Chủ tịch ASEAN cam kết thúc đẩy đàm phán COC

15:15 02/03

Nước Chủ tịch ASEAN 2023 - Indonesia cho biết sẽ tăng cường các cuộc đàm phán giữa các quốc gia ASEAN và Trung Quốc, hướng tới hoàn thiện Bộ Quy tắc ứng xử trên Biển Đông (COC), với cuộc họp đầu tiên diễn ra trong tháng 3 này.

Hiện cả hai bên đều thể hiện quyết tâm sẽ sớm hoàn tất COC dù nhận định còn nhiều thách thức.

Cam kết thúc đẩy đàm phán

Các cuộc đàm phán là một phần trong ưu tiên của Indonesia nhằm thực hiện Tầm nhìn ASEAN về Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương. Theo đó tất cả các quốc gia thành viên ASEAN cam kết thúc đẩy việc thực hiện Tuyên bố về Ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC). Phía Indonesia cho biết "các cách tiếp cận mới" sẽ được tất cả quốc gia thành viên ASEAN và Trung Quốc khai thác để mang lại tiến triển cho COC.

 
chu tich asean cam ket thuc day dam phan coc hinh anh 1
Ngoại trưởng Indonesia khẳng định ASEAN mong muốn đạt được COC hiệu quả,
thực chất và khả thi. Nguồn: BNG Indonesia.

Ngoại trưởng Indonesia Retno Masurdi nhấn mạnh: “Tôn trọng luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển 1982 là chìa khóa. Các cuộc đàm phán đã bị trì hoãn do đại dịch, và giờ sẽ được nối lại và tăng cường trong thời gian tới. Indonesia và ASEAN mong muốn hướng đến một COC thực chất, hiệu quả và khả thi”.

Là một quốc gia thành viên ASEAN và có những tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông, Tổng thống Philippines Ferdinand Marcos Jr. nhấn mạnh cần hoàn thiện Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông COC và áp dụng càng sớm càng tốt. Với UNCLOS và luật pháp quốc tế làm cơ sở, Biển Đông cần là điểm kết nối các cam kết và tương tác kinh tế chứ không phải là tâm điểm xung đột vũ trang hay các hoạt động địa chính trị.

Trung Quốc cũng cam kết hợp tác với các quốc gia ASEAN để thúc đẩy các cuộc đàm phán COC, hoan nghênh lập trường tích cực của Indonesia - nước chủ tịch ASEAN năm nay về đàm phán COC.

Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Tần Cương nhấn mạnh: “Trung Quốc và Indonesia sẽ hợp tác với các nước ASEAN khác để thực hiện đầy đủ và hiệu quả Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), đẩy nhanh tham vấn về Bộ quy tắc ứng xử trên Biển Đông (COC) và cùng nhau duy trì hòa bình và ổn định ở Biển Đông".

Với tư cách chủ tịch ASEAN 2023, Indonesia được kỳ vọng có thể thúc đẩy đáng kể các cuộc đàm phán Bộ quy tắc ứng xử trên Biển Đông. Ông Dewi Fortuna Anwar, chuyên gia cấp cao về quan hệ quốc tế tại Cơ quan Nghiên cứu và Đổi mới Quốc gia (BRIN) tại Indonesia nhận định, là một quốc gia lớn trong khu vực, Indonesia có năng lực và sự đáng tin cậy để thuyết phục Trung Quốc ngồi vào bàn đàm phán. Điều quan trọng là quốc gia này phải đảm bảo vai trò trung tâm của ASEAN và Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) 1982 phải được áp dụng nhất quán. Indonesia có kinh nghiệm trong việc thúc đẩy UNCLOS, có thể được áp dụng để đẩy nhanh các cuộc đàm phán về Bộ quy tắc ứng xử (COC) trên Biển Đông.

Thách thức để tạo đột phá

Bất chấp những cam kết đàm phán từ các nước tham gia, giới quan sát khu vực nhận định có nhiều thách thức trong việc hoàn thiện Bộ quy tắc ứng xử trên Biển Đông được chờ đợi từ lâu.

