Tận dụng tiềm năng để ‘bứt phá’ du lịch ngoại thành Hà Nội

15:08 19/06

TP. Hà Nội có khu vực ngoại thành rộng lớn, có cảnh quan cũng như các làng nghề độc đáo và nhiều di tích giá trị. Khu vực ngoại thành Hà Nội có nhiều lợi thế để xây dựng thành những tour, tuyến du lịch hấp dẫn với nhiều làng nghề nổi tiếng. Đây là tiềm năng lớn để phát triển du lịch Thủ đô.

Tận dụng tiềm năng để ‘bứt phá’ du lịch ngoại thành - Ảnh 1.
Du khách thăm quan làng cổ Đường Lâm (Sơn Tây). Ảnh: VGP/TN

Giàu tiềm năng phát triển du lịch

Khu vực ngoại thành Hà Nội có nhiều lợi thế để xây dựng thành những tuyến du lịch hấp dẫn với nhiều làng nghề nổi tiếng, di tích, di sản. Chẳng hạn như, huyện Thanh Oai được biết đến là vùng đất cổ có truyền thống hiếu học, nơi sinh ra nhiều nhà khoa bảng, nhà văn hóa nổi tiếng như: Lưỡng quốc Trạng nguyên Nguyễn Trực, đệ nhất Tam nguyên Vũ Phạm Hàm... Ngoài ra, Thanh Oai còn có 51 làng nghề, trong đó có nhiều làng nghề nổi tiếng cả nước và đã được công nhận.

Huyện Mỹ Đức vốn có quần thể danh thắng Hương Sơn (chùa Hương) nổi tiếng. Trung bình mỗi năm, thu hút hàng triệu lượt khách tham quan. Ngoài ra, huyện còn có nhiều di tích, danh thắng như hồ Quan Sơn, được mệnh danh là "vịnh Hạ Long trên cạn" với diện tích khoảng 1.465 ha, trong đó, có trên 500 ha mặt hồ với nhiều núi đá, đảo nổi trên mặt nước; Khu du lịch nghỉ dưỡng Tuy Lai có quy mô 1.120 ha, có núi đồi và hệ thống hồ nước, khí hậu trong lành, phù hợp với mô hình nghỉ dưỡng chăm sóc sức khỏe… Mỹ Đức còn có không ít làng nghề như: Nghề thêu ở xã Tuy Lai; nghề trồng dâu nuôi tằm ở xã Phùng Xá; nghề mây, tre, giang đan Đông Mỹ; nghề múa rối ở Tế Tiêu... và nhiều di tích độc đáo khác.

Thị xã Sơn Tây được coi là có "mỏ vàng" di sản. Ngoài làng cổ Đường Lâm, Sơn Tây còn sở hữu toà thành đá ong độc nhất vô nhị Việt Nam ở ngay trung tâm thị xã; đền Và – nơi thờ đệ nhất Tứ Bất Tử Tản Viên Sơn Thánh hay Văn Miếu Sơn Tây. Nơi đây, hoàn toàn có thể hình thành một "con đường di sản", chưa kể có thể xây dựng những tour liên thông với các khu nghỉ dưỡng, sinh thái khác trên địa bàn Sơn Tây và Ba Vì…

Hiện chỉ riêng làng cổ, vùng ngoại thành có nhiều điểm nổi tiếng như: Làng cổ Cự Đà, Làng Ước Lễ (huyện Thanh Oai), Làng cổ Đường Lâm (thị xã Sơn Tây)... Cùng đó, các khu vực kể trên cũng được mệnh danh là "Đất trăm nghề", tiệm cận những khu vực này có nhiều làng nghề nổi tiếng như: Mây tre đan Phú Vinh (huyện Chương Mỹ), thêu Quất Động (huyện Thường Tín), tò he Xuân La (huyện Phú Xuyên), khảm trai Chuôn Ngọ (huyện Phú Xuyên)…

Điều đáng chú ý là nhiều di tích quan trọng có sự phân bố hợp lý dọc theo những trục giao thông chính của Thành phố. Dọc đại lộ Thăng Long có chùa Thầy (huyện Quốc Oai), chùa Tây Phương (huyện Thạch Thất) đều là những Di tích quốc gia đặc biệt. Trục đường 32 có đình Đại Phùng (huyện Đan Phượng), đền Hát Môn (huyện Phúc Thọ) và các di tích trên địa bàn Sơn Tây… khu vực ngoại thành Hà Nội nhiều tiềm năng về du lịch văn hóa lịch sử, du lịch làng nghề, du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, du lịch hội thảo - hội nghị... cần được phát huy.

