Thủ tướng Phạm Minh Chính đối thoại với lãnh đạo các tập đoàn lớn của WEF

15:34 26/06

Trong chương trình tham dự Hội nghị thường niên các nhà tiên phong lần thứ 15 của Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) Đại Liên 2024 và làm việc tại Trung Quốc, sáng 26-6, tại thành phố Đại Liên, Trung Quốc, Thủ tướng Phạm Minh Chính và Giáo sư Klaus Schwab, nhà sáng lập kiêm Chủ tịch WEF đồng chủ trì đối thoại với khoảng 20 lãnh đạo các tập đoàn kinh tế lớn của WEF.

Phiên đối thoại được tổ chức dưới hình thức ăn sáng làm việc; tập trung thảo luận về tăng cường hợp tác nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Việt Nam; tập trung vào chuyển đổi số, công nghệ cao, chuyển đổi xanh và vai trò của Việt Nam trong chuỗi cung ứng toàn cầu.

Các đại biểu đã cùng chia sẻ, đối thoại trên tinh thần cởi mở, chân thành, thẳng thắn, hướng tới những cơ hội hợp tác mới trong thời gian tới ngày càng hiệu quả, đi vào chiều sâu, thực chất và bền vững. Theo đó, các ý kiến đánh giá cao tốc độ tăng trưởng, phát triển, môi trường đầu tư, kinh doanh ngày càng được cải thiện của Việt Nam, đặc biệt là kinh tế số năm 2023 đã chiếm khoảng 16% GDP.

Thủ tướng Phạm Minh Chính đối thoại với lãnh đạo các tập đoàn lớn của WEF
Thủ tướng Phạm Minh Chính đối thoại với lãnh đạo các tập đoàn lớn của WEF. Ảnh: TTXVN 

Giáo sư Klaus Schwab cho biết WEF rất vui mừng có quan hệ hợp tác chặt chẽ với Việt Nam - ngôi sao sáng đang phát triển nhanh của kinh tế thế giới.

Ông Brand Cheng, Chủ tịch, Giám đốc điều hành Foxconn nhắc lại tại cuộc gặp vào tháng 1 năm ngoái, ông đã báo cáo Thủ tướng về việc đặt thêm nhà máy tại Việt Nam và nhà máy này đã sản xuất vào tháng 4 vừa qua. Đây là ví dụ cho thấy quyết tâm của Việt Nam trong phát triển kinh tế. Đến nay, các nhà máy của Foxconn đã hiện diện tại 5 tỉnh với 80.000 nhân viên và tổng đầu tư khoảng 4 tỷ USD. Ông cho biết: “Việt Nam đang phát triển nhanh và chúng tôi phát triển cùng Việt Nam”.

Đại diện Pepsico cho hay, sau 30 năm, công ty này đã đầu tư 850 triệu USD vào Việt Nam và sẽ tiếp tục gia tăng đầu tư, đặc biệt trong lĩnh vực nông nghiệp, chế biến thực phẩm, đẩy mạnh hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ, tái chế nhựa…

Thủ tướng Phạm Minh Chính đối thoại với lãnh đạo các tập đoàn lớn của WEF
Thủ tướng Phạm Minh Chính và Nhà sáng lập kiêm Chủ tịch điều hành
Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) Klaus Schwab. Ảnh: TTXVN 

Bên cạnh đó, các ý kiến cũng bày tỏ quan tâm, đặt các câu hỏi về một số vấn đề, lĩnh vực như hoàn thiện các quy định, chính sách liên quan kinh tế số, chuyển đổi xanh như chữ ký điện tử trong lĩnh vực ngân hàng, tài chính; các chứng chỉ xanh; bảo đảm cung ứng điện, chuyển đổi năng lượng; tài chính cho năng lượng tái tạo; chính sách ưu đãi với các lĩnh vực công nghệ cao…

Phát biểu tại phiên thảo luận, điểm lại một số nét lớn của tình hình thế giới, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho rằng, hiện nay hậu quả của đại dịch Covid-19 còn kéo dài; các yếu tố như phân cực, căng thẳng, xung đột, cạnh tranh chiến lược, biến đổi khí hậu… ảnh hưởng tới kinh tế thế giới và các quốc gia. Trong bối cảnh đó, Việt Nam đang lựa chọn ưu tiên cho tăng trưởng, đồng thời có biện pháp kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bao đảm các cân đối lớn của nền kinh tế.

