Bóng ma “Chiến tranh lạnh” đã quay trở lại?

15:10 14/02

Nguy cơ cuộc “chiến tranh lạnh mới” với một bên là Mỹ và đồng minh, một bên là hai cường quốc Nga-Trung Quốc đang ngày một hiện hữu với những động thái cứng rắn của các bên liên quan.

Điều này được thể hiện rất rõ qua các trục quan hệ Mỹ-Trung, Nga-Trung và Nga-Mỹ. Trong cuộc gặp trực tiếp diễn ra vào đầu tháng này, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Nga Putin đã ra tuyên bố chung về mối quan hệ đối tác mới, khẳng định quan hệ này “vượt trội so với các liên minh chính trị-quân sự trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh”.

Tổng thống Nga Vladimir Putin và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. (Nguồn: TASS)Tổng thống Nga Vladimir Putin và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. (Nguồn: TASS)

Trong khi đó, chính quyền của Tổng thống Mỹ Joe Biden cũng vừa công bố chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương tự do và rộng mở. Trong chiến lược, chính quyền của Tổng thống Biden cam kết tăng cường vai trò của Mỹ nhằm thúc đẩy một khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương tự do và rộng mở trong hàng loạt lĩnh vực từ an ninh tới kinh tế và thông qua một mạng lưới liên minh mạnh mẽ. Dù không nhắc tới cái tên Trung Quốc, nhưng Bắc Kinh vẫn là vấn đề nổi bật trong tài liệu mới được công bố của Mỹ với mục tiêu là nhằm chống lại những gì mà Washington coi là hành vi gây hấn và cưỡng ép. Những động thái răn đe này của Mỹ, Nga và Trung Quốc đang khiến dư luận lo ngại bóng ma “Chiến tranh lạnh” có thể quay trở lại.

Liên minh Nga-Trung sắp thành lập?

Chuyến thăm Trung Quốc của Tổng thống Vladimir Putin đã đánh dấu một cấp độ hợp tác mới giữa Nga và Trung Quốc. Bây giờ nó không chỉ giới hạn trong hợp tác kinh tế và thương mại thuần túy, mà là một liên minh địa chính trị mới. Tuyên bố chung của Nga và Trung Quốc “về quan hệ quốc tế bước vào kỷ nguyên mới và phát triển bền vững toàn cầu” được các nhà lãnh đạo hai nước thông qua, được coi là biểu tượng cho sự chuyển đổi sang một cấu trúc mới về cơ bản của quan hệ quốc tế, đánh dấu sự khởi đầu của một "kỷ nguyên địa chính trị mới.”

Từ bây giờ, sự thống trị của phương Tây toàn cầu do Mỹ lãnh đạo sẽ không còn được coi là đương nhiên, không được chấp nhận. Theo các chuyên gia, sự hiện diện của Trung Quốc với tư cách là một đồng minh sẽ cho phép Nga củng cố vị thế của mình trên chính trường thế giới, cũng như giảm thiểu hậu quả của các lệnh trừng phạt từ phương Tây. Việc Trung Quốc ủng hộ các yêu cầu của Nga đối với Mỹ và NATO về đảm bảo an ninh, thể hiện trong tuyên bố chung của hai nước, có thể được Moscow sử dụng như một con át chủ bài trong đối thoại với các nước phương Tây.

Về phần mình, Trung Quốc có thể dựa vào Nga về mặt quân sự để củng cố vị thế trong cuộc đối đầu với Mỹ. Đây là mối quan hệ đôi bên cùng có lợi.

Tính toán của Trung Quốc

Trong bối cảnh Trung Quốc tuyên bố sẽ cùng Mỹ tổ chức các hoạt động kỷ niệm 50 năm chuyến thăm của Tổng thống Mỹ Richard Nixon tới nước này – chuyến thăm mở đường cho sự hình thành chính thức mối quan hệ song phương giữa hai nước, thì có một thực tế là chính sách của Mỹ đối với Trung Quốc đã trải qua những thay đổi sâu sắc nhất kể từ chuyến thăm này của Tổng thống Nixon sau khi cựu Tổng thống Trump lên nắm quyền.

Đến khi Tổng thống Biden trở thành ông chủ Nhà Trắng, mọi thứ dường như không thay đổi khi ông tuyên bố coi Trung Quốc là “đối thủ cạnh tranh nghiêm trọng nhất” và không ngừng tăng cường cạnh tranh chiến lược với Trung Quốc trên nhiều lĩnh vực như kinh tế, chính trị, an ninh và ngoại giao, thậm chí khiến cuộc cạnh tranh này trở nên có hệ thống, mang tính phe cánh và ý thức hệ hơn.

