Lo cung cấp điện những tháng cao điểm mùa khô

09:55 19/04

Tình hình cung cấp điện trong năm 2024, nhất là mùa khô ở miền Bắc được dự báo gặp rất nhiều khó khăn do không có nhiều nguồn điện bổ sung, diễn biến thời tiết khắc nghiệt, trong khi đó phụ tải tăng trưởng khá cao. Bộ Công Thương khẳng định, với sự ủng hộ của người dân, doanh nghiệp trong thực hiện các giải pháp tiết kiệm điện, năm 2024, vấn đề điện cơ bản được bảo đảm.

Nhu cầu điện tăng cao

Các ngành sản xuất tăng trưởng mạnh kéo theo nhu cầu tiêu thụ điện tăng cao ngay trong những tháng đầu năm 2024. Trong 3 tháng đầu năm 2024, tăng trưởng nhu cầu sử dụng điện toàn hệ thống đạt khoảng 11,5%, cao hơn mức bình quân do Bộ Công Thương phê duyệt. Trong đó có một số tỉnh, thành phố có mức tăng trưởng điện tăng hơn 20% như: Quảng Ninh (28,59%), Hà Tĩnh (23,33%)...

Trước áp lực khô hạn, nắng nóng gay gắt dự kiến sẽ căng thẳng hơn cùng kỳ các năm trước, việc vận hành hệ thống điện trong các tháng cao điểm nắng nóng (tháng 4, tháng 5, tháng 6 và tháng 7) sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức, khó khăn, nhất là đối với hệ thống điện miền Bắc.

Lo cung cấp điện những tháng cao điểm mùa khô
Kiểm tra hệ thống điện tại Trạm biến áp 220kV Vĩnh Hảo, huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận. Ảnh: QUÝ HOÀNG

Theo ông Nguyễn Quốc Trung, Phó giám đốc Trung tâm Điều độ hệ thống điện quốc gia (A0), trong 3 tháng đầu năm, lượng điện tiêu thụ toàn quốc trung bình 762 triệu kWh/ngày. Những ngày đầu tháng 4 vừa qua, lượng điện tiêu thụ đã vọt tới hơn 900 triệu kWh/ngày, tăng 11% so với đầu năm. Với mức độ tăng trưởng như đầu năm đến nay, dự kiến lượng điện sử dụng toàn quốc sẽ đạt đỉnh điểm tới hơn 1 tỷ kWh/ngày trong những ngày nắng nóng nhất từ nay đến tháng 7, tăng hơn 10% so với hiện tại, kéo theo nguy cơ cho hệ thống khi tất cả nguồn điện đã được huy động.

Riêng miền Bắc, theo tính toán của A0, dự kiến tháng 6, công suất khả dụng của tất cả hệ thống ở miền Bắc chỉ từ 23.900 đến 24.500MW trong khi giờ cao điểm tiêu thụ điện lên tới 25.245-27.480MW. Đồng nghĩa miền Bắc có thể thiếu hụt khoảng 1.600-2.900MW vào giờ cao điểm.

Thiếu điện nghiêm trọng xảy ra tại khu vực miền Bắc trong tháng 5, tháng 6-2023 là bài học khiến tất cả chúng ta đều phải ý thức và nhận thức sâu sắc hơn nữa về tầm quan trọng và vai trò trụ cột của việc bảo đảm an ninh cung cấp điện đối với sự phát triển kinh tế-xã hội của đất nước. Đứng trước những thách thức và bài học năm 2023, thời gian qua, với tinh thần chỉ đạo trong mọi hoàn cảnh không để xảy ra thiếu điện cho phát triển kinh tế-xã hội, Thủ tướng Chính phủ đã yêu cầu các bộ, ngành, cơ quan thực hiện mọi giải pháp về cơ chế, chính sách, đầu tư xây dựng, vận hành...

Tiết kiệm năng lượng là giải pháp quan trọng trong cả ngắn hạn và dài hạn

Thời tiết ngày càng diễn biến cực đoan, trong khi tiến độ bổ sung các nguồn điện chưa theo kịp nhu cầu sử dụng điện, để bảo đảm cấp điện, các đơn vị cần tập trung vào 3 lĩnh vực chính: Nâng cao chất lượng công tác quản lý kỹ thuật và vận hành hệ thống điện, bao gồm cả nhà máy điện, đường dây truyền tải phân phối điện.

Tập trung bảo đảm tiến độ các công trình đầu tư xây dựng, đặc biệt là các hệ thống lưới điện để giải tỏa công suất. Tăng cường khả năng đấu nối các khu vực, trung tâm năng lượng, cũng như tăng cường nhập khẩu từ các nước xung quanh.

Đặc biệt, triển khai mạnh những chương trình tiết kiệm điện, tiết kiệm năng lượng. “Sử dụng năng lượng hiệu quả là giải pháp quan trọng cả ngắn hạn và dài hạn giúp giảm áp lực trong việc khai thác và cung ứng năng lượng, cũng như góp phần bảo đảm an ninh năng lượng, bảo vệ môi trường”, ông Trịnh Quốc Vũ, Phó vụ trưởng Vụ Tiết kiệm năng lượng và Phát triển bền vững, Bộ Công Thương nhấn mạnh.

