Đi xe đạp giúp kiểm soát bệnh tiểu đường như thế nào?
Đạp xe mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe bao gồm cả việc kiểm soát bệnh tiểu đường. Hoạt động này có thể giúp thúc đẩy quá trình tiêu thụ glucose trong cơ bắp và giúp duy trì lượng đường ổn định.
Bệnh tiểu đường có thể được kiểm soát bằng cách điều chỉnh lối sống, chế độ ăn uống và hoạt động thể chất.
Được biết, các hoạt động thể chất bao gồm đạp xe có thể giúp ích rất nhiều trong việc thúc đẩy quá trình tiêu thụ glucose trong cơ bắp và giúp duy trì lượng đường trong máu ổn định.
Đi xe đạp có lợi đối với bệnh nhân tiểu đường như thế nào?
Những người mắc bệnh tiểu được được hưởng lợi từ hoạt động đi xe đạp vì:
- Đạp xe là môn thể thao không gây chấn thương, phục hồi cơ bắp nhanh hơn, tốt cho người đang bị tiểu đường.
- Người bệnh có thể đi những quãng đường dài hơn mà không sợ bị tổn hại về thể chất.
- Hoạt động này giúp ích cho bệnh nhân tiểu đường vì nó kích hoạt 70% khối lượng cơ ở chân.
- Bất kỳ ai, ở mọi lứa tuổi, đều có thể đạp xe. Mọi người tham gia hoạt động đạp xe ngay cả ở độ tuổi sau 50. Đây là một trong những lợi thế lớn nhất đối với bệnh nhân tiểu đường và là bài tập phù hợp cho bệnh nhân tiểu đường bị thừa cân hoặc béo phì.
- Nguyên nhân chính của bệnh tiểu đường loại 2 là do kháng insulin. Trong khi đó, đạp xe ở tốc độ bình thường cũng đốt cháy chất béo trung tính được sử dụng làm nhiên liệu đầu tiên, từ đó giúp kích hoạt các chất mang glucose và giảm lượng đường trong máu.
- Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng đạp xe với tốc độ vừa phải trong một giờ có thể làm giảm lượng đường của những bệnh nhân tiểu đường bị thừa cân xuống một nửa trong 24 giờ tới. Đạp xe nhanh hơn, thậm chí nửa giờ có khả năng làm giảm lượng đường trong máu cả ngày cho 19% người bệnh.
- 30 đến 60 phút đạp xe mỗi ngày là đủ để mang lại lợi ích cho bệnh nhân tiểu đường. Bạn càng đạp xe nhiều, bạn càng tránh xa bệnh tiểu đường./.
CTV Lương Trâm/VOV.VN (Biên dịch)
Tối thiểu 10 chữ Tiếng việt có dấu Không chứa liên kết
Gửi bình luận