Những hệ lụy tâm lý không ngờ khi cha mẹ áp đặt, phớt lờ ý kiến của con trẻ

09:19 12/11

Nhiều cha mẹ có thói quen tự quyết định, áp đặt suy nghĩ của mình vào con, nhưng lại mong con trở thành người có chứng kiến, tư duy độc lập là điều vô lý. Việc phớt lờ những ý kiến của trẻ, áp đặt suy nghĩ của người lớn có thể dẫn đến những tổn thương về mặt tâm lý của trẻ.

Theo Báo cáo Tiếng nói của trẻ em Việt Nam do Viện Nghiên cứu Quản lý và Phát triển bền vững (MSD) và Tổ chức Cứu trợ Trẻ em tại Việt Nam (SCI) thực hiện cho thấy, nhiều trẻ em có mong muốn được người lớn như cha mẹ, thầy cô lắng nghe, quan tâm đến ý kiến hoặc cho trẻ được tham gia lập kế hoạch, ra những quyết định ảnh hưởng trực tiếp đến bản thân trẻ.

Báo cáo này cũng ghi lại ý kiến của một nhóm học sinh Đắk Lắk rằng: “Chúng em mong muốn và chúng em có quyền được đưa ra ý kiến của mình về các hoạt động ở nhà như ý kiến về bữa ăn, các vấn đề bức xúc cần thiết trong gia đình, hoạt động học tập, điểm số, giao lưu bạn bè, nhưng nhiều khi chính chúng em lại không được đưa ra những ý kiến đó”.

Một số trẻ em khác lại cho rằng “bố mẹ thường phớt lờ những gì con nói”.

Bà Nguyễn Phương Linh, Viện trưởng MSD, chuyên gia về trẻ em cho rằng, khi nói đến quyền trẻ em, thường đề cập tới 4 nhóm quyền: quyền sống còn, quyền phát triển, quyền được bảo vệ và quyền tham gia. Trẻ em luôn luôn cần được bao bọc và bảo vệ, tuy nhiên vì vậy mà nhiều phụ huynh đã quên rằng trẻ em có một quyền rất quan trọng, đó là quyền được lên tiếng. 

“Tôi nghĩ rằng nhiều người lớn quên mất câu nói “Con nghĩ như thế nào?”. Khi trẻ còn nhỏ, người lớn quyết định thay cho mọi việc của trẻ nhỏ nhưng lại mong rằng khi trẻ lớn lên sẽ luôn có những tư duy độc lập, có chính kiến, có lẽ đây là một suy nghĩ không phù hợp bởi chính chúng ta đã khiến cho trẻ trở nên phụ thuộc, thụ động trong suy nghĩ và hành động từ khi còn nhỏ. Khi người lớn cho các em quyền được quyết định cũng là lúc giáo dục các em trở thành những công dân văn minh”, bà Nguyễn Phương Linh nói.

Nói về vấn đề này, PGS.TS Bùi Thị Hồng Thái, Khoa Tâm lý, ĐH Khoa học xã hội và Nhân văn (ĐH Quốc gia Hà Nội), cho rằng, nhiều nghiên cứu cho thấy, việc trẻ em được quyền tham gia, lắng nghe quan điểm, chia sẻ ý kiến có thể giúp trẻ nâng cao lòng tự trọng, khả năng nhận thức, kỹ năng xã hội và sự tôn trọng của trẻ đối với người khác.

“Việc trẻ được tham gia vào các quyết định liên quan đến bản thân, được lắng nghe và chia sẻ ý kiến khiến trẻ cảm nhận bản thân có giá trị, trẻ cảm thấy rằng những suy nghĩ của mình được coi trọng, mình được chấp nhận và thấu hiểu, điều này góp phần định hình giá trị bản thân, giúp trẻ xây dựng hình ảnh tích cực về chính mình, thông qua đó lòng tự trọng của trẻ được nâng cao. 

Bên cạnh đó, việc được tham gia, được lắng nghe còn góp phần làm tăng tính độc lập, tự tin ở trẻ. Về lâu dài, niềm tin vào bản thân có thể tác động tới khả năng các em xây dựng niềm tin vào những người xung quanh. Lợi ích của niềm tin đó không chỉ có ý nghĩa tại thời điểm trẻ được tham gia, mà nó còn đi theo sự trưởng thành của trẻ và góp phần vào các quyết định cá nhân trong cuộc sống đến việc xây dựng các mối liên hệ an toàn (tình bạn, tình yêu) ở tuổi trưởng thành”, PGS.TS Bùi Thị Hồng Thái chia sẻ.