Để bảo đảm vững chắc an ninh năng lượng, an ninh cung cấp điện và không để xảy ra thiếu điện trong bất kỳ tình huống nào, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo phải đẩy mạnh thực hiện nghiêm túc, thực chất và có hiệu quả chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường tiết kiệm điện, chương trình quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, chương trình quản lý nhu cầu điện, chuyển đổi năng lượng xanh, sạch; phối hợp nghiên cứu thúc đẩy sản xuất trong nước, ứng dụng công nghệ, đổi mới sáng tạo, tăng năng suất lao động trong lĩnh vực năng lượng.

Khảo sát của Chương trình quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả giai đoạn 2019-2030, tiềm năng tiết kiệm năng lượng của nước ta còn rất lớn, đặc biệt trong lĩnh vực công nghiệp, là lĩnh vực chiếm hơn 50% tổng tiêu thụ năng lượng quốc gia, tiềm năng tiết kiệm năng lượng có thể đạt 20-30%.

Hiện nay, cả nước có hơn 3.000 cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm, với tổng mức tiêu thụ điện hơn 80 tỷ kWh/năm. Nếu chỉ tính riêng các doanh nghiệp này cùng chung tay thực hiện tiết kiệm ít nhất 2% lượng điện tiêu thụ/năm, trung bình chúng ta sẽ tiết kiệm khoảng 1,6 tỷ kWh/năm, tương đương tiết kiệm hơn 3.200 tỷ đồng tiền điện; và nếu tất cả hơn 30 triệu khách hàng sử dụng điện cùng thực hành tiết kiệm điện thì hiệu quả đem lại là cực kỳ to lớn.

Từ hiệu quả thực tế của chương trình quản lý nhu cầu điện đã được Bộ Công Thương phát động triển khai trong nhiều năm qua, ông Nguyễn Thế Hữu, Phó cục trưởng Cục Điều tiết điện lực, Bộ Công Thương cũng thông tin thêm, điều chỉnh giảm hoặc tiết kiệm 1MW công suất phụ tải điện vào giờ cao điểm sẽ rẻ hơn chi phí để cung cấp thêm 1MW công suất nguồn điện bằng việc xây dựng thêm nhà máy điện mới hoặc huy động các nguồn điện giá cao cùng hệ thống cơ sở hạ tầng lưới điện.

Theo báo cáo của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) năm 2023, vào những thời gian cao điểm và căng thẳng cung cấp điện, với sự tham gia tự nguyện của khách hàng sử dụng điện, đã có thời điểm tổng công suất điều chỉnh giảm được của khách hàng chủ động tham gia chương trình điều chỉnh phụ tải (tránh sử dụng điện vào giờ cao điểm) là gần 500MW, điều này đã góp phần đáng kể trong việc giảm áp lực mất cân bằng cung cầu hệ thống điện cũng như giảm tình trạng phải thực hiện ngừng, giảm cung cấp điện do hệ thống điện quốc gia thiếu nguồn điện.

Thông tin thêm về vấn đề bảo đảm điện trong năm nay, Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân cho biết, Bộ Công Thương đã ban hành riêng kế hoạch cung ứng điện cho các tháng mùa khô. Với riêng kế hoạch từ tháng 4 đến tháng 7, trên cơ sở đó rà soát hằng tháng, hằng quý và có báo cáo để điều chỉnh kịp thời. "Bộ Công Thương sẽ cùng EVN và các đơn vị liên quan đề ra nhiều giải pháp bảo đảm cung ứng điện. Chúng tôi tin tưởng và khẳng định, năm 2024 sẽ không thiếu điện và cố gắng bảo đảm đủ điện trong những năm tiếp theo", Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân nhấn mạnh.

Quan điểm chỉ đạo xuyên suốt và bao trùm là tuyệt đối không để thiếu điện trong mọi tình huống. Với nhiệm vụ này, Bộ Công Thương yêu cầu EVN bám sát và cập nhật liên tục diễn biến thực tế của phụ tải điện. Định kỳ hằng tháng cập nhật tăng trưởng phụ tải để xây dựng phương án cung cấp điện sát với thực tế theo quy định; lập kế hoạch huy động tối ưu các nguồn điện, đặc biệt là các nguồn thủy điện (kể cả những thủy điện nhỏ) trong các giờ cao điểm để đáp ứng nhu cầu phụ tải điện.

Đặc biệt, Bộ Công Thương yêu cầu EVN điều hành linh hoạt tích giữ, sử dụng nước phù hợp với tình hình thực tế trên nguyên tắc tiết kiệm giữ mực nước bảo đảm khai thác tối đa công suất phát điện vào thời gian cao điểm mùa khô (thường là vào tháng 5, tháng 6 hằng năm) và có tính toán bảo đảm dự phòng cao nhất trong các tháng cao điểm mùa khô năm 2024.

