễn. Trên sân khấu ấy, những câu chuyện từ hàng trăm năm trước vẫn sống động như thể vừa mới xảy ra ngày hôm qua. Năm 2019, nghệ thuật múa Rô-băm của người Khmer Sóc Trăng được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Trải qua nhiều thăng trầm, nghệ thuật múa Rô-băm có lúc tưởng chừng mai một khi đời sống hiện đại dần thay thế những sinh hoạt văn hóa truyền thống. Nhưng với bà Hương, Rô-băm không chỉ là nghệ thuật sân khấu, mà còn là một phần linh hồn Khmer không thể để mai một, là nhịp thở của cả cộng đồng và là sợi dây kết nối những thế hệ Khmer qua dòng chảy thời gian. Bà luôn tâm niệm: "Chỉ cần còn một người yêu và học Rô-băm, thì di sản này sẽ không bao giờ mất đi". Chính vì thế, bà dành tình yêu vô điều kiện cho nét văn hóa đầy tự hào này của dân tộc mình. Bà không chỉ gìn giữ, mà còn thắp sáng ngọn lửa nghệ thuật cho thế hệ trẻ. 

Năm 2016, NNƯT Lâm Thị Hương cùng chồng là nghệ nhân Sơn Del đã đưa một số diễn viên từ Sóc Trăng ra Hà Nội, tham gia biểu diễn và quảng bá nghệ thuật Rô-băm tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Hà Nội). Đây không chỉ là cơ hội để bà giữ lửa đam mê, mà còn là cách để đưa Rô-băm đến gần hơn với bạn bè du khách trong và ngoài nước.

Nhờ có sự quan tâm của Đảng và Nhà nước nên không gian diễn xướng Rô-băm tại Làng Văn hóa-Du lịch được xây dựng dựa trên kiến trúc truyền thống Khmer; với ngôi chùa uy nghi và những căn nhà sàn truyền thống của cộng đồng Khmer miền Tây Nam Bộ.

NNƯT Lâm Thị Hương không chỉ là một vũ công và nhạc công tài hoa, mà còn là một người chế tác đạo cụ sân khấu Rô-băm bậc thầy. Từng chiếc mặt nạ, từng đạo cụ biểu diễn của đoàn đều mang dấu ấn của bà, như những tác phẩm nghệ thuật sống động kể lại câu chuyện của dân tộc mình.

Dù tuổi đã cao, mỗi ngày bà Hương vẫn dành nhiều giờ luyện tập, truyền dạy cho các nghệ sĩ trẻ từng bước múa, từng lời thoại. Bà quan niệm rằng, nghệ thuật không thể dạy chỉ qua lý thuyết, mà phải thực hành để thấm, để cảm. Kết thúc mỗi buổi học, bà thường tổ chức những buổi biểu diễn nhỏ để học trò thực hành. Qua đó, bà không chỉ giúp học trò tiếp thu và thành thục kỹ thuật hát múa mà còn dẫn dắt họ trong hành trình khám phá bộ môn nghệ thuật và những giá trị tinh thần thiêng liêng của dân tộc. Chính nhờ cách truyền dạy đặc biệt ấy, bà đã đào tạo nên hàng trăm học trò xuất sắc. Nhiều người trong số họ đã trở thành trụ cột của các đoàn nghệ thuật Rô-băm nổi tiếng, như đoàn Reasmei Bưng Chông và các nhóm múa tại Sóc Trăng.

Người trọn đời giữ gìn nét văn hóa tự hào của đồng bào Khmer Nam Bộ- Ảnh 2.
Nghệ thuật Rô-băm không chỉ là một hình thức trình diễn mà là nhịp thở của cả một cộng đồng,
là sợi dây kết nối giữa những thế hệ Khmer qua dòng chảy thời gian
Ảnh: VGP/Minh Thúy

Với những nỗ lực không mệt mỏi của mình, nghệ nhân Lâm Thị Hương đã được Chủ tịch nước trao tặng danh hiệu Nghệ nhân Ưu tú vào tháng 3/2019. Nhưng với bà, danh hiệu chỉ là phần nhỏ so với niềm vui khi thấy nghệ thuật Rô-băm được tiếp nối: "Người ta nói nghệ thuật là cái đẹp, nhưng với tôi, nó còn là sức mạnh để kết nối con người. Tôi hạnh phúc vì những điệu múa của mình không chỉ là sự trình diễn, mà là những hạt giống được gieo vào trái tim mỗi người. Khi họ cảm nhận được, yêu thích và hiểu ý nghĩa của nó, đó là niềm hạnh phúc lớn nhất đời tôi", nghệ nhân chia sẻ.

Nghệ thuật múa Rô-băm dưới sự gìn giữ của Nghệ nhân Lâm Thị Hương là sợi dây nối liền quá khứ và hiện tại, là nhịp cầu đưa văn hóa Khmer từ cội nguồn cổ xưa đến với thế giới hiện đại. Nhờ những người như NNƯT Lâm Thị Hương, nghệ thuật Rô-băm sẽ sống mãi, như một dòng chảy không ngừng, mang theo sức sống và linh hồn dân tộc Khmer trên hành trình đến tương lai, khẳng định sự trường tồn bất diệt của những giá trị văn hóa.

