Chuyển đổi năng lượng còn chậm: Đâu là giải pháp?

14:06 28/05

“Chuyển đổi năng lượng còn chậm” là một trong những hạn chế, khó khăn, thách thức trong việc thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2021 và những tháng đầu năm 2022 được Chính phủ báo cáo Quốc hội tại Kỳ họp thứ 3, Quốc hội khoá XV.

Chuyển đổi năng lượng là hoạt động thúc đẩy chuyển dịch năng lượng theo hướng xanh trên cơ sở của việc đáp ứng nguồn cung năng lượng từ nhiên liệu sạch thông qua phát triển năng lượng tái tạo (NLTT) và chiến lược “các-bon thấp”, giảm sâu phát thải CO2, tiêu dùng năng lượng hiệu quả. Chuyển đổi năng lượng là xu hướng mang tính toàn cầu nhằm đáp ứng yêu cầu xây dựng và phát triển nền kinh tế bền vững, chống biến đổi khí hậu, và Việt Nam không nằm ngoài xu hướng này.

Ba mục tiêu của chuyển dịch năng lượng ở Việt Nam, đó là: bảo đảm an ninh năng lượng (cung cấp đủ điện và đạt chất lượng yêu cầu); cung cấp năng lượng với chi phí chấp nhận được và thực hiện các cam kết bảo vệ môi trường của Việt Nam với cộng đồng quốc tế. Trên cơ sở đó, Việt Nam xác định 2 cột trụ quan trọng để chuyển đổi năng lượng, đó là: phát triển nhanh các nguồn năng lượng tái tạo gắn với sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả. Đây cũng là khuyến nghị được các chuyên gia, tổ chức quốc tế cho là là phù hợp với Việt Nam.

Phân xưởng sản xuất Bình nước nóng năng lượng mặt trời Thái Dương Năng (Tập đoàn Sơn Hà)

Thế nhưng trong quá trình triển khai thực tế, để đạt được mục tiêu “bảo đảm an ninh năng lượng - đảm bảo ổn định nguồn cung với giá cả hợp lý đã đặt ra thách thức không nhỏ cho tiến trình này.

“Thứ nhất là phải tăng cường hiệu quả năng lượng, làm sao để năng lượng hiện có mình sử dụng hiệu quả hơn nữa… Thứ hai là năng lượng tái tạo là nguồn mà có thể dễ huy động và các nhà đầu tư đã sẵn nong sẵn né. Vậy làm thế nào để đảm bảo là chính sách của mình nó hài hòa…”, bà Vũ Chi Mai, chuyên gia Chương trình hỗ trợ năng lượng - thuộc Tổ chức Hợp tác quốc tế Đức (GIZ) đặt vấn đề.

 Cụ thể với NLTT, theo các chuyên gia, thời gian qua Việt Nam đã phát triển rất nhanh các nguồn điện mặt trời, đã và đang tiếp tục đầu tư vào điện gió - là 2 nguồn NLTT có thế mạnh của Việt Nam. Hiện nay, tỷ lệ NLTT đã chiếm tới 30% công suất đặt nguồn điện của hệ thống điện quốc gia. Tuy nhiên, để phát huy được công suất khả dụng của nguồn điện này, Việt Nam phải đầu tư thêm nhiều các nguồn điện ổn định, có tính linh hoạt trong vận hành (như thuỷ điện tích năng) cũng như đầu tư hệ thống lưu trữ cho các nhà máy điện mặt trời.

 Một thách thức lớn nữa được các chuyên gia chỉ ra, đó là nhu cầu chuyển dịch, thay thế các loại nhiên liệu truyền thống từ xăng, dầu, than đá, khí đốt (gas)  sang dùng điện là rất lớn. Về mặt tích cực thì việc giảm các nguồn nhiên liệu truyền thống này sẽ giúp giảm phát thải ra môi trường, song lại áp lực lên ngành điện là rất lớn, nếu không có sự phát triển đồng bộ các nguồn điện sạch gắn với sử dụng điện tiết kiệm và hiệu quả.