 Bài và ảnh: VŨ DUNG

Theo https://www.qdnd.vn/kinh-te/cac-van-de/lo-cung-cap-dien-nhung-thang-cao-...

Bình luận

Tối thiểu 10 chữ Tiếng việt có dấu Không chứa liên kết

Gửi bình luận
Video Player
Thời sự tối 21/5/2025

CHƯƠNG TRÌNH TRUYỀN HÌNH 22/05/2025

05:30Giới thiệu chương trình trong ngày
05:35Nhịp cầu âm nhạc
06:05Chương trình Tiếng Thái
06:20Phóng sự: Các trường tăng cường tuyên truyền tai nạn thương tích cho học sinh
06:30Thời sự sáng
06:55Chuyên mục Hộp thư truyền hình: Cần có giải pháp trước thực trạng Nhà văn hóa xuống cấp -
07:05Phóng sự: Điểm mới trong kỳ thi vào lớp 10, năm 2025
07:15Chương trình Thiếu nhi
07:30Trang địa phương thành phố Hòa Bình
07:45Trang địa phương huyện Tân Lạc
08:00Phim truyện: Truy nã đặc biệt T13
08:45Giới thiệu Văn bản pháp luật
08:50Nhìn ra thế giới
08:20Phim hoạt hình: Đóa hoa dâng Bác – 10’38
09:30Thế giới quanh ta
10:00Phim truyện: Ngôi nhà bí mật T38
10:45Chương trình Tiếng Thái
11:00Phim tài liệu: Ký sự tinh hoa xứ Quảng – Trên dòng sông Gốm
11:15Thể thao bốn phương
11:30Phóng sự: Cải cách thủ tục hành hính trong Khám chữa bệnh bằng BHYT
11:45Thời sự trưa
12:00 Phim truyện: Yêu không lối thoát T17
12:45Nhìn ra tỉnh bạn
13:15Khám phá thế giới
13:40Phim tài liệu: Những nét vẽ từ trái tim – 26’51
14:05Sắc mầu văn hóa
14:35Chương trình Tiếng Mường
14:50Chuyên mục Nông dân Hòa Bình: Hiệu quả nguồn quỹ hỗ trợ nông dân trong sản xuất
15:00Phim truyện: Đội cứu hộ T28
15:45Thời sự chiều
16:00Bản tin thế thao
16:05Giai điệu trẻ
16:35Bạn của nhà nông
17:00Chương trình Tiếng Thái
17:15Chuyên mục Xây dựng Đảng: Những điển hình học tập và làm theo Bác
17:30Phim truyện : Mỹ vị nhân gian T26
18:15Chương trình Thiếu nhi
18:30Trang địa phương huyện Mai Châu
18:45Trang địa phương huyện Lạc Thủy
19:00Tiếp sóng Thời sự Đài THVN
19:45Thời sự Hòa Bình tối
20:15Phóng sự: Các địa phương tăng cường hoạt động PCLB giảm nhẹ thiên tai
20:25Phim truyện: Yêu không lối thoát T14
21:20Chương trình Tiếng Mường
21:35Phim truyện: Nhân tình của tổng tài T23
22:10Chuyên mục Khuyến nông: Chăm sóc thủy sản mùa nắng nóng, mưa lũ
22:20Phóng sự: Công tác Phòng chống dịch bệnh mùa Hè
22:30Thời sự Hòa Bình đêm
23:05Bản tin thể thao
23:10Phim truyện: Truy nã đặc biệt T15
23:55GTCT đêm

CHƯƠNG TRÌNH PHÁT THANH 22/05/2025

05:00Giới thiệu chương trình
05:01Chương trình Tiếng Thái
05:30Chương trình Thời sự sáng
06:00Giới thiệu nối sóng (VOV)
09:00Ca nhạc quốc tế
09:30Chương trình phát thanh Đời sống xã hội
10:10Quà tặng cuộc sống
10:30Chương trình tiếng Mường
11:00Chương trình Phát thanh Dòng chảy cuộc sống
11:30Chương trình Thời sự
12:00Giới thiệu nối sóng (VOV)
15:00Giới thiệu nối sóng Phát thanh Hòa Bình
15:03Ca nhạc quốc tế
15:30Chương trình phát thanh Đời sống xã Hội
16:10Quà tặng cuộc sống
16:30Chuyên mục Đất và người Hòa Bình
16:40Chương trình Tiếng Thái
17:00Chương trình Thời sự chiều
17:30Chương trình Phát thanh Dòng chảy cuộc sống
18:00Chương trình Tiếng Mường
18:30Chương trình Thời sự tối
19:00Chuyên mục Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng
19:15Chương trình Phát thanh Khoa giáo
19:30Giới thiệu nối VOV
21:30Chuyên mục Đất và người Hòa Bình
21:40Quà tặng cuộc sống
22:00Chào cuối ngày
HÒA BÌNH
Weather Hoa binh
overcast clouds
26°C
1.57m/s 97%
23/05
Weather Hoa binh
29°C
24°C
24/05
Weather Hoa binh
26°C
23°C
25/05
Weather Hoa binh
26°C
22°C