Collin Koh - một chuyên gia phân tích tại Trường Nghiên cứu Quốc tế S. Rajaratnam ở Singapore nhận định có nhiều thách thức để tạo đột phá trong tiến trình đàm phán COC do các ưu tiên chiến lược của các nước ASEAN 2023 vẫn nghiêng về giải quyết khó khăn kinh tế trong nước như áp lực lạm phát và suy thoái kinh tế toàn cầu. Khu vực Biển Đông cũng đối mặt với động lực kép của cả cạnh tranh và hợp tác.

Cạnh tranh giữa hai siêu cường Mỹ- Trung đặt các nước ASEAN vào tình thế bấp bênh, với cảnh báo nguy cơ “xung đột mở” có thể xảy ra. Các cam kết hợp tác quân sự mở rộng của các cường quốc ngoài khu vực ở Đông Nam Á có thể tăng cường trong năm nay. Indonesia muốn mở rộng hơn nữa phạm vi Cuộc tập trận siêu lá chắn Garuda. Philippines và Mỹ thúc đẩy hợp tác quân sự, mở rộng căn cứ tiếp cận quân sự, thảo luận hoạt động tuần tra, tập trận chung với Australia, Nhật Bản trên Biển Đông… Điều quan trọng là Biển Đông vẫn đang tiếp tục chứng kiến những hành động đi ngược lại với quyền lợi hợp pháp của các quốc gia ven biển cũng như luật pháp quốc tế, làm xói mòn niềm tin, gia tăng căng thẳng, không tạo bầu không khí thuận lợi cho các cuộc đàm phán.

Những điều này khiến nước chủ nhà Indonesia thừa nhận, các nguy cơ về an ninh với kịch bản một bên khơi mào cho một cuộc chạy đua vũ trang, tạo nên hiệu ứng domino vẫn là một trong những thách thức nhất trong quá trình đàm phán COC. Ông Veeramalla Anjaiah – Chuyên gia nghiên cứu Viện nghiên cứu các vấn đề Đông Nam Á tại Indonesia nhấn mạnh đến tính đoàn kết của các quốc gia ASEAN trong các cuộc đàm phán với Trung Quốc. Ông cho rằng các nước ASEAN phải quyết tâm, đoàn kết, gạt bỏ lợi ích xung đột giữa các nước thành viên để có tiếng nói chung nhằm đạt được Bộ quy tắc ứng xử trên Biển Đông (COC) ràng buộc về mặt pháp lý.

Ông Veeramalla Anjaiah nói: “Do không có tính ràng buộc về mặt pháp lý, Tuyên bố về Ứng xử của các bên trên Biển Đông DOC vẫn chưa phát huy hiệu quả trong việc giải quyết các tranh chấp trên biển. Đó là lý do tại sao, cần có một công cụ có tính ràng buộc pháp lý, mang hiệu quả thực chất là Bộ quy tắc ứng xử trên Biển Đông (COC), dựa trên UNCLOS năm 1982. Các nước ASEAN phải đoàn kết trong việc, thúc đẩy nhanh các cuộc đàm phán để tiến tới sớm ký kết một Bộ quy tắc ứng xử trên Biển Đông COC ràng buộc về mặt pháp lý".

Thách thức còn nhiều song những nỗ lực của nước chủ tịch Indonesia thúc đẩy các cuộc đàm phán COC đang nhận được sự hoan nghênh tích cực từ các bên liên quan, vì ít nhất cũng tạo nền tảng cơ bản để thúc đẩy sự ổn định an ninh trong khu vực, điều kiện then chốt để duy trì cục diện có lợi cho tất cả các nước trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương./.

Phạm Hà-VOV-Jakarta

(Nguồn VOV.VN)