Kết quả là năm 2022, GDP Việt Nam tăng trưởng 8,02%, năm 2023 đạt 5,5% và năm 2024, quý I đạt 5,66%, quý II ước đạt cao hơn quý I và tiếp tục xu hướng tăng cao hơn trong nửa cuối năm. Kinh tế vĩ mô cơ bản ổn định, lạm phát được kiểm soát, các cân đối lớn của nền kinh tế được bảo đảm. Nợ công, nợ chính phủ, nợ nước ngoài thấp hơn nhiều giới hạn cho phép. Đồng tiền Việt Nam vẫn thuộc nhóm mất giá ít nhất so với các nước trong khu vực.

Thủ tướng Phạm Minh Chính đối thoại với lãnh đạo các tập đoàn lớn của WEF
Nhà sáng lập kiêm Chủ tịch điều hành Diễn đàn Kinh tế 
thế giới (WEF) Klaus Schwab phát biểu. Ảnh: TTXVN

Chia sẻ về những định hướng thời gian tới, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết, Việt Nam tiếp tục làm mới các động lực tăng trưởng truyền thống và thúc đẩy mạnh mẽ các động lực tăng trưởng mới, với các lĩnh vực ưu tiên là kinh tế số, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, kinh tế chia sẻ, kinh tế tri thức. Đây cũng là những lĩnh vực đang là xu thế phát triển của thế giới.

Nhấn mạnh trong bối cảnh hiện nay, Việt Nam tiếp tục lựa chọn ưu tiên cho tăng trưởng và có chính sách linh hoạt, phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh Việt Nam và tình hình, xu thế thế giới, Thủ tướng đề nghị các nhà đầu tư tiếp tục đồng hành cùng Việt Nam trong thực hiện mục tiêu thúc đẩy tăng trưởng gắn với giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn, bảo đảm an sinh xã hội, nâng cao đời sống nhân dân.

Việt Nam sẽ tiếp tục giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội, củng cố môi trường hòa bình, ổn định để phát triển, bảo đảm các quyền, lợi ích chính đáng, hợp pháp của các nhà đầu tư, đẩy mạnh cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính, không ngừng cải thiện môi trường đầu tư để các nhà đầu tư yên tâm kinh doanh, hoạt động lâu dài, hiệu quả tại Việt Nam.

Thủ tướng đề nghị tiếp tục phát huy phương châm “lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ”, tinh thần “3 cùng” giữa doanh nghiệp với Nhà nước và người dân, gồm: Cùng lắng nghe và thấu hiểu; cùng chia sẻ tầm nhìn và hành động; cùng làm, cùng hưởng, cùng thắng và cùng phát triển.

Thủ tướng Phạm Minh Chính đối thoại với lãnh đạo các tập đoàn lớn của WEF
Phiên đối thoại với lãnh đạo các tập đoàn lớn của WEF. Ảnh: TTXVN

Sau khi Bộ trưởng, lãnh đạo các Bộ, cơ quan liên quan trao đổi về các vấn đề nhà đầu tư quan tâm, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã trực tiếp làm rõ thêm một số nội dung cụ thể.

Trong đó, liên quan tới cung ứng điện, Thủ tướng cho biết năm 2023, Việt Nam có thiếu hụt điện cục bộ tại một số thời điểm, nhưng sang năm 2024, mặc dù sản lượng điện tiêu thụ tăng tới 15%, có những ngày vượt 1 tỷ kWh/ngày, cao nhất trong lịch sử, song cung ứng điện vẫn được bảo đảm.

Thủ tướng khẳng định Việt Nam sẽ không thiếu điện, với các giải pháp đồng bộ về nguồn điện, tải điện, phân phối, sử dụng điện và giá điện. Đơn cử như tải điện, các đường dây 500kV trước đây phải làm trong 2 năm, thậm chí 4 năm, nhưng hiện nay chỉ mất khoảng 6 tháng.

