Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác quản lý di tích trên địa bàn tỉnh Hoà Bình

07:47 12/07

 LTS: Ngày 28/6/2024, đồng chí NGUYỄN PHI LONG, Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy thay mặt Ban Thường vụ (BTV) Tỉnh ủy ký ban hành Chỉ thị số 51-CT/TU về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác quản lý di tích trên địa bàn tỉnh Hoà Bình. Báo Hòa Bình đăng tải toàn văn Chỉ thị này của BTV Tỉnh ủy.

Đền Bờ là một trong những di tích nổi tiếng của tỉnh Hòa Bình cần được tăng cường quản lý, bảo vệ.
 
Trong những năm qua, thực hiện Luật Di sản văn hóa, Nghị quyết số 04-NQ/TU, ngày 11/10/2021 của BTV Tỉnh ủy về bảo tồn và phát huy (BT&PH) giá trị di sản văn hóa (DSVH) các dân tộc tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến 2030; các cấp ủy, chính quyền đã quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện tốt công tác quản lý DSVH nói chung và di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh nói riêng trên địa bàn tỉnh; các di tích, danh lam thắng cảnh được kiểm kê, quản lý, tu bổ, tôn tạo, từng bước phát huy giá trị. Đến nay, đã có 293 điểm di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh được đưa vào danh mục bảo vệ của tỉnh; 112 di tích được xếp hạng theo Luật DSVH, trong đó có 41 di tích cấp quốc gia, 71 di tích cấp tỉnh. Một số di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh đã phát huy giá trị trở thành nơi giáo dục truyền thống cách mạng và điểm tham quan, du lịch, tiêu biểu như: Di tích lịch sử Chiến khu Mường Khói và di tích khảo cổ hang xóm Trại, huyện Lạc Sơn; khu căn cứ cách mạng Thạch Yên và quần thể danh thắng hang động núi Đầu Rồng, huyện Cao Phong; khu căn cứ cách mạng Mường Diềm và di tích Đền Bờ, huyện Đà Bắc; khu di tích danh lam thắng cảnh Chùa Tiên, huyện Lạc Thủy...
 
Bên cạnh kết quả đạt được, công tác quản lý di tích trên địa bàn tỉnh Hoà Bình vẫn còn một số hạn chế, yếu kém đó là: Nhận thức của một số cấp ủy, chính quyền địa phương về công tác quản lý, bảo vệ, tu bổ, tôn tạo di tích, danh lam thắng cảnh còn hạn chế; việc bố trí ngân sách và huy động các nguồn lực để phục hồi, tu bổ, tôn tạo các di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh còn khó khăn; hiệu quả công tác tuyên truyền, giới thiệu, quảng bá về những giá trị của các di tích chưa cao; chưa phát huy tốt giá trị di tích, danh lam thắng cảnh.
 
Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế nêu trên là do: Công tác lãnh đạo, chỉ đạo của một số cấp ủy, chính quyền và công tác tuyên truyền, vận động các tổ chức chính trị - xã hội chưa được quan tâm đúng mức; chưa phát huy hết vai trò, trách nhiệm của các cấp, các ngành và địa phương trong việc triển khai thực hiện các nghị quyết, chương trình, đề án, quy hoạch phát triển KT-XH gắn với công tác quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di tích, trên địa bàn tỉnh.
 
Để triển khai thực hiện có hiệu quả khâu đột phá phát triển của tỉnh Hòa Bình về BT&PH giá trị văn hóa các dân tộc, đặc biệt là dân tộc Mường và nền "Văn hóa Hòa Bình” theo Quy hoạch tỉnh Hòa Bình thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050; nâng cao hiệu lực quản lý Nhà nước, huy động các nguồn lực đầu tư cho công tác tu bổ, tôn tạo, phát huy giá trị của các di tích, danh lam thắng cảnh trở thành các điểm tham quan du lịch thu hút người dân và du khách, góp phần giáo dục truyền thống lịch sử cách mạng, văn hóa dân tộc và phát triển KT-XH ở địa phương, BTV Tỉnh ủy yêu cầu các cấp ủy, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội tập trung thực hiện tốt một số nhiệm vụ sau:
 
1. Các cấp ủy, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội tiếp tục tăng cường tuyên truyền, phổ biến, lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện các nghị quyết, chỉ thị, kết luận của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước liên quan đến công tác quản lý và phát huy giá trị di tích, danh lam thắng cảnh, trọng tâm là Luật DSVH, Nghị quyết số 04-NQ/TU, ngày 11/10/2021 của BTV Tỉnh ủy về BT&PH giá trị DSVH các dân tộc tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến 2030, Quyết định số 2742/QĐ-UBND, ngày 24/11/2023 của UBND tỉnh về việc ban hành Đề án Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa dân tộc Mường và nền "Văn hóa Hòa Bình giai đoạn 2023 - 2030 trên địa bàn tỉnh Hòa Bình... nhằm nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên và Nhân dân về vị trí, tầm quan trọng, ý nghĩa và giá trị các di tích, danh lam thắng cảnh, đồng thời phát huy hệ thống di tích trở thành nguồn tài nguyên văn hóa, các sản phẩm du lịch mang bản sắc dân tộc, góp phần quan trọng phát triển KT-XH của tỉnh.
 
