Cách nhận biết và phương pháp hỗ trợ khắc phục đối với trẻ chậm nói

08:18 11/05

Để khắc phục tình trạng chậm nói ở trẻ, phụ huynh cần tăng cường tương tác tích cực, tạo hứng thú giao tiếp, bật âm ở trẻ. Bên cạnh đó, việc cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cũng đóng vai trò rất quan trọng.

Dấu hiệu phát hiện sớm trẻ bị chậm nói

Theo ThS.BS Đinh Thạc, Trưởng Khoa Tâm Lý Bệnh viện Nhi đồng 1 (TP.HCM) nhiều cha mẹ thường nhận ra con mình chậm nói muộn. Vì vậy để lỡ mất giai đoạn vàng can thiệp ngôn ngữ giúp con. Ngay khi trẻ từ 3, 4 tháng tuổi đã cần quan sát và nhận biết con chậm phát triển ngôn ngữ dựa vào các mốc đánh giá quan trọng. Từ 2-3 tuổi trở xuống là giai đoạn vàng để hỗ trợ can thiệp hiệu quả cho trẻ. Việc phát hiện trẻ có dấu hiệu chậm nói càng sớm thì quá trình khắc phục sẽ càng nhanh hiệu quả.

Dựa vào một số cột mốc đánh giá, phụ huynh có thể nhận biết được quá trình phát triển ngôn ngữ của trẻ có đang gặp trở ngại hay không như sau:

 • 1 - 6 tháng tuổi: không phản ứng với giọng nói của cha mẹ

 • 6 - 9 tháng tuổi: không hay nói những từ không rõ ràng

 • 10 - 11 tháng tuổi: không bắt chước âm thanh như "ba ba, bà bà"

• 12 tháng tuổi: không nói "ba, bà" với mục đích gọi người thân; không thường bắt chước các từ có hai và ba âm tiết

• 13 - 15 tháng tuổi: không nói được ít nhất 4 – 7 từ; người lạ không thể hiểu hết 20% những điều trẻ nói.

• 16 - 18 tháng tuổi:  không nói được ít nhất 10 từ; người lạ không thể hiểu hết 25% điều trẻ nói.

• 19 - 21 tháng tuổi: không nói được ít nhất 20 từ; người lạ không thể hiểu hết 50% điều trẻ nói.

• 22 - 24 tháng tuổi: không nói được ít nhất 50 từ; không biết sử dụng cụm hai từ; người lạ không thể hiểu hết 60% điều trẻ nói.

• 2 - 2.5 tuổi: không nói được khoảng 400 từ, bao gồm gọi tên, nói theo cụm từ hai - ba từ; sử dụng đại từ; người lạ không thể hiểu hết 75% điều trẻ nói.

• Từ 2.5 - 3 tuổi: chưa biết sử dụng số nhiều và thì quá khứ; chưa đếm 1 đến 3 một cách chính xác; chưa dùng 3-5 từ /câu; người lạ không thể hiểu hết 90% điều trẻ nói.

• 3 - 4 tuổi: chưa dùng được 3-6 từ/ câu; chưa biết đặt câu hỏi, trò chuyện, liên kết các sự kiện, kể chuyện.

• 4 -5 tuổi: chưa dùng được 6-8 từ/câu; chưa biết gọi tên chính xác bốn màu sắc; chưa đếm đúng từ 1-10.

Điều đáng nói, đa phần các gia đình còn chủ quan, cho rằng tình trạng chậm nói ở trẻ không đáng ngại, chỉ cần chờ đợi thời gian là trẻ sẽ biết nói. Chính tâm lý chủ quan đó đã khiến nhiều trường hợp trẻ chậm nói bị lỡ mất giai đoạn vàng can thiệp, không có cơ hội được phục hồi và phát triển ngôn ngữ tốt nhất.

Nếu để tình trạng chậm nói kéo dài không chỉ ảnh hưởng đến trí tuệ mà còn ảnh hưởng đến tâm lý tinh thần của bé. Trẻ thường làm theo ý của mình, thậm chí có hành vi chống đối, đập phá đồ đạc, ăn vạ, quấy khóc vì không tìm cách cho người khác hiểu được yêu cầu của mình. Thêm vào đó có một số bé chậm nói có thể dẫn tới tăng động giảm chú ý.

Trẻ chậm nói ở độ tuổi nhỏ, nếu không được hỗ trợ sớm, có thể kéo dài và ảnh hưởng đến khả năng ngôn ngữ, trí tuệ, các kỹ năng xã hội của trẻ khi trẻ đến tuổi thành niên, thậm chí trẻ cũng sẽ gặp nhiều khó khăn trong các hoạt động liên quan đến nghề nghiệp trong tương lai….