Thủ tướng Phạm Minh Chính đối thoại với lãnh đạo các tập đoàn lớn của WEF
Nhà sáng lập kiêm Chủ tịch điều hành Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) Klaus Schwab phát biểu.
Ảnh: TTXVN

Cùng với đó, Việt Nam đang nỗ lực chuyển đổi sang năng lượng sạch. Chính phủ tiếp tục hoàn thiện thể chế, khung chính sách với việc chuẩn bị ban hành các nghị định về cơ chế mua bán điện trực tiếp (DPPA), về cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản, tự tiêu và về cơ chế phát triển các dự án điện sử dụng khí thiên nhiên và khí LNG.

Thủ tướng cho biết Chính phủ sắp ban hành nghị định liên quan thực hiện thuế tối thiểu toàn cầu và sửa đổi chính sách ưu đãi đầu tư từ chủ yếu ưu đãi thuế sang ưu đãi tài chính, chi phí, đất đai… đối với dự án ưu tiên.

Mặt khác, định hướng của Việt Nam là thu hút đầu tư có chọn lọc, ưu tiên các dự án trong lĩnh vực mới nổi, công nghệ cao, có giá trị gia tăng cao và có tính lan tỏa, kết nối, nhất là phục vụ các động lực tăng trưởng mới, thúc đẩy chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, phát triển mạnh một số lĩnh vực mới có tính đột phá, chiến lược như bán dẫn và trí tuệ nhân tạo (AI).

Để thúc đẩy phát triển xanh, Thủ tướng cho rằng phải triển khai các giải pháp đồng bộ: Nâng cao nhận thức về phát triển xanh; xây dựng thể chế, cơ chế, chính sách ưu tiên phù hợp; huy động nguồn lực hợp tác công tư; xây dựng hạ tầng chuyển đổi xanh, nhất là hạ tầng về điện, sóng viễn thông; nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài; nâng cao năng lực quản trị xanh; huy động sức mạnh tổng hợp của cả nước, cả hệ thống chính trị và phối hợp đồng bộ, chặt chẽ giữa các ngành.

Người đứng đầu Chính phủ cũng cho biết Việt Nam đang rất tích cực giảm phát thải trong nông nghiệp, trong đó có chương trình 1 triệu héc-ta lúa chất lượng cao, phát thải thấp tại Đồng bằng sông Cửu Long, đây là dự án đầu tiên trên thế giới trong lĩnh vực này.

Cho biết Việt Nam rất quan tâm đến các kinh nghiệm, đề xuất cơ chế, khuyến nghị chính sách, nhu cầu thực tiễn, Thủ tướng đề nghị WEF và các đối tác tăng cường hợp tác chặt chẽ hơn nữa với Việt Nam trong việc tham vấn, góp ý xây dựng, hoạch định các chính sách phù hợp, hiệu quả; tạo điều kiện để Việt Nam tham gia vào các sáng kiến, hệ sinh thái của WEF; WEF và các đối tác tiếp tục phát huy vai trò quan trọng là cầu nối đồng hành, hỗ trợ, khuyến khích các doanh nghiệp, nhà đầu tư tìm kiếm cơ hội và hợp tác, đầu tư, đóng góp cho sự phát triển nhanh và bền vững của nền kinh tế Việt Nam.

TTXVN

Theo https://www.qdnd.vn/chinh-tri/tin-tuc/thu-tuong-pham-minh-chinh-doi-thoa...

Bình luận

Tối thiểu 10 chữ Tiếng việt có dấu Không chứa liên kết

Gửi bình luận
Đang phát:
Chuyên mục Xây dựng Đảng: Các địa phương đẩy mạnh việc học tập và làn theo Bác
Thời sự trưa 20/2/2025