“Có một cuộc dịch chuyển từ việc sử dụng các nhiên liệu hóa thạch sang dùng điện, hầu như là giao thông vận tải rồi các nhu cầu của các tòa nhà thương mại… chúng ta đều chuyển về dùng điện hết… Bây giờ xe máy cũng xe máy điện, ô tô có ô tô điện, buýt bây giờ cũng có buýt điện. Rồi các tòa nhà dần dần cũng sử dụng các nguồn như dầu đốt… Đã có những xu hướng chuyển đổi, chuyển dịch từ sử dụng các nguồn than đá, dầu để cho các nhu cầu công nghiệp thì bây giờ họ cũng lại chuyển sang sử dụng các động cơ điện, các lò nung bằng điện… Áp lực ở đây quay lại câu chuyện là ngành điện lại phải có sự chuyển đổi xanh cho các nguồn cung của mình, nhưng có những thách thức không nhỏ trong vấn đề về các nguồn cung ứng để đáp ứng phù hợp với lại các tiêu chí xanh. Do đó, Việt Nam bắt buộc phải đẩy mạnh vấn đề về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả…”, ông Hà Đăng Sơn - Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Năng lượng và tăng trưởng xanh (thuộc Liên hiệp các Hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam) nêu thực tế và khuyến nghị.

Đồng quan điểm này, chuyên gia năng lượng Nguyễn Anh Tuấn, nguyên Phó Viện trưởng Viện Năng lượng (Bộ Công Thương) cho rằng, trong các Chiến lược phát triển điện lực quốc gia (các Quy hoạch điện), việc sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả cũng đã được tính đến với các mục tiêu ngày càng cao hơn. Ngay trong bản Dự thảo Quy hoạch Điện 8 gần đây nhất, các yêu cầu cụ thể về giảm cường độ tiêu thụ năng lượng và hệ số đàn hồi về điện (là tỷ lệ giữa mức tăng trưởng về nhu cầu điện năng và mức tăng trưởng của GDP) cũng đã được đưa ra.

Cụ thể, trong giai đoạn 2021-2025 giảm xuống còn 1,24-1,3; giai đoạn 2025-2030 giảm xuống còn dưới 1,2 (còn 1,1-dưới 1) và ở giai đoạn sau đến 2045 còn dưới 0,5… Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Anh Tuấn, nếu không có các tính toán kỹ lưỡng về việc chuyển đổi từ nhiên liệu hoá thạch sang dùng điện của rất nhiều ngành (như giao thông vận tải, công nghiệp, xây dựng…) trong cả ngắn và dài hạn thì nguy cơ thiếu điện là rất lớn.

“Liên quan đến chuyện về cam kết Netzero thì một mặt chúng ta là sử dụng tiết kiệm hiệu quả, nhưng mặt khác nó là sự chuyển dịch từ dùng các loại nhiên liệu hóa thạch khác: từ dùng khí, dùng dầu, dùng than chuyển sang điện. Có thể không phải là ngày nay, ngày mai, không phải 2-3 năm nữa, nhưng trong lộ trình trung hạn, hệ số đàn hồi này nó không giảm nhanh như thế này được. Bởi vì với các cam kết không phải chỉ Việt Nam mà hơn 140 nước trên thế giới, không phải chúng ta chuyển dịch sang điện mà rất nhiều nước cũng chuyển sang, họ cũng giảm bớt than, dầu”, ông Nguyễn Anh Tuấn cho hay.

Báo cáo của Chương trình mục tiêu quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, tiềm năng tiết kiệm năng lượng ở Việt Nam còn rất lớn, theo tính toán có thể lên tới 20-30%. Ở một số ngành công nghiệp trọng điểm, sử dụng nhiều năng lượng như xi măng, sắt thép, hoá chất… nếu áp dụng công nghệ hiện đại, đồng bộ, có thể thu hồi nhiệt dư, chất thải từ các nhà máy để tái sử dụng, sản xuất điện thì khả năng tiết kiệm năng lượng còn cao hơn nhiều. Đây là cơ sở quan trọng giúp Việt Nam thực hiện lộ trình giảm phát thải, thực hiện cam kết đưa phát thảo ròng về 0 (Netzero) vào năm 2050./.

