Gieo chữ ở miền rẻo cao

15:14 03/12

“Người vùng biên mãi nhớ công ơn thầy, cô giáo”... Ðó là lời ông Pờ Dần Sinh, người có uy tín của đồng bào dân tộc Hà Nhì ở xã biên giới Sín Thầu, huyện Mường Nhé, tỉnh Ðiện Biên nói khi đưa chúng tôi đến thăm Trường mầm non Sín Thầu ở trung tâm xã. Ông Pờ Dần Sinh kể cho chúng tôi về ký ức những tháng năm học chữ và kỷ niệm với các thầy, cô giáo trong niềm nhớ khôn nguôi…

Cô và trò Trường Dân tộc nội trú tỉnh Ðiện Biên. (Ảnh MỸ HÀ)
Cô và trò Trường Dân tộc nội trú tỉnh Ðiện Biên. (Ảnh MỸ HÀ)

Chỉ tay về tấm biển tên Trường mầm non Sín Thầu, ông Pờ Dần Sinh nói: Bây giờ việc học ở biên giới đâu khác gì miền xuôi có trường, có lớp ở trung tâm xã và có cả lớp học mầm non ngay tại bản. Thế hệ chúng tôi ngày trước, để học cái chữ, phải đi bộ vài trăm cây số về Trường Dân tộc Nội trú tỉnh rồi ở đó cả năm trời. Miếng ăn, giấc ngủ đều một tay các thầy, cô ở trường chăm bẵm, nâng niu.

Ông Pờ Dần Sinh bồi hồi nhớ lại những ngày đầu vượt núi, vượt sông từ biên giới Sín Thầu về trường học chữ. Ông Sinh kể: Năm 1972, khi ấy tôi 12 tuổi, gia đình quyết định đưa tôi về Trường Dân tộc nội trú tỉnh ở huyện Ðiện Biên (nay là thành phố Ðiện Biên Phủ) học chữ. Chặng đường từ nhà đến trường là đường mòn, dài gần 400 km, phải đi qua núi, vượt qua sông. Sau gần chục ngày đi bộ, tôi cùng bố và anh trai cũng đến được trường.

Người đầu tiên đón cũng là người dạy tôi cầm bút viết nét chữ đầu tiên là cô giáo Nguyễn Quý Lạc, sau này là Nhà giáo Ưu tú. Mấy chục năm trôi qua, không khi nào tôi quên ánh mắt, nụ cười và cái ôm nồng ấm mà cô giáo Nguyễn Quý Lạc đã dành cho chúng tôi ngày xưa ấy.

Sáng ngày đầu tiên thức giấc, đã thấy cô Lạc ngồi cạnh giường, chung quanh, khung cảnh, bạn bè đều xa lạ. Như hiểu được lo âu choán tâm hồn con trẻ, cô choàng hai tay ôm tôi vào lòng, vỗ về: “Em yên tâm, ở đây có cô và các bạn. Từ nay, các em sẽ là con cô, là anh em chung lớp, chung trường”!

Những ngày tiếp theo, cô Lạc dạy chúng tôi cách ăn, nếp ngủ, dạy từng nét chữ, lời đọc. Lớp có hơn chục học sinh là con em của hơn chục dân tộc, mỗi đứa một tính, mỗi đứa một ngôn ngữ, vậy mà cô kiên nhẫn dạy bảo từng trò. Ðược cô chăm sóc, dạy chữ 4 năm liền, tập thể lớp tôi luôn đạt tập thể tiên tiến, có nhiều học sinh giỏi, chăm ngoan nhất trường…

Mới đó mà đã mấy chục năm đi qua; ông Sinh bộc bạch: “Tôi và bạn bè cùng trang lứa là con em các dân tộc thiểu số ở các huyện Mường Nhé, Tủa Chùa, Tuần Giáo, Ðiện Biên Ðông mãi nhớ công ơn dạy dỗ, nuôi nấng của cô. Bố tôi dạy chúng tôi, “phải luôn biết ơn thầy, cô giáo, vì chính thầy, cô là những người không quản gian nan từ miền xuôi lên miền núi dạy chữ, đưa ánh sáng về với đồng bào”…!

