Bước tiến trong hỗ trợ chẩn đoán trẻ tự kỷ sớm và chính xác tại Việt Nam

09:06 14/04

Xét nghiệm gen di truyền sớm ở trẻ được xem là giải pháp tối ưu trong việc hỗ trợ chẩn đoán sớm và chính xác chứng bệnh tự kỷ, để từ đó có những bước can thiệp thích hợp.

Tại Việt Nam, hiện có khoảng 1 triệu trẻ mắc tự kỷ, con số này có xu hướng tăng qua các năm và việc chẩn đoán thường chậm trễ, dẫn đến bỏ lỡ thời gian vàng can thiệp, làm tăng thêm gánh nặng kinh tế, tâm lý cho gia đình. Xét nghiệm gen di truyền sớm ở trẻ được xem là giải pháp tối ưu trong việc hỗ trợ chẩn đoán sớm và chính xác chứng bệnh tự kỷ, để từ đó có những bước can thiệp thích hợp. Đây là thông tin được đưa ra tại Hội thảo Vì con đặc biệt- Hiểu về tự kỷ để yêu con đúng cách vừa diễn ra ngày 9/4, tại Hà Nội nhằm hướng ứng Tháng Thế giới nhận thức về rối loạn phổ tự kỷ.

Tiến sĩ Bùi Thanh Duyên chia sẻ tại buổi hội thảo.

Chứng Tự kỷ được gọi chính thức là Rối loạn phổ Tự kỷ (Autism Spectrum Disorder - ASD), là một dạng rối loạn thần kinh não bộ làm ảnh hưởng lớn đến khả năng giao tiếp xã hội, khả năng nhận thức, khả năng ngôn ngữ, phát triển trí tuệ. Các triệu chứng và biểu hiện khác nhau của tự kỷ là một “phổ” rộng. Một số người tự kỷ biểu hiện các triệu chứng nhẹ, trong khi số khác lại có các triệu chứng nghiêm trọng.

Theo PGS.TS.BS Tôn Nữ Vân Anh- Giảng viên cao cấp Bộ môn Nhi- Đại học Huế, Phó trưởng khoa Nhi thần kinh tự kỷ- Bệnh viện TW Huế, hiện nay chẩn đoán tự kỷ thường chậm trễ, dẫn đến bỏ lỡ thời gian vàng là 3 năm đầu đời và 3 năm tiếp theo của trẻ. Hậu quả là thu hẹp tác động có lợi của các biện pháp can thiệp và tăng thêm gánh nặng kinh tế, tâm lý cho gia đình. Nguyên nhân là vì các biểu hiện của chứng tự kỷ rất đa dạng, thay đổi theo lứa tuổi và khác nhau ở từng trẻ. Các dấu hiệu nhận biết rối loạn này dễ nhầm với các bệnh lý khác như chậm nói, khó đọc, tăng động giảm chú ý... Trong khi đó, các chuyên gia y tế chỉ có thể đánh giá dựa vào bảng câu hỏi và quan sát hành vi bên ngoài của trẻ.

 "Trẻ tự kỷ có 3 biểu hiện cơ bản nhất. Thứ nhất là thiếu hụt trong giao tiếp - ở đây là ngôn ngữ, có ngôn ngữ hay không có ngôn ngữ, suy giảm ngôn ngữ. Thứ hai là suy giảm trong tương tác với xã hội và thứ ba là có những hành vi rập khuôn. Theo các nghiên cứu ghi nhận nguyên nhân trẻ tự kỷ hay gặp nhất là do di truyền, có những nghiên cứu ghi nhận từ 40 đến 80%... Ngoài ra, có một tỷ lệ thấp do những ảnh hưởng trong quá trình mang thai"- PGS.TS Tôn Nữ Vân Anh cho biết.

 Cũng theo Bác sĩ Tôn Nữ Vân Anh, hiện tại vẫn chưa có nguyên nhân rõ ràng của chứng tự kỷ. Tuy nhiên, có nhiều bằng chứng và nghiên cứu cho thấy nguyên nhân liên quan mật thiết là khiếm khuyết về mặt di truyền. Các nhà khoa học đã tìm ra hơn 100 gen ảnh hưởng đến rối loạn phổ tự kỷ đóng vai trò trong việc duy trì cấu trúc, chức năng của não bộ. Nếu những gen này bị đột biến thì nó sẽ làm tăng nguy cơ rối loạn phổ tự kỷ ở một người.

 Còn theo Tiến sĩ công nghệ sinh học Bùi Thanh Duyên - Đồng sáng lập và Giám đốc Khoa học Công ty giải mã gen di truyền Genetica Việt Nam, tại Mỹ, bệnh viện nhi Boston và bệnh viện nhi California đã kết hợp giải mã gen vào hỗ trợ chẩn đoán tự kỷ. Tại Việt Nam, Genetica hiện nay phân tích 48 gen có liên quan nhiều nhất đến căn bệnh này để phát hiện nguy cơ tự kỷ di truyền ở trẻ.

PGS.TS.BS Tôn Nữ Vân Anh- Giảng viên cao cấp Bộ môn Nhi- Đại học Huế, Phó trưởng khoa Nhi thần kinh tự kỷ- Bệnh viện TW Huế chia sẻ tại hội thảo.
PGS.TS.BS Tôn Nữ Vân Anh- Giảng viên cao cấp Bộ môn Nhi- Đại học Huế,
Phó trưởng khoa Nhi thần kinh tự kỷ- Bệnh viện TW Huế chia sẻ tại hội thảo.