Trung Quốc luôn phản đối một cuộc Chiến tranh Lạnh mới, nhưng trước hàng loạt động thái của Mỹ nhằm vào mình, Bắc Kinh nhận ra rằng họ và Nga đang ở trong một tình thế địa chính trị như nhau. Có chuyên gia Trung Quốc ví Bắc Kinh, Moscow và Washington ngày nay như thế chân vạc trong “Tam Quốc diễn nghĩa” trước kia. Đối diện với sự bủa vây của Mỹ và đồng minh, việc Trung Quốc ngày càng xích lại gần hơn với Nga là điều hoàn toàn dễ hiểu. Mỹ có đồng minh, Trung Quốc càng cần điều đó vì nước này hiểu rằng Mỹ vẫn là cường quốc số 1 thế giới trong một thời gian dài.

Thách thức với Mỹ và đồng minh

Việc Trung Quốc và Nga bắt tay nhau sẽ đặt ra những thách thức đối với Mỹ, các đồng minh và đối tác trong việc tìm kiếm các giải pháp cho hàng loạt vấn đề khu vực và toàn cầu, từ chương trình hạt nhân của Triều Tiên và Iran đến căng thẳng trên eo biển Đài Loan, tranh chấp lãnh thổ, lãnh hải trên biển Hoa Đông, Biển Đông, tình hình tại Afghanistan.

Các binh sĩ Nga tham gia tập trận tại Crimea. Ảnh: TassCác binh sĩ Nga tham gia tập trận tại Crimea. Ảnh: Tass

Tuy nhiên, thách thức trực tiếp và cấp bách nhất hiện nay chính là căng thẳng leo thang giữa Mỹ và các đồng minh phương Tây với Nga xoay quanh vấn đề Ukraine và đang có nguy cơ nổ ra một cuộc xung đột quân sự quy mô nhất tại châu Âu kể từ sau Thế chiến thứ 2.

Trước câu hỏi của các phóng viên ngày 06/02 liệu ông có lo ngại trước việc Nga xích lại quá gần Trung Quốc hay không, Tổng thống Biden đã không trả lời thẳng vào vấn đề mà chỉ nói rằng “không có gì mới về việc này”.

Trong khi đó, phát biểu với báo giới khi tháp tùng Ngoại trưởng Antony Blinken thăm Australia vào tuần trước, một quan chức cấp cao của Mỹ nói rằng cuộc gặp ngày 04/02 giữa Tổng thống Nga Putin và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, và tuyên bố chung đưa ra sau cuộc gặp cho thấy Bắc Kinh thừa nhận hành động của Moscow đối với Kiev là “hợp pháp”. Quan chức này lưu ý, sự liên kết Nga - Trung cần phải được coi trọng một cách nghiêm túc và nhấn mạnh Mỹ không thể hạ thấp điều đó.

Kịch bản một cuộc "Chiến tranh Lạnh mới"

Mặc dù trong cuộc điện đàm trực tuyến hồi cuối năm 2021, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình khẳng định 3 nguyên tắc trong quan hệ Trung-Mỹ là “tôn trọng lẫn nhau, chung sống hòa bình và hợp tác cùng thắng”, nhưng rõ ràng cả hai nước đều đang tìm kiếm quyền lực và ảnh hưởng, cũng như cản trở hoặc kiềm chế lẫn nhau.

Tuyên bố chung vừa đạt được giữa Trung Quốc và Nga trong chuyến thăm Bắc Kinh của Tổng thống Nga Putin mới đây đã phát đi tín hiệu rõ ràng về việc tăng cường hợp tác giữa hai nước để chống lại sự ngăn cản của Mỹ và các nước phương Tây. Trong bối cảnh căng thẳng Trung-Mỹ leo thang và nguy cơ bùng nổ chiến sự của cuộc khủng hoảng Ukraine, bản tuyên bố này đã được đánh giá là trực tiếp thách thức trật tự quốc tế và hệ thống giá trị an ninh và ngoại giao do Mỹ dẫn đầu.

Có chuyên gia cho rằng, có nhiều lý do để Trung Quốc và Mỹ không muốn gọi đây là “Chiến tranh Lạnh”, nhưng dường như họ đang tiếp cận theo cách đó. Sở dĩ nó có thêm từ “mới” bởi cùng với việc cạnh tranh quyết liệt về chính trị, quân sự, thương mại, công nghệ..., hai siêu cường vẫn hợp tác và phụ thuộc lẫn nhau trong nhiều lĩnh vực như biến đổi khí hậu, thương mại...