Gieo chữ ở miền rẻo cao ảnh 1
Nhiều thầy cô dành thanh xuân của mình cho sự nghiệp giáo dục học sinh vùng cao tỉnh Ðiện Biên. (Ảnh MỸ HÀ)

Ông Pờ Dần Sinh kể về thầy Nguyễn Văn Bôn, người đặt nền móng đầu tiên cho sự nghiệp giáo dục của huyện Mường Tè, Mường Nhé thuộc hai tỉnh Lai Châu và Ðiện Biên ngày nay. Bố ông là cụ Pờ Pó Chừ (dân tộc Hà Nhì), sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945, cụ Pờ Pó Chừ tin theo Ðảng, theo cách mạng, tham gia tiếp tế lương thực, nuôi giấu cán bộ.

Sau đó, cụ được kết nạp Ðảng, được tin tưởng giao trọng trách cán bộ xã. Vậy nhưng công việc xã rất khó khăn vì cụ không biết chữ. Ðến năm 1959, khi thầy giáo Nguyễn Văn Bôn về xã Mù Cả (huyện Mường Tè) dạy học, cụ cùng các cán bộ xã thời ấy xin đi học. Ngày đi làm, tối về các cụ đốt lửa trước sân nhà nhờ thầy Bôn dạy chữ. Phấn không có, bảng cũng không, thầy Bôn đã lấy than củi viết xuống nền đất từng chữ, để học trò đọc, viết theo.

Khó khăn, thiếu thốn như thế nhưng cụ Pờ Pó Chừ đã đọc thông, viết thạo. Còn học sinh và người dân ở Mù Cả thì sau 5 năm được thầy Bôn dạy đều biết đọc, biết viết. Năm 1963, Trường Mù Cả trở thành nơi đầu tiên của rẻo cao Việt Nam tuyên bố hết nạn mù chữ, phổ cập giáo dục tiểu học. Thầy Nguyễn Văn Bôn được trao tặng danh hiệu Anh hùng giáo dục vào năm 1962.

Sau này, khi thầy Bôn chuyển công tác rời Mường Tè (huyện cũ trước khi chia tách thành hai huyện Mường Nhé, Mường Tè ngày nay) cụ Chừ và dân bản Hà Nhì không được gặp thầy nữa. Dù thời gian có qua đi, lớp lớp người dân tộc Hà Nhì, dân tộc H’Mông, dân tộc La Hủ, dân tộc Thái… luôn nhớ công ơn trời biển của các thầy, các cô.

Nhờ sự dạy dỗ, chăm lo của các thầy, cô giáo mà con em đồng bào các dân tộc thiểu số ở Mường Nhé, Mường Tè đã hiểu hơn giá trị việc học, nỗ lực khắc phục khó khăn để theo học lên các cấp, trở thành cán bộ, lãnh đạo tỉnh, huyện, xã. Hiện, trong dòng họ Pờ thuộc con cháu của cụ Pờ Pó Chừ có hơn 40 người có trình độ thạc sĩ, cử nhân…, đảm đương nhiều vị trí ở các sở, ngành cấp tỉnh, huyện, xã.

 

Cũng nhờ công của các thầy, cô giáo như thầy Bôn, cô Lạc đã gieo những con chữ đầu tiên và gieo ánh sáng tri thức cho con em đồng bào các tộc ở vùng ngã ba biên giới Việt Nam-Trung Quốc-Lào, mà giờ đây sự học ở vùng biên giới này đã đổi thay với 100% số học sinh trong độ tuổi đều đến trường; đời sống nhân dân các dân tộc ở Sín Thầu ngày càng tốt hơn và Sín Thầu cũng là xã đầu tiên của huyện Mường Nhé được công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới.

