Thách thức bảo đảm an ninh lương thực ở châu Á

09:12 29/03

Châu Á đang đối mặt với thách thức bảo đảm an ninh lương thực trong bối cảnh xung đột, biến đổi khí hậu, hậu quả của đại dịch Covid-19 cùng với những “điểm nghẽn lương thực” toàn cầu gây ra sự gián đoạn lớn đối với hệ thống cung cấp thực phẩm.

Theo trang phân tích The Strategist của Viện Chính sách chiến lược Australia (ASPI), trong vài năm gần đây, an ninh lương thực của châu Á đã phải hứng chịu một loạt cuộc khủng hoảng do xung đột, biến đổi khí hậu và đại dịch Covid-19, gây ra sự gián đoạn lớn đối với hệ thống cung cấp thực phẩm và làm tăng số người gặp phải tình trạng mất an ninh lương thực. Giờ đây, 4 “điểm nghẽn lương thực” toàn cầu, bao gồm Biển Đỏ và kênh đào Suez (do tình trạng bất ổn địa chính trị), kênh đào Panama và sông Mississippi (do hạn hán) đang đe dọa an ninh lương thực của châu Á nhiều hơn.

Sự gián đoạn trong dòng chảy hàng hóa toàn cầu có tác động rộng lớn. Điều này ảnh hưởng đến hoạt động buôn bán nông sản khi thời gian giao hàng bị chậm trễ, giá cả tăng cao và tình trạng thiếu hụt sản phẩm. Thời gian vận chuyển lâu hơn có thể khiến một số loại thực phẩm bị hỏng không thể bán được. Trong khi đó, những thay đổi về lịch trình vận chuyển có thể làm tăng áp lực lên việc xử lý hàng hóa và vận tải đường bộ.

Đối với các nước châu Á phụ thuộc vào xuất nhập khẩu lương thực, những hậu quả tiềm ẩn là đáng lo ngại. Những nước sản xuất và xuất khẩu thực phẩm có thể bị thu hẹp lợi nhuận khiến lương công nhân thấp hơn, trong khi các nước nhập khẩu thực phẩm có thể phải chịu giá cao hơn do chi phí vận chuyển tăng và biến động giá lớn hơn, dẫn đến xu hướng tiêu dùng thay đổi.

Các quốc gia trên khắp châu Á, trong đó có nhiều nước là nhà nhập khẩu ròng lương thực, bị ảnh hưởng đặc biệt nặng nề bởi sự gián đoạn điểm nghẽn lương thực vì họ phụ thuộc vào thị trường châu Âu và Biển Đen để mua các sản phẩm nông nghiệp quan trọng như đậu nành, ngô, lúa mì và dầu ăn. Ví dụ, Singapore-quốc gia có nguồn tài nguyên thiên nhiên hạn chế, phải nhập khẩu hơn 90% lương thực và dễ bị tổn thương trước các hạn chế xuất khẩu cũng như biến động giá lương thực toàn cầu. Ngoài ra còn có mối lo ngại về nguồn cung thực phẩm ở Nhật Bản-quốc gia có hơn 60% thực phẩm được nhập khẩu.

Thách thức bảo đảm an ninh lương thực ở châu Á
Một tàu container của Công ty Vận tải Địa Trung Hải (MSC) đi qua kênh đào Suez. Ảnh: ABC News 

Ở các nước nghèo hơn, sự gián đoạn trong nhập khẩu lương thực cũng như lạm phát giá lương thực và năng lượng có thể gây ra khủng hoảng chi phí sinh hoạt, gia tăng nghèo đói và cản trở phát triển kinh tế-xã hội. Đây sẽ là một đòn giáng nặng nề đối với những quốc gia như Pakistan, Bangladesh và Sri Lanka. 

Sự gián đoạn kéo dài đối với chuỗi cung ứng và các tuyến thương mại quan trọng đang làm tăng thêm mối lo ngại về mất an ninh lương thực. Điều này khiến các chính phủ tại châu Á buộc phải thực hiện những cải cách quan trọng để xây dựng khả năng phục hồi trong hệ thống cung ứng và chuẩn bị tốt hơn cho tình trạng thiếu lương thực.

The Strategist nhận định, trước tiên, chính phủ các nước châu Á nên thực hiện chiến lược đa dạng hóa nhập khẩu thực phẩm để tránh phụ thuộc quá mức vào bất kỳ thị trường nào. Ví dụ, Singapore đã tăng số nguồn nhập khẩu thực phẩm từ khoảng 140 quốc gia vào năm 2004 lên 180 quốc gia vào năm 2022. Đây có thể là một lý do tại sao vào năm 2022, Singapore xếp thứ hai trên thế giới về nguồn thực phẩm có giá cả phải chăng nhất, sau Australia. Trung bình, một hộ gia đình Singapore dành khoảng 20% chi tiêu hằng tháng cho thực phẩm.

Để tăng cường hơn nữa khả năng phục hồi, các nước châu Á nên phối hợp đầu tư vào chuỗi cung ứng thực phẩm trong khu vực và hợp tác để triển khai các hệ thống cảnh báo sớm để theo dõi khí hậu. Việc giám sát kỹ càng hơn về các “điểm nghẽn lương thực”, biến động giá cả và các hiện tượng thời tiết khắc nghiệt có thể giúp các nước trong khu vực phản ứng nhanh chóng và hiệu quả trước những thay đổi đột ngột.

Nhìn chung, hệ thống cung cấp thực phẩm của các nước châu Á đặc biệt dễ bị tổn thương trước những cú sốc bên ngoài và áp lực trong nước. Sự gián đoạn làm tăng lạm phát giá lương thực và nguy cơ suy dinh dưỡng ở các quốc gia vốn đã bị ảnh hưởng bởi cả hai vấn đề này. Do đó, chính phủ các nước châu Á cần phải khẩn trương xây dựng khả năng phục hồi trên các tuyến thương mại lương thực thông qua những chính sách như đa dạng hóa nhập khẩu để khu vực có thể chuẩn bị tốt hơn cho những thách thức an ninh lương thực trong tương lai.