Bên cạnh đó, PGS.TS Bùi Thị Hồng Thái cũng cho rằng, việc được người lớn lắng nghe, được tham gia trong các quyết định liên quan đến trẻ cũng giúp trẻ học được cách lắng nghe và tôn trọng ý kiến của người khác. Trẻ cũng sẽ học được cách chấp nhận người khác và khiến người khác chấp nhận bản thân mình. Ở tuổi trưởng thành, cá nhân có thể tôn trọng rằng những gì là đúng, là quan trọng với mình có thể không đúng, không quan trọng với người khác. Điều này làm giảm những phán xét tiêu cực trong các mối liên hệ xã hội, đồng thời, lòng khoan dung và tôn trọng người khác cũng làm giảm nguy cơ cho những hành vi không phù hợp chuẩn mực ở trẻ như sự gây hấn, vi phạm các chuẩn mực.

Theo PGS.TS Thái, không phải lúc nào người lớn cũng có cái nhìn đủ sâu sắc về cuộc sống của trẻ em để có thể đưa ra những quyết định sáng suốt liên quan đến trẻ. Do đó, tạo cơ hội cho từng trẻ em được lắng nghe là rất quan trọng để đảm bảo rằng các quyết định phù hợp được đưa ra dựa trên quan điểm của trẻ. Trong gia đình, đó có thể là những quyết định liên quan đến sự phát triển của bản thân như môn học, trường học, ngành học hoặc liên quan đến khía cạnh tình cảm như sống cùng cha hay mẹ trong điều kiện cha mẹ ly hôn, tại trường học, đó có thể là những quyết định liên quan đến việc học và quyền lợi của trẻ như việc giữ bí mật thông tin nếu trẻ cần sự hỗ trợ của nhà tâm lý học đường, xây dựng các khu thí nghiệm/vui chơi phù hợp với nhu cầu của học sinh nam và nữ, phương pháp tổ chức học tập.

Trẻ có thể có nhiều phản ứng tâm lý tiêu cực khi bị người lớn phớt lờ

Theo PGS.TS Bùi Thị Hồng Thái, khi lời nói của trẻ bị phớt lờ, xem thường, coi nhẹ có thể dẫn đến những phản ứng tâm lý không tích cực của trẻ. Một số tác động tiêu cực có thể kể tới là mất kết nối tâm lý với môi trường sống. 

Hệ lụy của việc này là trẻ có thể thu mình, tham gia vào nhóm một cách thụ động, chờ đợi người khác quyết định và lên tiếng thay mình. Ở một góc độ khác, trẻ cũng có thể phản ứng theo cách bốc đồng, thách thức lại những áp đặt từ bên ngoài khi trẻ không được lắng nghe và chia sẻ quan điểm của bản thân. Cả hai hình thức thụ động và chống đối này đều thể hiện sự mất cân bằng tâm lý của trẻ và càng khiến trẻ tăng cường sự mất kết nối về mặt tâm lý với môi trường sống của mình, bất luận là trong gia đình hay tại trường học.

PGS.TS Thái cũng cho rằng, khi bị phớt lờ ý kiến, nhiều trẻ có xu hướng suy nghĩ rằng để được người lớn công nhận, trẻ cần làm theo những gì người lớn muốn - những thứ đi theo nhu cầu của người lớn mà không xuất phát từ nhu cầu của trẻ.

Điều này khiến trẻ sống với phần “mặt nạ” và từ chối bản thân mình. Trẻ học cách trở thành “một đứa con hoàn hảo” hoặc “một học sinh kiểu mẫu” trong thời niên thiếu. Ở tuổi trưởng thành, cá nhân lại cố gắng để bày tỏ ra bên ngoài như “một người phụ nữ chuẩn mực” hoặc “một người đàn ông đáng mơ ước”. Khi một người phải “gồng mình” làm những điều không mong muốn thì sẽ liên tục trải nghiệm sự căng thẳng nội tâm. Đây cũng là một trong những nguồn cơn dẫn đến đau khổ tâm lý.

Từ những hệ lụy trên, chuyên gia này cho rằng, cha mẹ cần dành thời gian chia sẻ, khích lệ con chia sẻ những suy nghĩ, cảm xúc, mong muốn của con về mọi việc
Cùng con đưa ra các lựa chọn liên quan đến con thay vì tự quyết định hộ con. Hướng dẫn con bày tỏ các quan điểm cá nhân một cách lành mạnh.

Đối với thầy cô cũng cần tôn trọng những quan điểm của trẻ, không phân biệt đối xử giữa các trẻ dựa trên mong muốn của giáo viên về một hình mẫu học sinh lý tưởng. Tạo môi trường học đường dân chủ, ở đó trẻ được tích cực tham gia các hoạt động dựa theo năng lực và mong muốn của bản thân, nói cách khác là đi theo triết lý lấy học sinh làm trọng tâm./.

