Cứ mỗi giờ có gần 2 lễ hội, có phải người Việt chơi nhiều hơn làm?

14:17 08/02

"Số lượng lễ hội đó góp phần làm nên bản sắc văn hóa đa dạng, phong phú, sinh động, mang đậm bản sắc Việt Nam. UNESCO cũng khuyến nghị rằng, nên tôn trọng sự đa dạng và phong phú đó của các lễ hội" - GS.TS Bùi Quang Thanh.

Giống như nhiều quốc gia châu Á, Việt Nam có nhiều lễ hội, tập trung chủ yếu vào mùa xuân, thời điểm vạn vật sinh sôi, cũng là mùa nông nhàn. Theo thống kê của Bộ VHTT&DL, nước ta hiện có tổng cộng hơn 13.000 lễ hội lớn nhỏ, trong đó 8.008 lễ hội truyền thống, 2.748 lễ hội tôn giáo, 1.755 lễ hội lịch sử, gần 500 các lễ hội văn hóa - thể thao, lễ hội ngành nghề, lễ hội du nhập từ nước ngoài... Tính trung bình mỗi ngày người Việt có 35 lễ hội, tức là mỗi giờ có gần 2 lễ hội diễn ra. Một số luồng dư luận cho rằng, số lượng lễ hội như thế là quá nhiều, và rằng "người Việt tháng Giêng chỉ có ăn chơi", chẳng lo làm, ảnh hưởng đến năng suất lao động, khiến nước ta khó bắt kịp và cạnh tranh với thế giới về năng suất lao động.

Tuy nhiên, từ góc độ một nhà nghiên cứu văn hóa, GS.TS Bùi Quang Thanh, nguyên cán bộ Viện Văn hóa Nghệ thuật Quốc gia Việt Nam cho rằng: "Cốt lõi văn hóa Việt Nam nảy sinh từ văn hóa làng. Mỗi làng là một pháo đài riêng, trong đó bao hàm không gian cư trú, không gian sinh kế, không gian văn hóa tâm linh, không gian sinh hoạt cộng đồng... Các hoạt động văn hóa và kinh tế chỉ diễn trong phạm vi nội bộ các làng với nhau. Với con số hàng trăm nghìn làng ở nước ta thì số lượng lễ hội như thế là không nhiều". 

cu moi gio co gan 2 le hoi, co phai nguoi viet choi nhieu hon lam hinh anh 1
GS.TS Bùi Quang Thanh

"Số lượng lễ hội đó góp phần làm nên bản sắc văn hóa đa dạng, phong phú, sinh động, mang đậm bản sắc Việt Nam. UNESCO cũng khuyến nghị rằng, nên tôn trọng sự đa dạng và phong phú đó của các lễ hội. Và thực tế họ cũng rất hứng thú tìm hiểu những phong tục độc đáo, đậm đà bản sắc văn hóa khi xét duyệt các hồ sơ ghi danh di sản của Việt Nam", GS.TS Bùi Quang Thanh nhấn mạnh.

Nghiên cứu sâu xa hơn, GS.TS Bùi Quang Thanh cho biết, bản chất của lễ hội trong các nền văn minh nhân loại là những sinh hoạt tổng hợp của cộng đồng, thể hiện thế giới quan nhân sinh quan, ứng xử của con người với môi trườn

g sinh thái và môi trường văn hóa xã hội. Với bản chất là một quốc gia nông nghiệp và nền văn minh lúa nước, rất nhiều lễ hội của Việt Nam hướng tới cầu cho mưa thuận gió hòa, cây cối sinh sôi nảy nở, mùa màng tốt tươi, đánh bắt các loại thủy hải sản bội thu. Chẳng hạn như quả phết trong lễ hội Hiền Quan ở Lâm Thao, Phú Thọ là một trái cầu sơn màu đỏ tượng trưng cho mặt trời, thể hiện mong muốn ánh nắng chan hòa suốt năm giúp cho cây cỏ tốt tươi. Hay lễ hội Cầu Ngư ở phường Thuận An, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên - Huế có hoạt cảnh: các bô lão tung tiền và phẩm vật cho các em bé hoá trang thành các loài cá, mực, tôm... lượm tiền. “Đàn cá” đang lượm tiền thì bị ngư dân tung lưới vây bắt, thể hiện mong muốn khoang thuyền lúc nào cũng đầy cá tôm của ngư dân đi biển.

cu moi gio co gan 2 le hoi, co phai nguoi viet choi nhieu hon lam hinh anh 2
Lễ hội Cầu Ngư tại Huế.

