Nhà giáo không nên lạm quyền trong xưng hô, giao tiếp

08:57 02/10

Với tư cách là người gieo mầm thiện, bồi đắp nhân cách, lan tỏa tri thức, thắp sáng ước mơ cho học sinh, mỗi nhà giáo phải hiểu đúng vị thế, vai trò, chức danh, đặc trưng nghề nghiệp của mình để xưng thể hiện văn hóa xưng hô, giao tiếp với các bậc phụ huynh, rộng hơn là với các thành phần xã hội sao cho nhã nhặn, văn minh, lịch sự.

Chỉ có như vậy niềm trân trọng, tin yêu của các tầng lớp nhân dân và phụ huynh dành cho đội ngũ nhà giáo mới đong đầy, trọn vẹn.

Vụ việc một cô giáo ở một trường tiểu học trên địa bàn quận 1, TP Hồ Chí Minh có những tin nhắn mong muốn/đề nghị (và bao hàm cả tính chất yêu cầu, đòi hỏi) phụ huynh giúp tiền mua chiếc laptop và máy in nhằm phục vụ công tác chuyên môn, khiến phần đông phụ huynh tỏ ý không đồng thuận, không hài lòng. Dù giáo viên này đã lên tiếng xin lỗi phụ huynh và bị nhà trường tạm đình chỉ dạy học nhưng vụ việc này thêm một lần cảnh báo về sự ảo tưởng quyền lực của một số nhà giáo thời nay. 

Một trong những biểu hiện ảo tưởng quyền lực dễ thấy của một số giáo viên là tự xưng “cô”, “thầy” trong giao tiếp, trò chuyện, trao đổi, ứng xử với phụ huynh học sinh.

Nhà giáo không nên lạm quyền trong xưng hô, giao tiếp
Một tiết học của cô trò Trường Tiểu học Thăng Long (Hoàn Kiếm, Hà Nội). Ảnh: KHÁNH HÀ 

Chẳng hạn, cô giáo nêu trên thông báo số tiền phụ huynh đóng rồi nhắn trên nhóm Zalo chung của lớp với những câu: “Cô giữ tiền..., cô đưa cho cô bảo mẫu..., cô đóng quỹ..., cô giữ lại...”. Rồi sau đó cô giáo tiếp tục nhắn tin: “Cô mua cái laptop, còn bao nhiêu cô báo phụ huynh. Và cô xin cái laptop này luôn nha phụ huynh”. Khi một số phụ huynh không đồng ý thì giáo viên này thể hiện sự giận dỗi: “Đã có phụ huynh không đồng ý thì cô sẽ không nhận. Cô tự mua và tự sử dụng. Còn máy in cô cũng tự mua luôn nha phụ huynh. Cô không nhận gì của phụ huynh cả”.

Trong giao tiếp, xưng hô của người Việt, “cô” là từ dùng để gọi em gái ruột (hoặc em gái họ) của cha, tức là bậc trên của các cháu. “Cô” trong trường hợp này có vai vế như bậc cha chú, nghĩa là ở bề trên. Còn trong môi trường văn hóa ứng xử học đường, “cô” là từ học sinh dùng để gọi giáo viên nữ, hoặc là từ cô giáo dùng để tự xưng khi nói chuyện, trao đổi, giảng dạy với học sinh. Như vậy, từ “cô” trong trường hợp này đều mang ý nghĩa là danh xưng người trên đối với người dưới.

Còn “phụ huynh” (phụ: cha, huynh: anh), tức là bề trên, là người yêu thương, chăm sóc, bảo vệ, giáo dục và chịu trách nhiệm đối với những đứa trẻ trong gia đình của mình.

Như vậy, xét về mặt trật tự vai vế, cả phụ huynh và cô giáo (hay thầy giáo) đều là bề/bậc trên của học sinh.

Trật tự vai vế rõ ràng, cụ thể như vậy, thế nên các cô giáo (thầy giáo) không nên tự cho mình cái quyền đứng trên các bậc phụ huynh khi xưng mình là cô (thầy) trong giao tiếp, trò chuyện, trao đổi tin nhắn. Bởi trên thực tế, nhiều giáo viên tiểu học mới ra trường và công tác được dăm bảy năm, ở độ tuổi 22-30 mà lúc nào cũng lấy cái danh xưng “cô, thầy” để trò chuyện, trao đổi, nhắn tin với các bậc phụ huynh là không phù hợp cả về đạo lý và quy tắc ứng xử của nhà giáo.