Nguyên Long/VOV1
(Nguồn VOV.VN)

Bình luận

Tối thiểu 10 chữ Tiếng việt có dấu Không chứa liên kết

Gửi bình luận
Đang phát:
Trang địa phương huyện Yên Thủy
Thời sự trưa 2/12/2024

CHƯƠNG TRÌNH TRUYỀN HÌNH 02/12/2024

05:30Giới thiệu chương trình trong ngày
05:35Chương trình Văn hóa nghệ thuật
06:05Chương trình tiếng Thái
06:20Chuyên mục Món ngon: Hấp dẫn món thịt chua hạt dổi
06:30Thời sự sáng 2.12
07:00Phóng sự: Cần quan tâm đầu tư cho giáo dục vùng ĐBDTTS
07:10Phóng sự: Hiệu quả việc xuất khẩu lao động tại huyện vùng cao Đà Bắc
07:20Chương trình thiếu nhi
07:30Trang địa phương huyện Đà Bắc
07:45Tạp chí Thông tin kinh tế
08:00Phim truyện: Người tuyệt vời nhất T62
08:45Giới thiệu văn bản pháp luật
08:50Tọa đàm: Vấn đề quản lý và khai thác các di tích cấp quốc gia
09:10Nhìn ra thế giới
10:00Gamshow Căn phòng bí mật T18
10:45Chương trình tiếng Mường
11:00Phim Sitcom Trận chiến của những bác sĩ thực tập T937
11:15Tạp chí Dân tộc và phát triển
11:30Truyền hình Quân Khu 3
11:45Thời sự trưa 2.12
12:00Phim truyện: Tư mỹ nhân T44
12:45Ca nhạc quốc tế
13:15Văn nghệ cuối tuần
13:40Phóng sự: Phòng chống và điều trị bệnh Đau thắt lưng cho người dân vùng khó khăn
13:50Phim Sitcom Trận chiến của những bác sĩ thực tập T936
14:05Khám phá thế giới
14:35 Chương trình tiếng Thái
14:50Sắc màu văn hóa : Nghề dệt thổ cẩm của người Thái Mai Châu
15:00 Phim truyện: Truy hồi công lý T39
15:45Thời sự trưa 2.12
16:00Bản tin thế thao 2.12
16:05Nhìn ra tỉnh bạn
16:35Văn hóa Hòa Bình
17:00Chương trình: Khát vọng sống 377
17:10Chuyên mục An ninh Hòa Bình
17:30Phim truyện: Tư mỹ nhân T23
18:15Chương trình thiếu nhi
18:30Trang địa phương thành phố Hòa Bình
18:45Trang địa phương huyện Yên Thủy
19:00Tiếp sóng Thời sự Đài THVN
19:45Thời sự Hòa Bình tối 2.12
20:15Chuyên mục Nông thôn mới: Chung tay xây dựng đô thị văn minh
20:25Phim truyện: Khi em đẹp nhất T32
21:15Chương trình tiếng Mường
21:30Phim truyện: Bộ ba huyền thoại T3
22:15Phóng sự: Lan tỏa Phong trào hiến đất xây dựng công trình công cộng
22:25Thời sự Hòa Bình tối 2.12
22:55Bản tin thế thao 2.12
23:00Phóng sự: Nhân rộng các điển hình thi đua yêu nước
23:10Phim truyện: Tết này có ba phần I T6
23:55GTCT đêm 2.12

CHƯƠNG TRÌNH PHÁT THANH 02/12/2024

05:00Giới thiệu chương trình
05:05Chương trình Tiếng mường
05:30Chương trình thời sự sáng
06:00Giới thiệu nối sóng (VOV)
09:00Chương trình Dân ca
09:30Chương trình phát thanh Đời sống xã hội
10:10Chương trình tiếng Thái
10:30Chương trình tiếng Mường
11:00Chương trình Phát thanh Dòng chảy cuộc sống
11:30Chương trình Thời sự
12:00Giới thiệu nối sóng (VOV)
15:00Chương trình Dân ca
15:30Chương trình phát thanh Đời sống xã Hội
16:10CM Đại đoàn kết toàn dân
16:20CM Văn hóa bốn phương
16:30Chuyên mục Xây dựng Đảng
16:40Chương trình Tiếng Thái
17:00Chương trình thời sự chiều
17:30Chương trình Phát thanh Dòng chảy cuộc sống
18:00Chương trình Tiếng Mường
18:30Chương trình Thời sự chiều
19:00Đọc truyện giúp bạn ( Kẻ trộm sách)
19:30Giới thiệu nối sóng (VOV)
21:30CM Xây dựng Đảng
21:40CM Đại đoàn kết toàn dân
21:50CM Văn hóa 4 phương
22:00Chào cuối ngày
HÒA BÌNH
Weather Hoa binh
overcast clouds
20°C
0.76m/s 90%
03/12
Weather Hoa binh
23°C
20°C
04/12
Weather Hoa binh
21°C
20°C
05/12
Weather Hoa binh
21°C
20°C