Không náo nhiệt không phải lễ hội Việt Nam

Điểm đặc trưng của lễ hội Việt Nam là sự náo nhiệt nhiều khi đến lộn xộn. Lý giải cho điều này, GS.TS Bùi Quang Thanh cho biết, từ xa xưa cha ông ta đã đúc kết thành câu tục ngữ: "Vui xem hát/ nhạt xem bơi/ tả tơi xem hội". Lễ hội Việt Nam không phải là các nghi thức mang tính nghi lễ tôn nghiêm dành cho tầng lớp cai trị như một số nước khác, mà lễ hội là dành cho tầng lớp bình dân, người dân không chỉ đi "xem" mà còn "trực tiếp can dự vào lễ hội". Nếu trang trọng quá mà mất đi tính chất thoải mái, náo nhiệt thì lại không còn là bản chất của lễ hội Việt Nam. "Tôi cho là chúng ta nên nhìn nhận thông thoáng một chút về điều này. Nếu ta muốn các lễ hội trật tự, đi vào xếp hàng nghiêm chỉnh thì vô tình lại xóa bỏ đi sự sinh động, đa dạng, phong phú, hấp dẫn của lễ hội ở Việt Nam. Từ đó dẫn đến hệ quả là có thể biến lễ hội thành các cuộc hội họp mít tinh của một bộ phận quan chức".

cu moi gio co gan 2 le hoi, co phai nguoi viet choi nhieu hon lam hinh anh 3
Lễ hội Phết Hiền Quan tại Phú Thọ.

Dư luận cũng đặt câu hỏi về một số thực hành lễ hội gây phản cảm, không phù hợp với chuẩn mực văn minh của thế giới ngày nay như tục chém lợn ở hội làng Ném Thượng ở Bắc Ninh hay tục đâm trâu ở lễ hội chọi trâu ở Đồ Sơn, Hải Phòng. Dưới góc độ một nhà khoa học làm công tác bảo tồn di sản, GS.TS Bùi Quang Thanh cho rằng cần nghiên cứu kỹ lưỡng trước khi đưa ra những chỉ thị hành chính để can thiệp vào thực hành lễ hội, vì làm như thế sẽ mất đi tính thiêng của lễ hội: "Tôi xin ví dụ, tục lệ chém lợn để mở đầu cho lễ hội ở Bắc Ninh là để tưởng nhớ công ơn của ông Đoàn Thượng. Ông đã vào rừng, rút gươm chém ngang lưng con lợn rồi kéo về cho dân làng ăn để cứu làng thoát cảnh chết đói. Dân làng muốn tái hiện cho con cháu thấy công đức của tiền nhân nên mới có thực hành này. Cần phải nhìn nhận ra ý nghĩa giáo dục này". Tuy nhiên, mỗi nghi lễ, tục lệ ra đời gắn liền với một giai đoạn lịch sử, là chuẩn mực văn minh của thời kỳ lịch sử đó. Ngày nay, thay vì chém con lợn thật hay đâm con trâu thật, chúng ta có thể thay thế bằng các hình nộm, mô hình, vừa không mất đi ý nghĩa giáo dục vừa tái hiện lại được tích xưa.

GS.TS Bùi Quang Thanh cũng đề xuất, để quản lý hiệu quả hơn các lễ hội thì cơ quan quản lý nhà nước nên rà soát hệ thống văn bản luật và dưới luật bám sát thực tiễn hơn nữa, đồng thời cần tăng cường số lượng người làm công tác văn hóa cơ sở, bồi dưỡng, tập huấn kiến thức thường xuyên để họ có hiểu biết hơn trong công tác quản lý lễ hội, tránh tình trạng cán bộ văn hóa phải kiêm nhiệm nhiều đầu việc như hiện nay./.