Giới quan sát cho rằng dù cạnh tranh Mỹ - Trung được gọi tên là gì, thì nguy cơ xung đột giữa hai bên vẫn rất cao và rất đáng lo ngại.

Nếu kịch bản tồi tệ đó xảy ra, tức một cuộc Chiến tranh Lạnh kiểu mới giữa một bên là Mỹ và các đồng minh và bên kia là Trung Quốc và Nga, sẽ không chỉ tác động rất tiêu cực và trực tiếp đến các bên liên quan, mà còn gây ra những hậu quả lớn cho toàn thế giới. Bởi vì, sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các nước trên thế giới hiện quá lớn, hoàn toàn khác xa giai đoạn đối đầu giữa Mỹ và Liên Xô trước đây.

Cần phải lưu ý rằng Trung Quốc hiện là nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, ảnh hưởng của Bắc Kinh cả về kinh tế, chính trị và quân sự ngày càng tăng trên toàn cầu. Sức mạnh và vị thế của nước Nga đã bị suy giảm ở mức độ nhất định những năm gần đây, song nước Nga vẫn là nguồn cung cấp tới 40% năng lượng cho châu Âu và lục địa già sẽ còn phải phụ thuộc vào Moscow ít nhất hàng thập kỷ tới.

Hơn nữa, Trung Quốc và Nga là ủy viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, nên sức nặng “lá phiếu phủ quyết” của hai nước này sẽ là nhân tố quyết định đối với mọi nghị quyết và giải pháp mà cần tới sự can thiệp của cơ quan quyền lực đa phương lớn nhất thế giới này. Do vậy, dù muốn hay không, Mỹ và các đồng minh phương Tây, Trung Quốc và Nga cũng cần phải lưu ý tới những giá trị cốt lõi và mối quan ngại của bên kia. Chỉ cần một bên toan tính sai lầm sẽ khiến cả thế giới vốn rất dễ tổn thương hiện nay phải hứng chịu những hậu quả khó lường.

Theo Tiến sĩ Khoa học Lịch sử, Giáo sư, Trưởng Bộ môn Châu Âu học, Khoa Quan hệ Quốc tế, Đại học Tổng hợp St. Petersburg Konstanchin Khudolei, thì tính chất của một cuộc chiến tranh lạnh mới giữa các bên hiện nay là có. Tuy nhiên, thế giới hiện đại phức tạp và đa dạng hơn nhiều so với thế giới lưỡng cực của chiến tranh lạnh trước đây, do Mỹ và Liên Xô dẫn đầu hai phe đối kháng lẫn nhau về mọi mặt (ý thức hệ, chạy đua vũ trang, địa chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học, giáo dục, v.v) và không thể hòa giải. Còn quan hệ giữa Nga và Mỹ hiện nay đã khác so với thời Chiến tranh Lạnh.

Nó có các yếu tố của cả hai cực, vì trên quy mô toàn cầu, Mỹ vẫn là quốc gia có ảnh hưởng nhất và tính lưỡng cực, do sự nổi lên của Trung Quốc với một nền kinh tế hùng mạnh trên trường thế giới, và đa cực, do sự hiện diện của Nga, theo đuổi một chính sách độc lập và các tác nhân khác. Nếu trong những năm Chiến tranh Lạnh, quan hệ giữa Liên Xô và Mỹ là trung tâm trong hệ thống quốc tế thì bây giờ không phải như vậy. Vai trò chính được thực hiện bởi quan hệ giữa một số quốc gia (tam giác Nga-Mỹ-Trung, cũng như Liên minh châu Âu, Ấn Độ và một số quốc gia khác). Kết quả là làm giảm khả năng kiểm soát của các quá trình trên thế giới, điều này khó có thể trở lại mức của Chiến tranh Lạnh và thế giới lưỡng cực.

 “Chiến tranh Lạnh mới” giữa Nga và phương Tây không phải là cuộc xung đột của các hệ thống chính trị - xã hội hay nền văn minh đối kháng, mà là cuộc đối đầu về cấu trúc của thế giới hiện đại và luật chơi trên trường quốc tế. Điều này có nghĩa là một thỏa hiệp là có thể, nhưng việc giải quyết nó sẽ vô cùng phức tạp./. 