Các phương pháp giúp trẻ chậm nói bật âm, giao tiếp

Từ thực tế nêu trên, trao đổi với phóng viên, Ths.Bs Đinh Thạc cho biết, cha mẹ là người thường xuyên tiếp xúc, gần gũi với con. Vì thế, cha mẹ cần tăng giao tiếp và tương tác với trẻ. Nhưng tương tác ở đây là tương tác tích cực để kích thích trẻ bật âm.

Vậy thế nào là thời gian giao tiếp tích cực? Thời gian giao tiếp tích cực là không phụ thuộc bao lâu bạn giao tiếp với bé mà là bao nhiêu thời gian bạn làm trẻ vui, ngạc nhiên, phản ứng, tham gia và hiểu những gì bạn đang giao tiếp.

"Bạn dành 10 phút chỉ đọc sách cho trẻ mà không quan tâm đến sự tham gia của trẻ thì đó vẫn tính là 0, tức là chưa phải là thời gian giao tiếp tích cực. Nhưng chỉ cần 2 phút bạn làm trẻ hứng thú nhìn sách, nhìn bạn và chịu lật trang sách thì đó là 2 phút tích cực"- BS Thạc cho biết.

Cha mẹ có thể khuyến khích sự nhận thức về môi miệng và vận động của lưỡi, cũng như phối hợp các cơ quan phát âm khác cho bé qua các hoạt động như: đánh răng, thở hay nhai thức ăn hằng ngày….

Bên cạnh giao tiếp tích cực, dinh dưỡng cũng có vai trò hết sức quan trọng đối với sự phát triển ngôn ngữ của trẻ. Ths.Bs Đinh Thạc cho biết, có 2 yếu tố ảnh hưởng trực tiếp tới tốc độ phát triển ngôn ngữ của trẻ: đó là quá trình hình thành vùng chức năng ngôn ngữ và gia tăng các kết nối thần kinh.

Các nhà khoa học thấy rằng các vùng chức năng ngôn ngữ của trẻ phát triển rất sớm và liên quan trực tiếp tới sự phát triển trí não. Khi mới chào đời, các tế bào thần kinh rất thưa thớt nhưng, từ 0-2 tuổi, gần 80% não bộ của bé đã được hình thành. Và từ 2-5 tuổi thì não bộ của trẻ đã đạt tới 90% kích thước não người lớn. Thêm vào đó, muốn gia tăng các kết nối thần kinh về ngôn ngữ, não bộ cần nhận được các kích thích dẫn truyền từ cơ quan đích như bộ phận nghe, nhìn, cảm nhận, để ghi nhớ, chú ý. Từ đó não chỉ huy bộ phận phát âm bắt chước và phát ra tiếng nói. Và chất béo Omega thực vật đóng vai trò vô cùng quan trọng cho quá trình này.

BS.CKII Đỗ Thị Ngọc Diệp, Chủ tịch Hội Dinh dưỡng và Thực phẩm TP.HCM cho biết: Omega 3 chiếm 60% thành phần chất béo trong não. Người ta ví omega như những viên gạch xây dựng nên bộ não của con người. Vì vậy, trẻ được cung cấp đầy đủ axit béo omega ngay từ khi còn trong bụng mẹ, và khi chào đời sẽ góp phần rất quan trọng đối với việc phát triển trí não, phát triển ngôn ngữ. Omega có hai nguồn là Omega thực vật và Omega động vật.

Ưu điểm nổi bật của omega thực vật là chứa thành phần ALA mà omega động vật không có. ALA rất tốt cho quá trình dẫn truyền thần kinh, tăng khả năng ghi nhớ tập trung, giúp quá trình truyền thông tin nhanh và chính xác hơn. Nhờ đó bé sẽ ghi nhớ, chú ý, học hỏi tốt hơn.

Đặc biệt, ALA có vai trò kháng viêm và bảo vệ tế bào. Mà tế bào não rất dễ bị tổn thương nên rất cần được bảo vệ. Sau khi chào đời, não của chúng ta có 100 tỷ tế bào thần kinh. Nhưng các tế bào não không có sự tăng thêm về số lượng mà chỉ chết dần đi. Do đó, vai trò bảo vệ được tế bào não của ALA đóng vai trò cực kỳ quan trọng.

Các chuyên gia khuyến cáo nên phát hiện tình trạng trẻ chậm nói trước 3 tuổi để việc can thiệp có hiệu quả. Phụ huynh luôn cần dành thời gian tương tác tích cực với trẻ, chăm sóc và nuôi dạy trẻ với chế độ dinh dưỡng khoa học để trẻ được phát triển một cách khỏe mạnh, toàn diện./.