2. Ban Cán sự đảng UBND tỉnh lãnh đạo UBND tỉnh
 
   - Chỉ đạo các sở, ban, ngành, đơn vị liên quan, UBND các huyện, thành phố:
 
Tăng cường công tác quản lý Nhà nước đối với các di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn tỉnh, đặc biệt là các di tích liên quan đến tín ngưỡng, tôn giáo. Quan tâm bố trí ngân sách và xây dựng cơ chế chính sách huy động các nguồn lực đầu tư để phục hồi, tu bổ, tôn tạo các di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh, đặc biệt là các di tích đã xếp hạng, các điểm tham quan, du lịch nhằm phục vụ ngày càng tốt hơn nhu cầu sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng của Nhân dân và thu hút khách du lịch khi đến Hòa Bình.
 
Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giới thiệu quảng bá về giá trị của các di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh trên địa bàn tỉnh. Đầu tư nghiên cứu, quảng bá về giá trị các di tích thuộc nền "Văn hóa Hòa Bình”, lập hồ sơ trình UNESCO đưa vào danh mục DSVH của nhân loại; nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ trong công tác BT&PH giá trị di tích, danh lam thắng cảnh gắn với phát triển du lịch.
 
Kiểm tra, giám sát việc quản lý, sử dụng đất đai, hoạt động bảo quản, tu bổ, phục hồi tại các di tích, danh lam thắng cảnh và các cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo; xử lý nghiêm, đúng quy định của pháp luật đối với các hành vi vi phạm, không để xâm hại và lấn chiếm đối với các di tích. Triển khai kế hoạch kiểm kê, công bố danh mục và hoàn thành việc cắm mốc để xác định ranh giới bảo vệ của các di tích. Tăng cường công tác quản lý đất đai, dành quỹ đất cho phát huy giá trị di tích và đưa vào kế hoạch sử dụng đất hằng năm để thực hiện các thủ tục về đất đai, đầu tư.
 
Quản lý chặt chẽ, đúng quy định việc thu chi tài chính, tiền công đức và tài trợ tại các di tích. Chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện nếp sống văn minh tại các lễ hội gắn với di tích, các cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo; ngăn chặn kịp thời những hành vi làm ảnh hưởng tới cảnh quan; đảm bảo an ninh trật tự, vệ sinh môi trường, đưa hoạt động kinh doanh dịch vụ tại các điểm di tích vào nền nếp.
 
Tổ chức đào tạo đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ công tác quản lý, BT&PH giá trị của di tích trên địa bàn tỉnh; tập huấn nghiệp vụ cho những người được giao quản lý, trông coi các di tích nhằm nâng cao nhận thức và trách nhiệm được giao.
 
- Tham mưu, giúp BTV Tỉnh ủy theo dõi, đôn đốc triển khai thực hiện, định kỳ báo cáo và sơ kết, tổng kết việc thực hiện Chỉ thị theo quy định.
 
3. Các Huyện ủy, Thành ủy lãnh đạo UBND các huyện, thành phố trên cơ sở Chỉ thị này và chỉ đạo của UBND tỉnh để thể chế thành các nhiệm vụ cụ thể, tổ chức triển khai thực hiện Chỉ thị phù hợp với điều kiện của địa phương; bố trí nguồn lực để tu bổ, tôn tạo, khôi phục di tích và danh lam thắng cảnh, tạo thành các sản phẩm văn hóa độc đáo, đậm đà bản sắc dân tộc.
 
4. Đảng đoàn HĐND tỉnh chủ trì, phối hợp với Ban Cán sự đảng UBND tỉnh lãnh đạo, rà soát và nghiên cứu ban hành cơ chế, chính sách thuộc thẩm quyền để hỗ trợ công tác quản lý Nhà nước, đẩy mạnh phát huy giá trị di tích, danh lam thắng cảnh trên địa bàn tỉnh.
 
5. Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội từ tỉnh đến cơ sở tuyên truyền, quán triệt đến đoàn viên, hội viên và Nhân dân nội dung của Chỉ thị; đồng thời xây dựng kế hoạch tuyên truyền, vận động các tầng lớp Nhân dân tích cực tham gia giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa và có ý thức bảo vệ, phát huy giá trị của di tích, danh lam thắng cảnh.
 
6. Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy chỉ đạo, định hướng thực hiện tốt công tác thông tin, tuyên truyền, phổ biến các chủ trương, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật, quy định của Nhà nước về công tác quản lý di sản đến cán bộ đảng viên, các tổ chức và Nhân dân trên địa bàn tỉnh nhằm nâng cao nhận thức, tạo sự thống nhất, đồng thuận cao trong quá trình tổ chức thực hiên.
 
7. Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tham mưu, giúp BTV Tỉnh ủy kiểm tra, giám sát việc thực hiện Chỉ thị theo quy định.
( Theo  HBĐT)
 

Bình luận

Tối thiểu 10 chữ Tiếng việt có dấu Không chứa liên kết

Gửi bình luận
Đang phát:
Giai điệu quê hương
Thời sự tối 8/11/2024

CHƯƠNG TRÌNH TRUYỀN HÌNH 09/11/2024

05:30 Giới thiệu chương trình trong ngày
05:35Giai điệu quê hương
06:05Chương trình tiếng Mường
06:20Phóng sự: Tỉnh Hòa Bình thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững
06:30Thời sự sáng 9.11
06:55Phóng sự: Trở lại vùng bưởi xuất khẩu huyện Yên Thủy
07:05Chuyên mục An ninh Hòa Bình
07:15Chương trình thiếu nhi
07:30Trang địa phương Thành phố Hòa Bình
07:45Trang địa phương huyện Lương Sơn
08:00Phim truyện: Người tuyệt vời nhất T40
08:45Giới thiệu văn bản pháp luật
08:50Điểm hẹn văn hóa
09:20Phóng sự: Vấn đề quản lý, thu gom và xử lỹ rác thải nông thôn
09:35Mảnh ghép cuộc sống
10:00Phim truyện: Khi em đẹp nhất T28
10:45Chương trình tiếng Mường
11:00Phim Sitcom Trận chiến của những bác sĩ thực tập T914
11:15Thể thao bốn phương
11:30Phóng sự: Lan tỏa phong trào xây dựng gia đình văn hóa
11:45Thời sự trưa 9.11
12:00Phim truyện:Tư mỹ nhân T21
12:45Tình khúc Belero
13:15 Khám phá thế giới
13:50Phim Sitcom Trận chiến của những bác sĩ thực tập 913
14:05Phim tài liệu: giáo sư Tạ Quang Bửu- Nhà khoa học yêu nước
14:30 Chương trình tiếng Thái
14:45Phóng sự: Hiệu quả chương trình Chính quyền thân thiện – Vì nhân dân phục vụ
15:00Phim truyện: Tuy hồi công lý T16
15:45Thời sự trưa 9.11
16:00Bản tin thế thao
16:05Nhịp cầu âm nhạc
16:35Vòng quanh thế giới
17:00Trang thiếu nhi
17:15Tạp chí Liên đoàn lao động: Các cấp công đoàn chăm lo cho đoàn viên công đoàn ngành giáo dục
17:30Phim truyện: Cửa tử hắc ám P3- T70
18:15Chương trình thiếu nhi
18:30Chuyên mục: Tiếng nói từ các miền quê
18:45Trang địa phương huyện Kim Bôi
19:00Tiếp sóng Thời sự Đài THVN
19:45Thời sự Hòa Bình tối 9.11
20:15Phóng sự: Cần tập trung tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật tại vùng đồng bào DTTS
20:25Phim truyện: Khi em đẹp nhất T15
21:15Chương trình tiếng Mường
21:30Phim truyện: Truy hồi công lý T32
22:10Phóng sự: Các địa phương tập trung giải ngân vốn đầu tư công
22:20Khát vọng sống số 370
22:30Thời sự Hòa Bình tối 9.11
22:55Bản tin thể thao
23:00Chương trình tiếng Thái
23:10Phim truyện: Ngã rẽ số phận T20
23:55 GTCT đêm 9.11

CHƯƠNG TRÌNH PHÁT THANH 09/11/2024

05:00Giới thiệu chương trình
05:05Chương trình Tiếng mường
05:59Chương trình thời sự sáng
06:00Giới thiệu nối sóng (VOV)
09:00 Sắc màu văn hóa
09:30Chương trình phát thanh Đời sống xã hội
10:10Quà tặng cuộc sống
10:30Chương trình tiếng Mường
11:00Chương trình Phát thanh Dòng chảy cuộc sống
11:30Chương trình Thời sự
12:00Giới thiệu nối sóng (VOV)
15:00Giới thiệu nối sóng PT HÒA BÌNH
15:01Sắc mầu văn hóa
15:30Chương trình phát thanh Đời sống xã hội
16:10Quà tặng cuộc sống
16:30CM NCT
16:40Chương trình Tiếng Thái
17:00Chương trình thời sự chiều
17:30Chương trình Phát thanh Dòng chảy cuộc sống
18:00Chương trình Tiếng Mường
18:30Chương trình Thời sự tối
19:00Giao lưu VH các dân tộc
19:30Giới thiệu nối sóng (VOV)
21:30CM Người cao tuổi
21:40Quà tặng cuộc sống
HÒA BÌNH
Weather Hoa binh
clear sky
19°C
1.22m/s 80%
10/11
Weather Hoa binh
30°C
20°C
11/11
Weather Hoa binh
31°C
21°C
12/11
Weather Hoa binh
30°C
23°C