LÂM ANH

Theo https://www.qdnd.vn/quoc-te/doi-song/thach-thuc-bao-dam-an-ninh-luong-th...

Bình luận

Tối thiểu 10 chữ Tiếng việt có dấu Không chứa liên kết

Gửi bình luận
Đang phát:
Phóng sự: Nâng cao chất lượng hiệu quả dịch vụ công trực tuyến
Thời sự tối 7/5/2024

CHƯƠNG TRÌNH TRUYỀN HÌNH 08/05/2024

05:30Giới thiệu chương trình trong ngày
05:35Nhìn ra tỉnh bạn
06:05Chương trình tiếng Thái
06:20Phóng sự: Giá mía tím giảm – người dân lo lắng đầu ra
06:30Thời sự sáng 8.5
07:00Phóng sự: Hào hùng trận đánh kết thúc chiến dịch Điện Biên Phủ
07:10Chuyên mục NTM: Kim Bôi gặp nhiều khó khăn thực hiện tiêu chí số 13 NTM
07:15Chương trình thiếu nhi
07:30Trang địa phương huyện Cao Phong
07:45Trang địa phương huyện Lạc Sơn
08:00Phim truyện: Sông phố Nhà Ghe T9
08:45Giới thiệu văn bản pháp luật
08:50Hành trình khám phá
09:15Phóng sự: Giáo dục truyền thống về chiến dịch Điện Biên
09:25Chuyên mục Xây dựng Đảng: Nhân rộng các điển hình tiên tiến làm theo lời Bác
09:35Khám phá thế giới
10:00Phim truyện: An gia Thiên hạ T13
10:45Chương trình tiếng Mường
11:00Phim Sitcom Trận chiến của những bác sĩ thực tập T729
11:15Chuyên mục: Tiếng nói từ các miền quê
11:30Phóng sự: Nâng cao chất lượng hiệu quả dịch vụ công trực tuyến
11:45Thời sự trưa 8.5
12:00Phim truyện: Cửa tử hắc ám P2- Tập 1
12:45Giai điệu trẻ
13:15Phim tài liệu: 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ
13:40Phóng sự: Cần nâng cao kỹ năng đào tạo nghề thích ứng với chuyển đổi số
13:50Phim Sitcom Trận chiến của những bác sĩ thực tập T728
14:05Bạn của nhà nông
14:35 Chương trình tiếng Mường
14:50 Chuyên mục An ninh Hòa Bình
15:00Phim truyện: Bong bóng hôn nhân T14
15:45Thời sự trưa 8.5
16:00Bản tin thế thao 8.5
16:05Chương trình VHNT
16:35Thế giới động vật
16:55Chuyên mục PL & ĐS: Đẩy mạnh tuyên truyền Luật Hòa giải ở cơ sở
17:10Tạp chí Thông tin Kinh tế
17:20Chuyên mục món ngon: Những món ăn đặc sản từ các Ngạnh Sông Đà
17:30Phim truyện: Cửa tử hắc ám T55
18:15Chương trình thiếu nhi
18:30Trang địa phương TPHB
18:45Trang địa phương huyện Tân Lạc
19:00Tiếp sóng Thời sự Đài THVN
19:45Thời sự Hòa Bình tối 8.5
20:15Tạp chí LĐCĐ: Các cấp công đoàn với hoạt động tháng công nhân
20:25Phim truyện: 40 Ngày yêu T21
21:15Chương trình tiếng Thái
21:30Phim truyện: Kế hoạch báo thù T15
22:10Phóng sự: Người dân ứng phó với nắng hạn cục bộ trong sản xuất nông nghiệp
22:20Phim tài liệu: Việt Nam thời đại HCM – Biên niên sử truyền hình T66
22:40Thời sự Hòa Bình tối 8.5
23:05Bản tin thể thao 8.5
23:10Phim truyện: Chị em nhà Đông Các T14

CHƯƠNG TRÌNH PHÁT THANH 08/05/2024

05:00Nhạc hiệu +Giới thiệu chương trình
05:05Chương trình Tiếng mường
05: 30Chương trình thời sự sáng
06: 00Giới thiệu nối sóng (VOV)
09:00Thiếu nhi
09:30Chương trình phát thanh Đời sống xã hội
10:10CM xây dựng Đảng
10: 20Văn hóa Hòa Bình
10: 30Chương trình tiếng Mường
11:00Chương trình Phát thanh Dòng chảy cuộc sống
11:30Chương trình Thời sự
12:00Giới thiệu nối sóng (VOV)
15:00Chương trình Thiếu nhi
15:30Chương trình phát thanh Đời sống xã Hội
16:10CM đ đk
16:20CM Văn hóa bốn phương
16:30CM pháp luật và đời sống
16: 40Chương trình Tiếng Thái
17: 00Chương trình thời sự chiều
17:30Chương trình Phát thanh Dòng chảy cuộc sống
18:00Chương trình Tiếng Mường
18:30Chương trình Thời sự tối
19:00Đọc truyện giúp bạn
19:30Giới thiệu nối sóng (VOV)
21:30CM Pháp luật và đs
21: 40CM Đại đoàn kết
21: 50CM Văn hóa bốn phương
HÒA BÌNH
Weather Hoa binh
Mưa vừa
30°C
1.37m/s 75%
09/05
Weather Hoa binh
31°C
24°C
10/05
Weather Hoa binh
30°C
24°C
11/05
Weather Hoa binh
34°C
25°C