PV/VOV.VN
(Nguồn VOV.VN)

Bình luận

Tối thiểu 10 chữ Tiếng việt có dấu Không chứa liên kết

Gửi bình luận
Đang phát:
Giai điệu trẻ
Thời sự tối 3/12/2024

CHƯƠNG TRÌNH TRUYỀN HÌNH 04/12/2024

05:30Giới thiệu chương trình trong ngày
05:35Nhìn ra tỉnh bạn
06:05Chương trình tiếng Thái
06:20Phóng sự: Kim Bôi tập trung phát triển kinh tế những tháng cuối năm
06:30Thời sự sáng
07:00Phóng sự: Tập trung kết nối tiêu thụ sản phẩm OCOP của tỉnh Hòa Bình
07:10Phóng sự: Cần công khai minh rà soát hộ nghèo để giảm nghèo bền vững
07:15Chương trình thiếu nhi
07:30Trang địa phương huyện Cao Phong
07:45Trang địa phương huyện Lạc Sơn
08:00 THTT Khai mạc Kỳ họp thường lệ cuối năm 2024 HĐND Tỉnh Khóa XVII, Nhiệm kỳ 2021- 2026
10:20Giới thiệu văn bản pháp luật
10:25Phim truyện: 30 chưa phải là hết T16
11:10Phim Sitcom Trận chiến của những bác sĩ thực tập T939
11:25Chương trình tiếng Mường
11:45Thời sự trưa 4.12
12:00Phim truyện: Tư mỹ nhân T46
12:45Giai điệu trẻ
13:15Vòng quanh thế giới
13:40Phóng sự: Vấn đề giải quyết việc làm cho người lao động
13:50Phim Sitcom Trận chiến của những bác sĩ thực tập T938
14:05Bạn của nhà nông
14:35 Chương trình tiếng Mường
14:50 Chuyên mục An ninh Hòa Bình
15:00Phim truyện: Truy hồi công lý T41
15:45Thời sự trưa 4.12
16:00Bản tin thế thao
16:05Chương trình Văn hóa nghệ thuật
16:35Thế giới động vật
16:55Phóng sự: Phòng chống và điều trị bệnh Đau thắt lưng cho người dân vùng khó khăn
17:10Phóng sự: Cần đầu tư công trình thủy lợi xuống cấp
17:20Phóng sự: Nhưng hoạt động lực lượng vũ trang hướng về ngày 22.12
17:30 Phim truyện: Tư Mỹ nhân T25
18:15Chương trình thiếu nhi
18:30Trang địa phương TP Hòa Bình
18:45Trang địa phương huyện Tân Lạc
19:00Tiếp sóng Thời sự Đài THVN
19:45Thời sự Hòa Bình tối 4.12
20:15Tạp chí Liên đoàn lao động: Nhìn lại kết quả nổi bật hoạt động công đoàn năm 2024
20:25Phim truyện: Tình yêu vượt đại dương
21:15Chương trình tiếng Thái
21:30Phim truyện: Bộ ba huyền thoại T4
22:10Phóng sự: Tỉnh Hòa Bình nhân rộng mô hình Dân vận khéo
22:10Phim tài liệu: Chúng tôi là lính sinh viê
22:30Thời sự Hòa Bình tối 4.12
22:55Bản tin thể thao
23:00Phim truyện: Tết này có ba Phần 1 - T8
23:55GTCT đêm 4.12

CHƯƠNG TRÌNH PHÁT THANH 04/12/2024

05:00Giới thiệu chương trình
05:05Chương trình Tiếng mường
05:30Chương trình thời sự sáng
06:00Giới thiệu nối sóng (VOV)
09:00Thiếu nhi
09:30Chương trình phát thanh Đời sống xã hội
10:10Xây dựng Đảng
10:20Văn hóa Hòa Bình
10:30Chương trình tiếng Mường
11:00Chương trình Phát thanh Dòng chảy cuộc sống
11:30Chương trình Thời sự
12:00Giới thiệu nối sóng (VOV)
15:00Chương trình Thiếu nhi
15:30Chương trình phát thanh Đời sống xã hội
16:10CM Đại đoàn kết toàn dân
16:20Cm Văn hóa 4 phương
16:30CM Diễn đàn cử tri với đại biểu dân cử
16:40Chương trình Tiếng Thái
17:00Chương trình thời sự chiều
17:30Chương trình Phát thanh Dòng chảy cuộc sống
18:00Chương trình Tiếng Mường
18:30Chương trình Thời sự tối
19:00Đọc truyện giúp bạn
19:30Giới thiệu nối sóng (VOV)
21:30CM Diễn đàn cử tri với đại biểu dân cử
21:40CM Đại đoàn kết toàn dân
21:50CM Văn hóa 4 phương
22:00Chào cuối ngày
HÒA BÌNH
Weather Hoa binh
overcast clouds
22°C
1.58m/s 83%
05/12
Weather Hoa binh
24°C
20°C
06/12
Weather Hoa binh
21°C
18°C
07/12
Weather Hoa binh
17°C
16°C