Tinh giản biên chế cán bộ bị kỷ luật: Nên hay không?

09:12 16/03

Cán bộ vi phạm đến mức bị kỷ luật khiển trách hoặc cảnh cáo cũng có nghĩa là đã không đạt chuẩn của một cán bộ, công chức, uy tín cũng giảm sút thì việc rời vị trí, tinh giản biên chế là cần thiết.

Một trong những đề xuất nổi bật được Bộ Nội vụ đưa ra trong tờ trình gửi Thủ tướng Chính phủ về dự thảo Nghị định thay thế Nghị định số 108, số 113 và số 143 của Chính phủ về chính sách tinh giản biên chế là: Cán bộ, công chức, viên chức trong thời gian bị kỷ luật một trong các hình thức khiển trách hoặc cảnh cáo, tự nguyện thực hiện tinh giản biên chế và được cơ quan, đơn vị trực tiếp quản lý đồng ý thì sẽ được tinh giản biên chế.

Phóng viên VOV phỏng vấn ông Nguyễn Tiến Dĩnh – nguyên Thứ trưởng Bộ Nội vụ về nội dung này.

tinh gian bien che can bo bi ky luat nen hay khong hinh anh 1
Ông Nguyễn Tiến Dĩnh – nguyên Thứ trưởng Bộ Nội vụ. (ảnh: KT)

PV: Ý kiến của ông như thế nào về đề xuất trên của Bộ Nội vụ?

Ông Nguyễn Tiến Dĩnh: Có thể thấy cán bộ bị kỷ luật khiển trách hoặc cảnh cáo bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân, trong đó có hai nguyên nhân cơ bản là suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, tiêu cực và do năng lực lãnh đạo, quản lý hạn chế, không hoàn thành nhiệm vụ.

Cán bộ đã vi phạm đến mức bị kỷ luật khiển trách hoặc cảnh cáo cũng có nghĩa là đã không đạt chuẩn của một cán bộ, công chức, uy tín cũng giảm sút thì việc rời vị trí, tinh giản biên chế là cần thiết.

Do đó, đề xuất trên của Bộ Nội vụ là hợp lý và phù hợp với chỉ đạo của Bộ Chính trị tại thông báo số 20 về chủ trương bố trí công tác đối với cán bộ sau khi bị kỷ luật. Cụ thể, ngoài việc khuyến khích cán bộ bị kỷ luật cảnh cáo hoặc khiển trách mà năng lực hạn chế, uy tín giảm sút tự nguyện xin từ chức, còn có nội dung “cán bộ tự nguyện xin nghỉ hưu trước tuổi hoặc xin nghỉ công tác thì cấp có thẩm quyền xem xét theo nguyện vọng”.

Tuy nhiên, cũng phải nói thêm rằng, trong từng trường hợp cụ thể cần đánh giá một cách thận trọng, công tâm, khách quan để đưa ra quyết định cho phù hợp, nếu không sẽ dẫn đến tinh giản biên chế sai đối tượng.

Vừa rồi, Bộ Chính trị đã có kết luận số 14 về chủ trương khuyến khích và bảo vệ đối với cán bộ dám nghĩ, dám làm, vì lợi ích chung. Nếu cán bộ vì việc chung nhưng xảy ra vi phạm, khuyết điểm do yếu tố khách quan, không vì lợi ích cá nhân thì có thể xem xét, bảo vệ họ theo chủ trương của Đảng.

Ngược lại, nếu cán bộ vì việc riêng, vì tư lợi cá nhân, làm hại đến lợi ích tập thể thì phải cương quyết xử lý.

PV: Cơ quan soạn thảo đề nghị hỗ trợ cán bộ, công chức, viên chức dôi dư do sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã, ngoài hưởng một trong các chính sách theo quy định thì được hưởng thêm mức trợ cấp, cụ thể với mỗi tháng nghỉ trước, cán bộ, công chức được trợ cấp 1 tháng lương cơ sở hoặc 1/2 tháng lương hiện hưởng. Cá nhân ông nghiêng về phương án nào?

Ông Nguyễn Tiến Dĩnh: Tôi nghiêng về phương án thứ 2, tức là trợ cấp 1/2 tháng lương hiện hưởng cho cán bộ, công chức, viên chức dôi dư. Có như vậy mới khuyến khích họ tinh giản biên chế, nghỉ hưu trước tuổi để họ có một khoản đảm bảo cuộc sống cho đến khi đủ tuổi hưởng lương hưu theo chế độ. Nguồn lực vẫn là từ ngân sách Nhà nước. Chính phủ sẽ phải cân đối ngân sách, tiết kiệm chi...