Về đạo lý, "xưng khiêm hô tôn" là một đặc trưng giao tiếp tinh tế, nhã nhặn của ông cha ta. Phong cách xưng hô này thể hiện sự khiêm nhường của người nói luôn tôn trọng, đề cao người nghe. Vì thế, nhà giáo lúc nào cũng muốn “đứng trên”, đứng cao hơn người khác trong giao tiếp, ứng xử là chưa tuân theo phép tắc đạo lý truyền thống của người Việt.

Về nguyên tắc, Luật Giáo dục 2019 quy định, một trong những nhiệm vụ của nhà giáo là phải gương mẫu thực hiện "quy tắc ứng xử của nhà giáo” (Điều 69). Cụ thể hơn, Thông tư số 06/2019/TT-BGDĐT ngày 12-4-2019 của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định "Quy tắc ứng xử trong cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục thường xuyên”, yêu cầu giáo viên khi ứng xử với cha mẹ người học phải bảo đảm “Ngôn ngữ đúng mực, trung thực, tôn trọng, thân thiện, hợp tác, chia sẻ; không xúc phạm, áp đặt, vụ lợi” (Điều 6).       

Ở nội bộ trường học phổ thông, mọi giáo viên đều là bậc trên của học sinh nên có thể xưng cô, thầy với các em được; nhưng không nên/không thể xưng cô, xưng thầy với các phụ huynh. Vì theo nghĩa rộng, "phụ huynh” bao gồm cả cha mẹ, ông bà, anh chị của học sinh, mà trên thực tế thì có nhiều cha mẹ, ông bà học sinh có tuổi đời cao hơn giáo viên, có vị trí xã hội, chức vụ công tác và trình độ học vấn, tư cách nghề nghiệp ngang bằng, thậm chí cao hơn họ, thế nên việc xưng ngôi “cô, thầy” khi trò chuyện, giao tiếp, nhắn tin với phụ huynh là thiếu nhã nhặn, chưa chuẩn mực.

 Ứng xử tinh tế, nói năng nhã nhặn, giao tiếp khéo léo, xưng hô chuẩn mực là một phần làm nên văn hóa sư phạm của nhà giáo, qua đó góp phần xây dựng môi trường văn hóa học đường nhân văn, lành mạnh. Vì vậy, với tư cách là người gieo mầm thiện, bồi đắp nhân cách, lan tỏa tri thức, thắp sáng ước mơ cho học sinh, mỗi nhà giáo phải hiểu đúng vị thế, vai trò, chức danh, đặc trưng nghề nghiệp của mình để xưng thể hiện văn hóa giao tiếp, ứng xử với các bậc phụ huynh, rộng hơn là với các thành phần xã hội sao cho nhã nhặn, văn minh, lịch sự. Chỉ có như vậy niềm trân trọng, quý mến, tin yêu của các tầng lớp nhân dân và phụ huynh dành cho đội ngũ nhà giáo mới đong đầy, trọn vẹn.

THIỆN VĂN

Theo https://www.qdnd.vn/giao-duc-khoa-hoc/cac-van-de/nha-giao-khong-nen-lam-...