Bình luận

Tối thiểu 10 chữ Tiếng việt có dấu Không chứa liên kết

Gửi bình luận
Đang phát:
GTCT đêm
Thời sự tối 15/6/2024

CHƯƠNG TRÌNH TRUYỀN HÌNH 16/06/2024

05:30Giới thiệu chương trình trong ngày
05:35Ca nhạc quốc tế
06:05Chương trình tiếng Mường
06:20Chuyên mục SMVH: Đặc sắc nghề thêu truyền thống của người Dao quần Chẹt
06:30Thời sự sáng
07:00Phóng sự : Tỉnh Hòa Bình tăng cường các biện pháp giải ngân vốn đầu tư công
07:20Chương trình thiếu nhi
07:30Trang địa phương huyện Kim Bôi
07:45Chuyên mục: Tiếng nói từ các miền quê
08:00Phim truyện: Tình yêu ngang qua T12
08:45Giới thiệu văn bản pháp luật
08:50Trang thiếu nhi
09:05Văn nghệ cuối tuần
09:30Văn Hòa Hòa Bình
09:50Phóng sự: Lan tỏa phong trào Hiến máu cứu người
10:00Phim truyện: An gia Thiên hạ T40 (P2)
10:45Chương trình tiếng Mường
11:00Phim Sitcom Trận chiến của những bác sĩ thực tập T768
11:15Chương trình: Khát vọng sống 353
11:35Chuyên mục An ninh Hòa Bình
11:45Thời sự trưa
12:00Phim truyện: Cửa tử hắc ám P2 – T26
12:45Giai điệu quê hương
13:15Thế giới động vật
13:40Bản tin Chính phủ
13:50Phim Sitcom Trận chiến của những bác sĩ thực tập T767
14:05Thế giới quanh ta
14:35 Tạp chí Văn hóa
14:50CM PL& ĐS: Tăng cường tuyên truyền phổ biến pháp luật cho người uy tín
15:00Phim truyện: Má tôi làm đại gia T23
15:45Thời sự trưa
16:00Bản tin thế thao
16:05Tình khúc Belero
16:35Khám phá thế giới
17:00Tạp chí Dân tộc và phát triển
17:15Chương trình tiếng Thái
17:30Phim truyện: Cửa tử hắc ám T40 (P2)
18:15Ch¬ương trình thiếu nhi
18:30Tạp chí TTKT
18:45Trang địa phương huyện Đà Bắc
19:00Tiếp sóng Thời sự Đài THVN
19:45Thời sự Hòa Bình tối 16.6
20:15CM KTTT: Hiệu quả hoạt động Qũy hỗ trợ HTX
20:25Gamshow Đập hộp kén rể T21
21:15Chương trình tiếng Thái
21:30Phim truyện: Bản án lương tâm T9
22:10Tọa đàm: Cần lan tỏa những tấm gương điển hình học tập theo Bác
22:30Thời sự Hòa Bình tối
22:55Bản tin thể thao
23:00Phóng sự: Cảnh báo tai nạn do sét đánh trong mùa mưa bão
23:10Phim truyện: Ngã rẽ số phận T16
23:55 GTCT đêm

CHƯƠNG TRÌNH PHÁT THANH 16/06/2024

05:00 Giới thiệu chương trình
05:05Chương trình Tiếng mường
05: 30Chương trình thời sự sáng
06: 00Giới thiệu nối sóng (VOV)
09:00Nhịp cầu âm nhạc
09:30Chương trình phát thanh Đời sống xã hội
10:10Chương trình tiếng Thái
10: 30Chương trình tiếng Mường
11:00Chương trình Phát thanh Dòng chảy cuộc sống
11:30Chương trình Thời sự
12:00Giới thiệu nối sóng (VOV)
15:00Nhịp cầu âm nhạc
15:30Chương trình phát thanh Đời sống xã Hội
16: 10CM số và đời sống
16:20Những bông hoa giữa đời thường
16:30CM Sự kiện và bình luận
16: 40Chương trình Tiếng Thái
17: 00Chương trình thời sự chiều
17:30Chương trình Phát thanh Dòng chảy cuộc sống
18:00Chương trình Tiếng Mường
18:30Chương trình Thời sự chiều
19:00Đọc truyện giúp bạn Hồng Lâu Mộng
19:30Giới thiệu nối sóng (VOV)
21:30Sự kiện bình luận
21:40Chương trình tiếng Thái
22:00Chào cuối ngày
HÒA BÌNH
Weather Hoa binh
overcast clouds
27°C
1.12m/s 93%
17/06
Weather Hoa binh
36°C
27°C
18/06
Weather Hoa binh
32°C
27°C
19/06
Weather Hoa binh
35°C
26°C