Phải nói thêm rằng, cải cách chính sách tiền lương vừa qua gặp khó khăn về nguồn lực. Do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 nên Trung ương đã xem xét và quyết định lùi thời điểm cải cách tiền lương trong thời hạn nhất định. Trong khi chưa thực hiện được cải cách chính sách tiền lương, sẽ thực hiện điều chỉnh mức lương cơ sở. Tuy nhiên trong 3 năm 2019 - 2021, do ảnh hưởng của dịch bệnh nên chưa thể thực hiện được việc tăng lương cơ sở. Tại kỳ họp thứ 4 vừa qua (năm 2022), Quốc hội đã quyết nghị tăng lương cơ sở từ 1,49 triệu đồng lên 1,8 triệu đồng/tháng từ ngày 1/7/2023.

Sắp tới phải thực hiện triệt để cải cách chính sách tiền lương theo Nghị quyết 27 của Ban Chấp hành Trung ương là trả lương theo vị trí việc làm và theo chức vụ lãnh đạo quản lý. Như vậy, tôi nghĩ rằng, với phương án mà Bộ Nội vụ đưa ra là phù hợp để khuyến khích, động viên những người thuộc diện tinh giản biên chế về hưu trước tuổi.

PV: Trưởng Ban tổ chức Trung ương Trương Thị Mai từng nhấn mạnh, đến năm 2026 sẽ cố gắng chuyển thêm một bước là biên chế được quyết định hoàn toàn dựa trên vị trí việc làm, chức năng, nhiệm vụ từng cơ quan; việc tinh giản sẽ được thực hiện đồng thời với cơ cấu lại đội ngũ vì nếu chỉ tinh giản mà không cơ cấu thì chỉ giảm mà không mạnh cũng là máy móc. Với lộ trình hiện nay, liệu chúng ta có đạt được mục tiêu đã đề ra không, thưa ông?

Ông Nguyễn Tiến Dĩnh: Việc xác định vị trí việc làm đã được thực hiện từ lâu, nhưng thực tiễn cho thấy, xác định vị trí việc làm là việc rất khó, chưa thực sự đảm bảo chính xác, khách quan. Cùng với việc sắp xếp lại tổ chức bộ máy để tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả cũng như cải cách chính sách tiền lương thì đều phải dựa trên xác định vị trí việc làm.

Thông qua vị trí việc làm, chúng ta sắp xếp, bố trí lại để nâng cao hiệu lực, hiệu quả và năng lực hoạt động của cán bộ, công chức trong bộ máy. Đó là mục tiêu đề ra và tôi nghĩ, không chỉ năm 2026 mà chúng ta phải làm trước. Bởi vì Đảng đã kiên quyết trong thời gian tới sẽ thực hiện chính sách tiền lương, để thực hiện được mục tiêu này thì trước hết phải xác định đúng vị trí việc làm ở từng cơ quan, đơn vị. Từ việc xác định rõ vị trí việc làm thì mới xác định được mức lương cho mỗi vị trí việc làm hoặc cho mỗi chức danh lãnh đạo, quản lý trong cơ quan nhà nước thế nào cho phù hợp và đáp ứng được nhu cầu đời sống của họ.

Vì vậy, phải làm sớm. Việc cải cách chính sách tiền lương theo Nghị quyết 27 của Trung ương là vấn đề cấp bách và ngày 1/7 tới đây theo lộ trình sẽ tăng mức lương cơ sở.

Chính sách tiền lương theo vị trí việc làm, theo chức vụ lãnh đạo quản lý và lương phải đạt 70% thu nhập, phụ cấp dưới 30%. Rõ ràng, xác định vị trí việc làm là rất cấp bách, làm xong trước thì mới thực hiện chuyện khác được, trong đó có tinh giản biên chế, sắp xếp lại bộ máy cũng như nâng cao chất lượng của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức.

PV: Xin cảm ơn ông./.