Bình luận

Tối thiểu 10 chữ Tiếng việt có dấu Không chứa liên kết

Gửi bình luận
Đang phát:
GTCT đêm
Thời sự tối 2/10/2024

CHƯƠNG TRÌNH TRUYỀN HÌNH 03/10/2024

05:30Giới thiệu chương trình trong ngày
05:35Nhịp cầu âm nhạc
06:05Chương trình tiếng Thái
06:20Tạp chí Lao động và Công đoàn: Công đoàn cơ sở hỗ trợ đoàn viên bị ảnh hưởng thiên tai
06:30Chương trình Thời sự sáng
07:00Phóng sự: Hiệu quả các chính sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp tỉnh Hòa Bình
07:10Chuyên mục Cải cách hành chính: Nâng cao hiệu quả giải quyết thủ tục hành chính tại bộ phận 1 cửa
07:20Chương trình Thiếu nhi
07:30Trang địa phương thành phố Hòa Bình
07:45Trang địa phương huyện Tân Lạc
08:00 Phim truyện: Người tuyệt vời nhất T4
08:45Giới thiệu văn bản pháp luật
08:50Nhìn ra thế giới
09:30Thế giới quanh ta
10:00 Phim truyện: Săn cáo T40
10:45Chương trình tiếng Thái
11:00Phim Sitcom Trận chiến của những bác sĩ thực tập T877
11:15Thể thao bốn phương
11:30Phóng sự: Mai Châu khai thác tiềm năng và giá trị từ rừng
11:45Thời sự trưa
12:00Phim truyện: Cửa tử hắc ám -Phần 3- T54
12:45Nhìn ra tỉnh bạn
13:15Hội thi “Tìm hiểu pháp luật về lĩnh vực Công tác Dân tộc” năm 2024 - 2025 tỉnh Hòa Bình – P9
13:40Phóng sự: Phát triển mô hình nông nghiệp sạch trên địa bàn tỉnh
13:50Phim Sitcom Trận chiến của những bác sĩ thực tập T876
14:05Săc mầu văn hóa
14:30Chương trình tiếng Mường
14:45Chuyên mục Nông thôn mới: Các xã phấn đấu đạt chuẩn NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu
15:00Phim truyện: Thời gian đều biết T24
15:45Thời sự trưa
16:00Bản tin thể thao
16:05Giai điệu trẻ
16:35Chuyên mục: Tiếng nói miền quê
17:00Phóng sự: Những giải pháp thu hút đầu tư của tỉnh
17:15Chuyên mục Xây dựng Đảng: Lực lượng vũ trang học tập và làm theo Bác
17:30 Phim truyện: Cửa tử hắc ám - Phần 3- T33
18:15Chương trình Thiếu nhi
18:30Trang địa phương huyện Mai Châu
18:45Trang địa phương huyện Lạc Thủy
19:00Tiếp sóng Thời sự Đài TH
19:45Thời sự tối
20:15Phóng sự: Cần đầu tư các công trình thủy lợi đã xuống cấp
20:25Phim truyện: 30 chưa phải là hết T28
21:15Chương trình tiếng Mường
21:30Phim truyện: Thời gian đều biết T41
22:10Phóng sự: Công tác dân vận thực hiện các tiêu chí khó trong xây dựng NTM
22:20Thời sự tối
22:45Bản tin thể thao
22:50Chuyên mục: Diễn đàn cử tri: Cần đầu tư xây dựng hồ Hồ Bai Thoong, xã Tây Phong
23:00Phim truyện: Duyên định kim tiền T24
23:55GTCT đêm

CHƯƠNG TRÌNH PHÁT THANH 03/10/2024

05:00 Giới thiệu chương trình
05:01Chương trình Tiếng mường
05:30Chương trình thời sự sáng
06:00Giới thiệu nối sóng (VOV)
09:00Ca nhạc quốc tế
09:30Chương trình phát thanh Đời sống xã hội
10:10CT Tiếng Thái
10:30Chương trình tiếng Mường
11:00Chương trình Phát thanh Dòng chảy cuộc sống
11:30Chương trình Thời sự
12:00Giới thiệu nối sóng (VOV)
15:00Giới thiệu nối sóng PT HÒA BÌNH
Ca nhạc quốc tế
15:30Chương trình phát thanh Đời sống xã Hội
16:10Quà tặng cuộc sống
16:30CM LĐ và công đoàn
16:40Chương trình Tiếng Thái
17:00Chương trình thời sự chiều
17:30Chương trình Phát thanh Dòng chảy cuộc sống
18:00Chương trình Tiếng Mường
18:30Chương trình Thời sự tối
19:00CM bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng
19:15CT PT khoa giáo
19:30Giới thiệu nối VOV
21:30CM LĐ và công đoàn
21:40Quà tặng cuộc sống
HÒA BÌNH
Weather Hoa binh
overcast clouds
21°C
0.99m/s 70%
04/10
Weather Hoa binh
28°C
20°C
05/10
Weather Hoa binh
29°C
20°C
06/10
Weather Hoa binh
30°C
21°C