Anh Tuấn/VOV2

(Nguồn VOV.VN)

Bình luận

Tối thiểu 10 chữ Tiếng việt có dấu Không chứa liên kết

Gửi bình luận
Đang phát:
Phim truyện: Tư mỹ nhân T44
Thời sự tối 1/12/2024

CHƯƠNG TRÌNH TRUYỀN HÌNH 02/12/2024

05:30Giới thiệu chương trình trong ngày
05:35Chương trình Văn hóa nghệ thuật
06:05Chương trình tiếng Thái
06:20Chuyên mục Món ngon: Hấp dẫn món thịt chua hạt dổi
06:30Thời sự sáng 2.12
07:00Phóng sự: Cần quan tâm đầu tư cho giáo dục vùng ĐBDTTS
07:10Phóng sự: Hiệu quả việc xuất khẩu lao động tại huyện vùng cao Đà Bắc
07:20Chương trình thiếu nhi
07:30Trang địa phương huyện Đà Bắc
07:45Tạp chí Thông tin kinh tế
08:00Phim truyện: Người tuyệt vời nhất T62
08:45Giới thiệu văn bản pháp luật
08:50Tọa đàm: Vấn đề quản lý và khai thác các di tích cấp quốc gia
09:10Nhìn ra thế giới
10:00Gamshow Căn phòng bí mật T18
10:45Chương trình tiếng Mường
11:00Phim Sitcom Trận chiến của những bác sĩ thực tập T937
11:15Tạp chí Dân tộc và phát triển
11:30Truyền hình Quân Khu 3
11:45Thời sự trưa 2.12
12:00Phim truyện: Tư mỹ nhân T44
12:45Ca nhạc quốc tế
13:15Văn nghệ cuối tuần
13:40Phóng sự: Phòng chống và điều trị bệnh Đau thắt lưng cho người dân vùng khó khăn
13:50Phim Sitcom Trận chiến của những bác sĩ thực tập T936
14:05Khám phá thế giới
14:35 Chương trình tiếng Thái
14:50Sắc màu văn hóa : Nghề dệt thổ cẩm của người Thái Mai Châu
15:00 Phim truyện: Truy hồi công lý T39
15:45Thời sự trưa 2.12
16:00Bản tin thế thao 2.12
16:05Nhìn ra tỉnh bạn
16:35Văn hóa Hòa Bình
17:00Chương trình: Khát vọng sống 377
17:10Chuyên mục An ninh Hòa Bình
17:30Phim truyện: Tư mỹ nhân T23
18:15Chương trình thiếu nhi
18:30Trang địa phương thành phố Hòa Bình
18:45Trang địa phương huyện Yên Thủy
19:00Tiếp sóng Thời sự Đài THVN
19:45Thời sự Hòa Bình tối 2.12
20:15Chuyên mục Nông thôn mới: Chung tay xây dựng đô thị văn minh
20:25Phim truyện: Khi em đẹp nhất T32
21:15Chương trình tiếng Mường
21:30Phim truyện: Bộ ba huyền thoại T3
22:15Phóng sự: Lan tỏa Phong trào hiến đất xây dựng công trình công cộng
22:25Thời sự Hòa Bình tối 2.12
22:55Bản tin thế thao 2.12
23:00Phóng sự: Nhân rộng các điển hình thi đua yêu nước
23:10Phim truyện: Tết này có ba phần I T6
23:55GTCT đêm 2.12

CHƯƠNG TRÌNH PHÁT THANH 02/12/2024

05:00Giới thiệu chương trình
05:05Chương trình Tiếng mường
05:30Chương trình thời sự sáng
06:00Giới thiệu nối sóng (VOV)
09:00Chương trình Dân ca
09:30Chương trình phát thanh Đời sống xã hội
10:10Chương trình tiếng Thái
10:30Chương trình tiếng Mường
11:00Chương trình Phát thanh Dòng chảy cuộc sống
11:30Chương trình Thời sự
12:00Giới thiệu nối sóng (VOV)
15:00Chương trình Dân ca
15:30Chương trình phát thanh Đời sống xã Hội
16:10CM Đại đoàn kết toàn dân
16:20CM Văn hóa bốn phương
16:30Chuyên mục Xây dựng Đảng
16:40Chương trình Tiếng Thái
17:00Chương trình thời sự chiều
17:30Chương trình Phát thanh Dòng chảy cuộc sống
18:00Chương trình Tiếng Mường
18:30Chương trình Thời sự chiều
19:00Đọc truyện giúp bạn ( Kẻ trộm sách)
19:30Giới thiệu nối sóng (VOV)
21:30CM Xây dựng Đảng
21:40CM Đại đoàn kết toàn dân
21:50CM Văn hóa 4 phương
22:00Chào cuối ngày
HÒA BÌNH
Weather Hoa binh
overcast clouds
20°C
1.17m/s 81%
03/12
Weather Hoa binh
24°C
19°C
04/12
Weather Hoa binh
22°C
20°C
05/12
Weather Hoa binh
21°C
20°C