"Rối loạn phổ tự kỷ có tính di truyền cao hơn rất nhiều so với những bệnh lý như ung thư. Hệ số di truyền của ung thư chỉ khoảng 5-10% trong khi đối với tự kỷ con số này đến đến 70-80%, thì tác động của gen di truyền lên việc trẻ bị mắc tự kỷ cao hơn rất nhiều so với tác động lên các bệnh lý như ung thư. Vì thế, kết hợp xét nghiệm gen vào chẩn đoán tự kỷ từ sớm là bước tiến để gia đình và bác sĩ kịp thời theo dõi, phát hiện và can thiệp cho trẻ"- Tiến sĩ công nghệ sinh học Bùi Thanh Duyên cho biết.

Theo số liệu của Tổ chức Y tế thế giới, trên thế giới, cứ 100 trẻ thì có 1 trẻ bị tự kỷ. Còn ở Việt Nam, trẻ mắc tự kỷ chiếm một tỷ lệ không nhỏ - khoảng 1 triệu trẻ và có xu hướng tăng qua các năm và có đến 8 triệu người bị ảnh hưởng trực tiếp đó là bố mẹ, ông bà, anh chị em… của trẻ tự kỷ.

Cũng theo TS Bùi Thanh Duyên, trước những thách thức về việc tìm thêm các gen quy định tự kỷ, năm 2021, Genetica Việt Nam đã kết hợp Đại học Y Harvard và Bệnh viện Trung ương Huế phân tích gen của 250 trẻ trên 2 tuổi đã được chẩn đoán tự kỷ tại Huế. Nghiên cứu này nhằm tìm hiểu thêm gen đặc trưng quy định tự kỷ ở trẻ em châu Á và Việt Nam, phát hiện nguy cơ di truyền bệnh tự kỷ trong gia đình người Việt. Nghiên cứu này được đánh giá là một bước tiến dài cho nghiên cứu tự kỷ di truyền, và Genetica cho biết sẽ công bố kết quả của nghiên cứu này trong thời gian sắp tới./.

Tạ Lan/VOV1
(Nguồn VOV.VN)

Bình luận

Tối thiểu 10 chữ Tiếng việt có dấu Không chứa liên kết

Gửi bình luận
Đang phát:
Phim truyện: Sông phố Nhà Ghe T20
Thời sự tối 19/5/2024

CHƯƠNG TRÌNH TRUYỀN HÌNH 20/05/2024

05:30 Giới thiệu chương trình trong ngày
05:35Chương trình VHNT
06:05Chương trình tiếng Thái
06:20Chuyên mục KTTT: Mô hình HTX với chương trình đồng bào DTTS
06:30Thời sự sáng
07:00Phóng sự: Tỉnh HB với công tác ngăn ngừa, PC ngộc độc thực phẩm
07:10Phóng sự: Giá mía tím giảm – Người dân lo lắng đầu ra
07:20Chương trình thiếu nhi
07:30Trang địa phương huyện Đà Bắc
07:45Tạp chí Thông tin kinh tế
08:00Phim truyện: Sông phố Nhà Ghe T20
08:45Giới thiệu văn bản pháp luật
08:50Phim tài liệu: Sau 3 năm thực hiện Kết luận số 01 của Bộ Chính trị
09:10Nhìn ra thế giới
10:00Ghame show: Đập hộp kén rể T17
10:45Chương trình tiếng Mường
11:00Phim Sitcom Trận chiến của những bác sĩ thực tập T741
11:15Tạp chí Dân tộc và phát triển
11:30Phóng sự: Công tác PC dịch bệnh mùa hè
11:45Thời sự trưa
12:00Phim truyện: Cửa tử hắc ám P2.Tập 13
12:45Ca nhạc quốc tế
13:15Văn Hòa Hòa Bình
13:40Tạp chí LĐCĐ: Các cấp công đoàn với hoạt động trong tháng công nhân
13:50Phim Sitcom Trận chiến của những bác sĩ thực tập T740
14:05Khám phá thế giới
14:35 Chương trình tiếng Thái
14:50Phóng sự: Vấn đề đảm bảo AT VSLĐ tại các cơ sở SX
15:00Phim truyện: Bong bóng hôn nhân T25
15:45Thời sự trưa 20.5
16:00Bản tin thế thao
16:05Nhìn ra tỉnh bạn
16:35Văn nghệ cuối tuần
17:00Chương trình: Khát vọng sống 349
17:10Chuyên mục An ninh Hòa Bình
17:30Phim truyện: Cửa tử hắc ám T67
18:15Chương trình thiếu nhi
18:30Trang địa phương TPHB
18:45Trang địa phương huyện Yên Thủy
19:00Tiếp sóng Thời sự Đài THVN
19:45Thời sự Hòa Bình tối
20:15Chuyên mục XD Đảng: Phát huy vai trò của Bí thư chi bộ ở cơ sở
20:25Phim truyện: 40 ngày yêu T29
21:15Chương trình tiếng Mường
21:30Phim truyện: Kế hoạch báo thù T26
22:15Phóng sự: Học sinh bản Mông ôn thi vào lớp 10
22:25Thời sự Hòa Bình tối 20.5
22:55Bản tin thể thao
23:00Phóng sự: Tăng cường các biện pháp tiết kiệm điện mùa nắng nóng
23:10Phim truyện: Chị em nhà Đông Các T26

CHƯƠNG TRÌNH PHÁT THANH 20/05/2024

HÒA BÌNH
Weather Hoa binh
Mưa lớn
28°C
1.35m/s 84%
21/05
Weather Hoa binh
33°C
24°C
22/05
Weather Hoa binh
32°C
25°C
23/05
Weather Hoa binh
30°C
25°C