Nguyễn Trang/VOV.VN
(Nguồn VOV.VN)

Bình luận

Tối thiểu 10 chữ Tiếng việt có dấu Không chứa liên kết

Gửi bình luận
Đang phát:
GTCT đêm 10.1
Thời sự tối 10/1/2025

CHƯƠNG TRÌNH TRUYỀN HÌNH 11/01/2025

05:30Giới thiệu chương trình trong ngày
05:35Giai điệu quê hương
06:05Chương trình tiếng Mường
06:20Phóng sự: Đảm bảo nước tưới vụ Chiêm Xuân
06:30Thời sự sáng 11.1
06:55Chuyên mục Pháp luật và đời sống
07:05Chuyên mục An ninh Hòa Bình
07:15Chương trình thiếu nhi
07:30Trang địa phương thành phố Hòa Bình
07:45Trang địa phương huyện Lương Sơn
08:00Phim truyện: Má tôi là đại gia T10
08:45Giới thiệu văn bản pháp luật
08:50 Mảnh ghép cuộc sống
09:20Chương trình Tiếng Thái
09:35Chương trình Có thể bạn chưa biết
10:00Phim truyện: Bác ba phi T4
10:45Chương trình tiếng Mường
11:00Phim Sitcom Trận chiến của những bác sĩ thực tập T611
11:15Thể thao bốn phương
11:30Chuyên mục Quốc phòng toàn dân
11:45Thời sự trưa 11.1
12:00Phim truyện: Người tuyệt vời nhất T6
12:45Tình khúc Belero
13:15 Khám phá thế giới
13:40Chuyên mục Cải cách hành chính
13:50Phim Sitcom Trận chiến của những bác sĩ thực tập T610
14:05Phim tài liệu: Chiến thắng biên giới Thu Đông 1950
14:30 Chương trình tiếng Thái
14:45Chuyên mục Người cao tuổi: Quan tâm chăm sóc sức khỏe người cao tuổi
15:00Phim truyện: Bong bóng hôn nhân T26
15:45Thời sự trưa 11.1
16:00Bản tin thế thao 11.1
16:05Nhịp cầu âm nhạc
16:35Vòng quanh thế giới
17:00Trang thiếu nhi
17:15Phóng sự: Kết quả số hóa sức khỏe điện tử
17:30Phim truyện: Tư mỹ nhân T63
18:15Chương trình thiếu nhi
18:30Chuyên mục: Tiếng nói từ các miền quê
18:45Trang địa phương huyện Kim Bôi
19:00Tiếp sóng Thời sự Đài THVN
19:45Thời sự Hòa Bình tối 11.1
20:15Chuyên mục Kinh tế thị trường: Các HTX chuẩn bị hàng hóa phục vụ Tết Nguyên Đán
20:25Phim truyện: Tình yêu vượt đại dương T34
21:15Chương trình tiếng Mường
21:30Phim truyện: Bộ ba huyền thoại T36
22:10Phóng sự: Tăng cường công tác phòng chống cháy nổ tại các chợ trung tâm
22:20Khát vọng sống số 383
22:30Thời sự Hòa Bình tối 11.1
22:55Bản tin thể thao 11.1
23:00Chương trình tiếng Thái
23:10Phim truyện: Má tôi là đại gia T19
23:55 GTCT đêm 11.1

CHƯƠNG TRÌNH PHÁT THANH 11/01/2025

05:00Giới thiệu chương trình
05:10Chương trình Tiếng Thái
05:30Chương trình thời sự sáng
06:00Giới thiệu nối sóng (VOV)
09:00Sắc màu văn hóa
09:30Chương trình phát thanh Đời sống xã hội
10:10Tọa đàm phát thanh kinh tế
10:30Chương trình tiếng Mường
11:00Chương trình Phát thanh Dòng chảy cuộc sống
11:30Chương trình Thời sự
12:00Giới thiệu nối sóng (VOV)
15:00Giới thiệu nối sóng PT HÒA BÌNH
15:03Sắc màu văn hóa
15:30Chương trình phát thanh Đời sống xã Hội
16:10Tọa đàm phát thanh kinh tế
16:30CM người cao tuổi
16:40Chương trình Tiếng Thái
17:00Chương trình thời sự chiều
17:30Chương trình Phát thanh Dòng chảy cuộc sống
18:00Chương trình Tiếng Mường
18:30Chương trình Thời sự tối
19:00Giao lưu VH các dân tộc
19:30Giới thiệu nối sóng (VOV)
21:30CM người cao tuổi
21:40Quà tặng cuộc sống
22:00 Chào cuối ngày
HÒA BÌNH
Weather Hoa binh
few clouds
12°C
0.59m/s 63%
12/01
Weather Hoa binh
20°C
10°C
13/01
Weather Hoa binh
21°C
10°C
14/01
Weather Hoa binh
23°C
10°C