LÊ LAN

Theo https://nhandan.vn/gieo-chu-o-mien-reo-cao-post848219.html

Bình luận

Tối thiểu 10 chữ Tiếng việt có dấu Không chứa liên kết

Gửi bình luận
Video Player
Thời sự trưa 21/5/2025

CHƯƠNG TRÌNH TRUYỀN HÌNH 21/05/2025

05:30Giới thiệu chương trình trong ngày
05:35Nhìn ra tỉnh bạn
06:05Chương trình Tiếng Thái
06:20Phóng sự: Điểm mới trong kỳ thi vào 10 năm 2025
06:30Thời sự sáng
07:00Chuyên mục Cựu chiến binh: Các hoạt đông ý nghĩa ngày sinh của Bác
07:10Chuyên mục Xây dựng Đảng: Những điển hình học tập và Làm theo Bác
07:15Chương trình Thiếu nhi
07:30Trang địa phương huyện Cao Phong
07:45Trang địa phương huyện Lạc Sơn
08:00Phim truyện: Truy nã đặc biệt T12
08:45Giới thiệu văn bản pháp luật
08:50Nhìn ra tỉnh bạn
09:20Chuyên mục Nông thôn mới: Các địa phương huy động sức dân trong xây dựng NTM
09:30Khám phá thế giới
10:00Phim truyện: Ngôi nhà bí mật T37
10:45Chương trình Tiếng Mường
11:00Phóng sự: Chủ trương sáp nhập xã- Cơ hội mới phát triển Kinh tế cho người dân Lạc Sơn
11:15Trang Thiếu nhi
11:30Phóng sự: Quản lý nghiêm vấn đề An toàn vệ sinh lao động tại cơ sở SXKD
11:45Thời sự trưa
12:00Phim truyện: Yêu không lối thoát T16
12:45Giai điệu trẻ
13:15Vòng quanh thế giới
13:40Chuyên mục Người cao tuổi: Người cao tuổi Lạc Sơn với mô hình phát triển Kinh tế hộ
13:50Phóng sự: Tăng cường công tác phòng chống dịch bệnh mùa hè
14:05Bạn của nhà nông
14:35Chương trình tiếng Mường
14:50Phóng sự: Phát triển tín dụng Chính sách xã hội trên địa bàn tỉnh Hòa Bình
15:00Phim truyện: Đội cứu hộ T27
15:45Thời sự chiều
16:00Bản tin thế thao
16:05Chương trình Văn hóa nghệ thuật
16:35Phóng sự: Vinh danh đội ngũ nhân tài, tri thức tỉnh Hòa Bình năm 2024
16:55Phóng sự: Tỉnh Hòa Bình với công tác phòng chống thiên tai
17:10Chuyên mục Chuyển đổi số: Huyện Lạc Sơn đẩy mạnh thực hiện Chuyển đổi số
17:20Phóng sự: Những nỗi niềm giáo dục vùng khó khăn tỉnh Hòa Bình
17:30Phim truyện: Mỹ vị nhân gian T25
18:15Chương trình Thiếu nhi
18:30Trang địa phương TP Hòa Bình
18:45Trang địa phương huyện Tân Lạc
19:00Tiếp sóng Thời sự Đài THVN
19:45Thời sự Hòa Bình tối
20:15Phóng sự: Các trường học tăng cường tuyên truyền tai nạn thương tích cho học sinh
20:25Phim truyện: Yêu không lối thoát T13
21:15Chương trình Tiếng Thái
21:30Phim truyện: Nhân tình của tổng tài T22
22:10Chuyên mục hộp thư truyền hình: Cần có giải pháp trước thực trạng Nhà văn hóa xuống cấp
22:10Phim tài liệu: Ký sự Tinh hoa Xứ Quảng – Trên dòng sông Gốm
22:30Thời sự Hòa Bình đêm
22:55Bản tin thể thao
23:00Phim truyện: Truy nã đặc biệt T14
23:55GTCT đêm

CHƯƠNG TRÌNH PHÁT THANH 21/05/2025

05:00Giới thiệu chương trình
05:05Chương trình Tiếng Thái
05:30Chương trình Thời sự sáng
06:00Giới thiệu nối sóng (VOV)
09:00Chương trình Thiếu nhi
09:30Chương trình phát thanh Đời sống xã hội
10:10Chuyên mục Xây dựng Đảng
10:20Chương trình Văn hóa Hòa Bình
10:30Chương trình tiếng Mường
11:00Chương trình Phát thanh Dòng chảy cuộc sống
11:30Chương trình Thời sự
12:00Giới thiệu nối sóng (VOV)
15:05Chương trình Thiếu nhi
15:30Chương trình phát thanh Đời sống xã Hội
16:10Chuyên mục Đại đoàn kết toàn dân
16:20Chuyên mục Văn hóa bốn phương
16:30Chuyên mục Tiếp chuyện bạn nghe đài
16:40Chương trình Tiếng Thái
17:00Chương trình Thời sự chiều
17:30Chương trình Phát thanh Dòng chảy cuộc sống
18:00Chương trình Tiếng Mường
18:30Chương trình Thời sự tối
19:00Đọc truyện giúp bạn: Anna Carennina
19:30Giới thiệu nối sóng (VOV)
21:30Chuyên mục Tiếp chuyện bạn nghe đài
21:40Chuyên mục Đại đoàn kết toàn dân
21:50Chuyên mục Văn hóa bốn phương
22:00Chào cuối ngày
HÒA BÌNH
Weather Hoa binh
Mây rải rác
35°C
1.94m/s 54%
22/05
Weather Hoa binh
35°C
25°C
23/05
Weather Hoa binh
27°C
25°C
24/05
Weather Hoa binh
27°C
23°C