CHƯƠNG TRÌNH TRUYỀN HÌNH 20/02/2025

05:30Giới thiệu chương trình trong ngày
05:35Nhịp cầu âm nhạc
06:05Chương trình tiếng Thái
06:20Phóng sự: Các trường chú trọng ôn thi cho học sinh khối 12
06:30Thời sự sáng
07:00Chuyên mục HTTH: Nhiều khu tái định cư chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
07:10Phóng sự: Hiệu quả chính sách dân tộc năm 2024 của tỉnh Hòa Bình
07:15Chương trình Thiếu nhi
07:30Trang địa phương thành phố Hòa Bình
07:45Trang địa phương huyện Tân Lạc
08:00Phim truyện: Tình yêu ngang qua T19
08:45Giới thiệu văn bản pháp luật
08:50Nhìn ra thế giới
09:30Thế giới quanh ta
10:00Phim truyện: Bác Ba Phi T36
10:45Chương trình tiếng Thái
11:00Phim Sitcom Trận chiến của những bác sĩ thực tập T651
11:15Thể thao bốn phương
11:30Phóng sự: Tăng cường phòng chống cháy nổ tại các khu du lịch tâm linh
11:45Thời sự trưa
12:00Phim truyện: Người tuyệt vời nhất T46
12:45Nhìn ra tỉnh bạn
13:15Khám phá thế giới
13:40Chuyên mục CCB: CCB huyện Lạc Thủy với phong trào xây dựng NTM
13:50Phim Sitcom Trận chiến của những bác sĩ thực tập T650
14:05Sắc mầu văn hóa
14:35 Chương trình Tiếng Mường
14:50Chuyên mục Xây dựng Đảng: Các địa phương đẩy mạnh việc học tập và làn theo Bác
15:00Phim truyện: Chị em nhà Đông Các T5
15:45Thời sự trưa
16:00Bản tin thế thao
16:05Giai điệu trẻ
16:35Bạn của nhà nông
17:00Chương trình Tiếng Thái
17:15Phóng sự: Hiệu quả Camera an ninh trong đấu tranh phòng chống tội phạm
17:30Phim truyện : Người tuyệt vời nhất T25
18:15Chương trình Thiếu nhi
18:30Trang địa phương huyện Mai Châu
18:45Trang địa phương huyện Lạc Thủy
19:00Tiếp sóng Thời sự Đài THVN
19:45Thời sự Hòa Bình tối
20:15Phóng sự: Các địa phương thực hiện NQ18 về tinh gọn bộ máy
20:25Phim truyện: Tết này có ba P2 – Tập 7
21:15Chương trình tiếng Mường
21:30Phim truyện: Ánh đèn nơi thành thị T31 ( Hết )
22:10Chuyên mục Nông dân Hòa Bình: Nông dân tỉnh Hòa Bình tập trung sản xuất vụ Chiêm Xuân
22:20Phóng sự: Phát huy vai trò người có uy tín trên bản Mông
22:30Thời sự Hòa Bình đêm
23:05Bản tin thể thao
23:10Phim truyện: Tình yêu ngang qua T26
23:55 GTCT đêm

CHƯƠNG TRÌNH PHÁT THANH 20/02/2025

05:00Giới thiệu chương trình
05:01Chương trình Tiếng Thái
05:30Chương trình Thời sự sáng
06:00Giới thiệu nối sóng (VOV)
09:00Ca nhạc quốc tế
09:30Chương trình phát thanh Đời sống xã hội
10:10Quà tặng cuộc sống (0121)
10:30Chương trình tiếng Mường
11:00Chương trình Phát thanh Dòng chảy cuộc sống
11:30Chương trình Thời sự
12:00Giới thiệu nối sóng (VOV)
15:00Giới thiệu nối sóng phát thanh Hòa Bình
15:05Ca nhạc quốc tế
15:30Chương trình phát thanh Đời sống xã Hội
16:10Quà tặng cuộc sống
16:30Chuyên mục Quốc phòng toàn dân
16:40Chương trình Tiếng Thái
17:00Chương trình Thời sự chiều
17:30Chương trình Phát thanh Dòng chảy cuộc sống
18:00Chương trình Tiếng Mường
18:30Chương trình Thời sự tối
19:00Chuyên mục Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng
19:15Chương trình phát thanh Khoa giáo
19:30Giới thiệu nối VOV
21:30Chuyên mục Quốc phòng toàn dân
21:40Quà tặng cuộc sống
22:00Chào cuối ngày
HÒA BÌNH
Weather Hoa binh
overcast clouds
21°C
1.78m/s 82%
21/02
Weather Hoa binh
22°C
19°C
22/02
Weather Hoa binh
20°C
18°C
23/02
Weather Hoa binh
18°C
14°C