Minh Thúy (Theo https://baochinhphu.vn/nguoi-tron-doi-giu-gin-net-van-hoa-tu-hao-cua-don...)

Bình luận

Tối thiểu 10 chữ Tiếng việt có dấu Không chứa liên kết

Gửi bình luận
Đang phát:
GTCT đêm 10.2
Thời sự tối 10/2/2025

CHƯƠNG TRÌNH TRUYỀN HÌNH 11/02/2025

05:30Giới thiệu chương trình trong ngày
05:35Giai điệu trẻ
06:05Chương trình tiếng Mường
06:20Chuyên mục nông thôn mới: Yên Thủy phấn đấu thành huyện NTM
06:30Thời sự sáng 11.2
07:00Phóng sự: Các địa phương đảm bảo tiến độ SX vụ Chiêm Xuân
07:10Chuyên mục sắc màu văn hóa
07:15Chương trình thiếu nhi
07:30Trang địa phương TP Hoà Bình
07:45Trang địa phương huyện Yên Thủy
08:00Phim truyện: Tình yêu ngang qua T10
08:45Giới thiệu văn bản pháp luật
08:50Vòng quanh thế giới
09:10Phóng sự: Tăng cường các biên pháp nhằm đảm bảo ATGT dịp đầu Xuân
09:20Tạp chí Lao động công đoàn: Mong ước của NLĐ trước thềm năm mới 2025
09:30Thế giới động vật
10:00Phim truyện: Bác Ba Phi T27
10:45Chương trình tiếng Thái
11:00Phim Sitcom Trận chiến của những bác sĩ thực tập T642
11:20Tọa đàm: Vấn đề quản lý các hoạt động lễ hội dịp đầu Xuân
11:45Thời sự trưa 11.2
12:00Phim truyện: Người tuyệt vời nhất T37
12:45Chương trình Văn hoá nghệ thuật
13:15Hành trình khám phá
13:40Phóng sự: Đổi thay ở xã Nông thôn mới nâng cao
13:50Phim Sitcom Trận chiến của những bác sĩ thực tập T641
14:05Nhìn ra tỉnh bạn
14:35 Chương trình tiếng Thái
14:50Phóng sự: Khí thế sản xuất đầu năm tại các nhà máy, xí nghiệp
15:00Phim truyện: Ánh đèn nơi thành thị T27
15:45Thời sự trưa 11.2
16:00Bản tin thế thao
16:05Giai điệu quê hương
16:35Phim tài liệu: Những kết quả nổi bật của ngành tổ chức xây dựng Đảng
17:05Tạp chí Văn Hóa xã hội
17:20Tạp chí Thông tin kinh tế
17:30Phim truyện: Người tuyệt vời nhất T16
18:15Chương trình thiếu nhi
18:30Trang địa phương huyện Cao Phong
18:45Trang địa phương huyện Lạc Sơn
19:00Tiếp sóng Thời sự Đài THVN
19:45Thời sự Hòa Bình tối 11.2
20:15Phóng sự: Cần xử lý nghiêm tình trạng vi phạm kỷ luật lao động
20:25Phim truyện: Tết này có ba P1 – Tập 11
21:15Chương trình tiếng Mường
21:30Phim truyện: Ánh đèn nơi thành thị T23
22:10Phóng sự: Hoạt động KH&CN tỉnh Hòa Bình 65 năm hình thành và phát triển (1960 – 2025)
22:20Thời sự Hòa Bình tối 11.2
22:45Bản tin thể thao
22:50Chương trình tiếng Thái
23:05Phim truyện: Tình yêu ngang qua T17
23:55 GTCT đêm 11.2

CHƯƠNG TRÌNH PHÁT THANH 11/02/2025

05:00Giới thiệu chương trình
05:10Chương trình Tiếng Thái
05:30Chương trình thời sự sáng
06:00Giới thiệu nối sóng (VOV)
09:03 Giai điệu quê hương
09:30Chương trình phát thanh Đời sống xã hội
10:10CT Toạ đàm phát thanh kinh tế
10:30Chương trình tiếng Mường
11:00Chương trình Phát thanh Dòng chảy cuộc sống
11:30Chương trình Thời sự
12:00Giới thiệu nối sóng (VOV)
15:00Giới thiệu nối sóng PT HÒA BÌNH
15:03Giai điệu quê hương
15:30Chương trình phát thanh Đời sống xã Hội
16:10CT Toạ đàm phát thanh kinh tế
16:30CM Văn hóa Hòa Bình
16:40Chương trình Tiếng Thái
17:00Chương trình Thời sự chiều
17:30Chương trình Phát thanh Dòng chảy cuộc sống
18:00Chương trình Tiếng Mường
18:30Chương trình Thời sự tối
19:00CM Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng
19:15CT PT Khoa giáo
19:30Giới thiệu nối VOV
21:30CM Văn hóa Hòa Bình
21:40CT Toạ đàm PT kinh tế
22:00 Chào cuối ngày
HÒA BÌNH
Weather Hoa binh
overcast clouds
15°C
0.48m/s 87%
12/02
Weather Hoa binh
22°C
17°C
13/02
Weather Hoa binh
21°C
18°C
14/02
Weather Hoa binh
22°C
17°C