Bình luận

Tối thiểu 10 chữ Tiếng việt có dấu Không chứa liên kết

Gửi bình luận
Đang phát:
GTCT đêm 21.10
Thời sự tối 21/10/2024

CHƯƠNG TRÌNH TRUYỀN HÌNH 22/10/2024

05:30Giới thiệu chương trình trong ngày
05:35Giai điệu trẻ
06:05Chương trình tiếng Mường
06:20Phóng sự: Phòng chống dịch bệnh giao mùa tuổi trung niên
06:30Thời sự sáng 22.10
07:00Chuyên mục xây dựng Đảng: Lan tỏa những việc làm theo Bác của lực lượng vũ trang tỉnh Hòa Bình
07:10Phóng sự: Huyện Lạc Thủy huy động nguồn lực xây dựng NTM
07:15Chương trình thiếu nhi
07:30Trang địa phương thành phố Hòa Bình
07:45Trang địa phương huyện Yên Thủy
08:00Phim truyện: Người tuyệt vời nhất T22
08:45Giới thiệu văn bản pháp luật
08:50Vòng quanh thế giới
09:10Phóng sự tài liệu : Triệu tấm lòng yêu thương – Nghìn mái nhà hạnh phúc
09:30Thế giới động vật
10:00Phim truyện : Khi em đẹp nhất T12
10:45Chương trình tiếng Thái
11:00Phim Sitcom Trận chiến của những bác sĩ thực tập T896
11:20Tọa đàm: Tâm sự của cán bộ nữ trong thời đại mới
11:45Thời sự trưa 22.10
12:00Phim truyện: Tư mỹ nhân T3
12:45Chương trình Văn hóa nghệ thuật
13:15Hành trình khám phá
13:40Truyền hình Quân khu 3
13:50Phim Sitcom Trận chiến của những bác sĩ thực tập T95
14:05Nhìn ra tỉnh bạn
14:35 Chương trình tiếng Thái
14:50Phóng sự: Hòa Bình – kết nối vùng để thực hiện hóa khát vọng phát triển
15:00 Phim truyện: Thời gian đều biết T42
15:45Thời sự trưa 22.10
16:00Bản tin thế thao 22.10
16:05Giai điệu quê hương
16:35Văn Hòa Hòa Bình
17:00Chuyên mục Cựu chiến binh: Các cấp Hội lập thành tích chào mừng Đại hội thi đua yêu nước
17:10Phóng sự: Tạo thói quen rửa tay bằng xà phòng đối với trẻ nhỏ
17:30Phim truyện: Cửa tử hắc ám - Phần 3- T52
18:15Chương trình thiếu nhi
18:30Trang địa phương huyện Cao Phong
18:45Trang địa phương huyện Lạc Sơn
19:00Tiếp sóng Thời sự Đài THVN
19:45Thời sự Hòa Bình tối 22.10
20:15Phóng sự: Phát huy vai trò của Gìa làng, người uy tín trong bảo vệ an ninh trật tự
20:25Phim truyện: 30 chưa phải là hết T43
21:15Chương trình tiếng Mường
21:30Phim truyện: Truy hồi công lý T15
22:10Diễn đàn cử tri: Thực trạng Hồ Be – Tân Lạc xuống cấp ảnh hưởng đến sản xuất NN
22:20Thời sự Hòa Bình tối 22.10
22:45Bản tin thể thao 22.10
22:50Chương trình tiếng Thái
23:05Phim truyện: Sui gia oan trái T13
23:55 GTCT đêm 22.10

CHƯƠNG TRÌNH PHÁT THANH 22/10/2024

05:00Giới thiệu chương trình
05:01Chương trình Tiếng mường
05:30Chương trình thời sự sáng
06:00Giới thiệu nối sóng (VOV)
09:00Giai điệu quê hương
09:30Chương trình phát thanh Đời sống xã hội
10:10Quà tặng cuộc sống
10:30Chương trình tiếng Mường
11:00Chương trình Phát thanh Dòng chảy cuộc sống
11:30Chương trình Thời sự
12:00Giới thiệu nối sóng (VOV)
15:00Giới thiệu nối sóng PT HÒA BÌNH
15:30Chương trình phát thanh Đời sống xã hội
16:10Quà tặng cuộc sống
16:30CM Văn hóa Hòa Bình
16:40Chương trình Tiếng Thái
17:00Chương trình thời sự chiều
17:30Chương trình Phát thanh Dòng chảy cuộc sống
18:00Chương trình Tiếng Mường
18:30Chương trình Thời sự tối
19:00CM bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng
19:15CT PT khoa giáo
19:30Giới thiệu nối VOV
21:30CM Văn hóa Hòa Bình
21:40Quà tặng cuộc sống
22:00Chào cuối ngày
HÒA BÌNH
Weather Hoa binh
few clouds
23°C
0.87m/s 93%
23/10
Weather Hoa binh
29°C
24°C
24/10
Weather Hoa binh
30°C
22°C
25/10
Weather Hoa binh
30°C
22°C