Mặc dù giàu tiềm năng, song, sản phẩm du lịch của các điểm đến còn hạn chế. Nhiều chuyên gia du lịch cho rằng, cần phải đầu tư vào hạ tầng, quảng bá điểm đến, thúc đẩy du lịch cộng đồng, tạo sự liên kết giữa di sản - làng nghề - các điểm tham quan, nghỉ dưỡng. 

Đối với khối làng nghề, Chủ tịch Câu lạc bộ Lữ hành UNESCO Trương Quốc Hùng nhận định, các làng nghề hiện nay chủ yếu đưa ra cái mình có, thiếu tính kết nối với các điểm đến để tìm hiểu nhu cầu, thị hiếu của du khách. Không những vậy, các làng nghề không có nhiều sản phẩm mới. Bao bì, mẫu mã sản phẩm thiếu hấp dẫn; công tác quảng bá sản phẩm chưa được đầu tư thích đáng...

Giải pháp để "bứt phá"

Để đánh thức những tiềm năng, lợi thế nhằm hấp dẫn du khách, theo các chuyên gia cùng nhiều doanh nghiệp lữ hành, các huyện cần có giải pháp để phát triển, nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch trên địa bàn.

Ở nhiều địa phương trên địa bàn TP. Hà Nội, du lịch đã góp phần tạo việc làm, chuyển đổi cơ cấu ngành nghề, nâng cao đời sống cho người dân, đồng thời phát huy giá trị di sản văn hóa lịch sử, sản phẩm làng nghề, sản phẩm nông nghiệp tại địa phương. Chẳng hạn như: Gốm Bát Tràng (huyện Gia Lâm), Làng cổ Đường Lâm (thị xã Sơn Tây), Khu Di tích Hương Sơn (chùa Hương, huyện Mỹ Đức), Làng sinh vật cảnh Hồng Vân (huyện Thường Tín), Điểm du lịch Hạ Mỗ (huyện Đan Phượng)...

Theo Bí thư Đảng ủy xã Hồng Vân (huyện Thường Tín) Nguyễn Hải Đăng, xã đã hoàn thiện xây dựng Khu trải nghiệm Sen Hồng thuộc quần thể chùa Khánh Vân; trùng tu, tôn tạo đình Cả; hoàn thiện đầu tư khu Đảo hoa tiên - Xứ mây hồng, diện tích 2ha ở khu vực bãi sông Hồng - nơi gắn với truyền thuyết về Chử Đồng Tử gặp Tiên Dung...

"Giữ chân du khách ở lại lâu hơn, xã Hồng Vân còn cải tạo trụ sở UBND xã cũ làm nơi lưu trú cho du khách. Địa phương cũng đã tổ chức tập huấn cho đội ngũ hướng dẫn viên và thành viên Ban quản lý Du lịch của xã về nghiệp vụ đón khách; hướng dẫn các nhà vườn đầu tư nâng cấp sản phẩm du lịch để nâng cao chất lượng dịch vụ", ông Đăng nói.

Phó Chủ tịch UBND thị xã Sơn Tây Lê Đại Thăng nhấn mạnh, trong định hướng phát triển du lịch, Sơn Tây luôn hướng đến việc phát huy lợi thế về giá trị văn hóa lịch sử, điều kiện tự nhiên, nguồn lực con người. Đặc biệt, Sơn Tây cũng nhận ra rằng khi người dân được tham gia và hưởng lợi từ làm du lịch thì sẽ là điều kiện để phát triển du lịch bền vững, chất lượng cao.

Theo Sở Du lịch Hà Nội, việc xây dựng điểm đến du lịch khu vực ngoại thành phải làm từng bước và có sự đầu tư dài hạn. Để trở thành điểm đến thu hút đông du khách hay trở thành một tour du lịch hoàn chỉnh, các huyện cần có sự kết nối thường xuyên với doanh nghiệp lữ hành. 

Bước đầu, các huyện có thể xác định là một trong chuỗi điểm đến của hành trình tour thăm làng nghề - văn hóa - lịch sử của Thủ đô Hà Nội, được các doanh nghiệp chào bán cho du khách. Một điều quan trọng khác, địa phương cần quan tâm hơn đến cảnh quan môi trường, lắp đặt biển chỉ dẫn cho khách tham quan. Địa phương cũng cần có kế hoạch cụ thể, quy hoạch các phân khu chức năng đón tiếp, phục vụ khách, dịch vụ bổ trợ...