Kim Anh/VOV.VN

(Nguồn VOV.VN)

Bình luận

Tối thiểu 10 chữ Tiếng việt có dấu Không chứa liên kết

Gửi bình luận
Đang phát:
Phim truyện: Đội cứu hộ T25
Video Player
Thời sự trưa 18/5/2025

CHƯƠNG TRÌNH TRUYỀN HÌNH 18/05/2025

05:30Giới thiệu chương trình trong ngày
05:35Ca nhạc quốc tế
06:05Chương trình Tiếng Mường
06:20Phóng sự: Tỉnh Hòa Binh với công tác phòng chống thiên tai
06:30Thời sự sáng
07:00Chuyên mục Kinh tế tập thể: Phát huy vai trò HTX trong kinh tế nông thôn
07:10Chuyên mục Sắc mầu văn hóa
07:20Chương trình Thiếu nhi
07:30Chuyên mục: Tiếng nói từ các miền quê
07:45Trang địa phương huyện Kim Bôi
08:00Phim truyện: Truy nã đặc biệt T9
08:45Giới thiệu Văn bản pháp luật
08:50Trang Thiếu nhi
09:00Văn nghệ cuối tuần
09:30Văn hóa Hòa Bình
09:50Phóng sự: Cần tôn vinh những giá trị tốt đẹp của gia đình đối với phát triển xã hội
10:00Phim truyện: Ngôi nhà bí mật T34
10:45Chương trình Tiếng Mường
11:00Chuyên mục Pháp luật và đời sống: Tăng cường công tác tuyên truyền PL về PCCN tại các cơ sở SXKD
11:15Khát vọng sống số 400
11:35Chuyên mục An ninh Hòa Bình
11:45Thời sự trưa
12:00Phim truyện: Yêu không lối thoát T13
12:45Giai điệu quê hương
13:15Thế giới động vật
13:40Bản tin Chính phủ
13:50Phóng sự: Chuyển đổi số ở Hòa Bình từ nhận thức đến hành động
14:05Mảnh ghép cuộc sống
14:30Chương trình Có thể bạn chưa biết
14:45Phóng sự: Đẩy mạnh hoạt động đội và PT thanh thiếu niên trong trường học
15:00Phim truyện: Đội cứu hộ T25
15:45Thời sự chiều
16:00Bản tin thế thao
16:05Tình khúc Belero
16:35Phóng sự: Mai Châu với phong trào xóa nhà tạm, nhà dột nát
16:45Chuyên mục Người cao tuổi: NCT Lạc Sơn với mô hình phát triển kinh tế hộ
17:00Tạp chí Dân tộc và phát triển
17:15Chương trình tiếng Thái
17:30Phim truyện: Mỹ vị nhân gian T22
18:15Chương trình Thiếu nhi
18:30Tạp chí Thông tin Kinh tế: Thị trường hoa quả đầu hè
18:45Trang địa phương huyện Đà Bắc
19:00Tiếp sóng Thời sự Đài THVN
19:45Thời sự Hòa Bình tối
20:15Phóng sự: Phát triển tín dụng chính sách xã hội trên địa bàn tỉnh Hòa Bình
20:25Phim truyện: Yêu không lối thoát T12
21:15Chương trình Tiếng Thái
21:30Phim truyện: Nhân tình của tổng tài T19
22:10Tọa đàm: Thực phẩm sữa – nỗi lo của người dân
22:30Thời sự Hòa Bình đêm
23:05Bản tin thể thao
23:10Phim truyện: Truy nã đặc biệt T11
23:55GTCT đêm

CHƯƠNG TRÌNH PHÁT THANH 18/05/2025

05:00Giới thiệu chương trình
05:10Chương trình Tiếng Thái
05:30Chương trình Thời sự sáng
06:00Giới thiệu nối sóng (VOV)
09:00Giới thiệu chương trình
09:03Nhịp cầu âm nhạc
09:30Chương trình phát thanh Đời sống xã hội
10:10Quà tặng cuộc sống
10:30Chương trình Tiếng Mường
11:00Chương trình Phát thanh Dòng chảy cuộc sống
11:30Chương trình Thời sự
12:00Giới thiệu nối sóng (VOV)
15:03Nhịp cầu âm nhạc
15:30Chương trình phát thanh Đời sống xã Hội
16:10Chuyên mục Số và đời sống
16:20Chuyên mục Những bông hoa giữa đời thường
16:30Chuyên mục Sự kiện và bình luận
16:40Chương trình Tiếng Thái
17:00Chương trình Thời sự chiều
17:30Chương trình Phát thanh Dòng chảy cuộc sống
18:00Chương trình Tiếng Mường
18:30Chương trình Thời sự tối
19:00Đọc truyện giúp bạn: Hồng lâu mộng
19:30Giới thiệu nối sóng (VOV)
21:30Chuyên mục Sự kiện và bình luận
21:40Chương trình tiếng Thái
22:00 Chào cuối ngày
HÒA BÌNH
Weather Hoa binh
overcast clouds
29°C
1.02m/s 79%
19/05
Weather Hoa binh
34°C
25°C
20/05
Weather Hoa binh
34°C
25°C
21/05
Weather Hoa binh
35°C
25°C