Sở cũng sẽ hỗ trợ các địa phương trong việc xây dựng hệ thống biển, bảng chỉ dẫn, chuẩn hóa bài thuyết minh, hỗ trợ huyện đào tạo chuyên môn đối với đội ngũ cán bộ, người làm du lịch trên địa bàn, tạo điều kiện tốt nhất cho địa phương phát triển du lịch.

Thành Nam (Nguồn Chinhphu.vn)

Bình luận

Tối thiểu 10 chữ Tiếng việt có dấu Không chứa liên kết

Gửi bình luận
Video Player
Thời sự tối 24/5/2025

CHƯƠNG TRÌNH TRUYỀN HÌNH 25/05/2025

05:30Giới thiệu chương trình trong ngày
05:35Khám phá thế giới
06:05Chương trình tiếng Mường
06:20Phóng sự: Các địa phương tập trung thực hiện chương trình giảm nghèo bền vững
06:30Thời sự sáng 25.5 TL:
07:00Truyền hình Quân khu 3
07:10Phóng sự: Nguy cơ cháy nổ trong mùa nắng nóng
07:20Chương trình thiếu nhi
07:30Chuyên mục Tiếng nói từ các miền quê
07:45Chuyên mục khuyến nông: Chăm sóc thủy sản mùa nắng nóng, mưa lũ
08:00Phim truyện: Truy nã đặc biệt T16
08:45Giới thiệu văn bản pháp luật
08:50Trang thiếu nhi
09:00 Thế giới động vật
09:30Văn Hòa Hòa Bình
09:50Phóng sự: Khó khăn trong công tác quản lý các Di tích văn hóa
10:00 Phim truyện: Ngôi nhà bí mật 41
10:45Chương trình tiếng Mường
11:00Phóng sự: Hỗ trợ vốn, đào tạo Kỹ năng giúp phụ nữ phát triển kinh tế bền vững
11:15Khát vọng sống số 401
11:35Phóng sự: Tạo sinh kế cho người nghèo thông qua nguồn tín dụng chính sách
11:45Thời sự trưa 25.5 TL:
12:00Phim truyện: Yêu không lối thoát T20
12:45Khát vọng sống số 400
13:15Thế giới động vật
13:40Bản tin Chính phủ
13:50Phóng sự: Các địa phương tăng cường hoạt động PCLB giảm nhẹ thiên tai
14:05Mảnh ghép cuộc sống
14:30 Có thể bạn chưa biết
14:45Chuyên mục hộp thư truyền hình: Cần có giải pháp trước thực trạng Nhà văn hóa xuống cấp
15:00 Phim truyện: Đội cứu hộ T31
15:45Thời sự trưa 25.5 TL:
16:00Bản tin thế thao 25.5
16:05 Nhìn ra thế giới
16:35Phim tài liệu: Những nét vẽ từ trái tim
17:00Tạp chí Dân tộc và phát triển
17:15Chương trình tiếng Thái
17:30Phim truyện: Mỹ vị nhân gian T29
18:15Chương trình thiếu nhi
18:30Tạp chí Thông tin Kinh tế
18:45 Phóng sự: Điểm mới trong kỳ thi vào lớp 10, năm 2025
19:00Tiếp sóng Thời sự Đài THVN
19:45Thời sự Hòa Bình tối 25.5 TL:
20:15Phóng sự: Kim Bôi với công tác xóa nhà tạm, nhà dột nát
20:25phim truyện : Yêu không lối thoát T17
21:15Chương trình tiếng Thái
21:30Phim truyện: Nhân tình của tổng tài T25
22:10Chuyên mục Món ngon
22:20Tọa đàm: Hòa Bình với công tác xóa nhà tạm, nhà đột nát
22:40Thời sự Hòa Bình tối 25.5 TL:
22:55Bản tin thể thao 25.5
23:05Phim truyện: Truy nã đặc biệt T18
23:55 GTCT đêm 25.5

CHƯƠNG TRÌNH PHÁT THANH 25/05/2025

HÒA BÌNH
Weather Hoa binh
overcast clouds
21°C
1.62m/s 90%
26/05
Weather Hoa binh
25°C
21°C
27/05
Weather Hoa binh
22°C
21°C
28/05
Weather Hoa binh
26°C
22°C