Cần nền tảng công nghệ đồng bộ khi dạy học trực tuyến, tránh mỗi nơi một phách

09:39 20/09

Các chuyên gia giáo dục cho rằng, để khắc phục những hạn chế, khó khăn trong dạy và học trực tuyến, cần thiết kế các bài giảng phù hợp với hình thức học này, bên cạnh đó, cần sự đồng bộ, thống nhất về nền tảng công nghệ học trực tuyến, tránh tình trạng nỗi nơi một phách như hiện nay.

Đây là các ý kiến được đưa ra tại Hội thảo Xây dựng và vận hành trường học trực tuyến, vai trò của cán bộ quản lý và giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông do Viện Nghiên cứu khoa học quản lý giáo dục, Học viện Quản lý giáo dục vừa tổ chức.

Thông tin tại hội thảo, TS Phạm Ngọc Sơn, Phó Trưởng khoa Sư phạm, ĐH Thủ đô cho biết, thuật ngữ E-learning (học tập trực tuyến) đã có từ lâu, được nhiều người biết đến nhưng ít trường học nào tham gia.

Các đại biểu thảo luận trực tuyến về giải pháp dạy học online trong mùa dịch.

Khi dịch Covid-19 bùng phát, không còn cách nào khác, các trường học buộc phải chuyển sang dạy học trực tuyến. Năm học 2021-2022 là năm thứ 2 áp dụng cách dạy học này, song nhiều nơi giáo viên và học sinh vẫn gặp không ít khó khăn.

Chưa có sự thống nhất nền tảng dạy học trực tuyến

TS Phạm Ngọc Sơn cho rằng, để dạy học trực tuyến hiệu quả, trước tiên các nhà quản lý cần hướng dẫn điều chỉnh chương trình dạy học phù hợp, thiết kế chương trình riêng, giáo viên không thể bê nguyên nội dung của 45 phút dạy trên lớp vào giảng trực tuyến bởi 2 hình thức dạy học này có nhiều điểm khác nhau. Cũng bởi chưa có hướng dẫn cụ thể, kịp thời, nên thời gian qua các trường còn nhiều lúng túng khi triển khai.

“Đáng ra khi dạy trực tuyến, việc xây dụng một cơ sở dữ liệu học tâp chung cho các trường cần triển khai sớm để có kho dữ liệu chung cho giáo viên cả nước, tránh tình trạng giáo viên phải tự lên mạng tìm tài liệu, độ chuẩn xác nhiều khi chưa cao. Cũng có thầy cô gặp khó khăn về dữ liệu bài giảng phải đi xin hay mua giáo án trên mạng để giảng dạy”, TS Phạm Ngọc Sơn nói.

Hiện nay chưa có sự thống nhất về các nền tảng học trực tuyến giữa các trường.
(Ảnh minh họa)

Cũng theo TS Sơn, hiện nay các trường chưa có sự thống nhất về các nền tảng học trực tuyến, mạnh ai nấy dùng, sau hơn 2 tuần học trực tuyến của năm học mới, tình trạng rớt mạng khi đang học liên tục xảy ra, các thầy cô thường dùng phần mềm Zoom - chuyên dùng cho hội họp để đưa vào học trực tuyến, đến khi bị lỗi mạng, chính các thầy cô cũng không biết khắc phục như thế nào. Tuy nhiên, nếu sử dụng các phần mềm chuyên cho học trực tuyến như Team, Google Classroom hay một số hệ thống LMS khác, trường hợp bị lỗi mạng, giáo viên vẫn có thể hướng dẫn học sinh sử dụng các tính năng khác để học tập như làm bài tập, tìm hiểu kiến thức trong tài liệu đính kèm.

Bên cạnh đó, khác hẳn với các lớp học trực tiếp, học sinh học cố định tại 1 phòng học, giáo viên là người di chuyển từ lớp này sang lớp khác, thì khi học trực tuyến, mỗi khi đến tiết, học sinh lại nháo nhào từ lớp học trực tuyến này sang lớp học trực tuyến khác, gây ra tình trạng xáo trộn, nghẽn mạng.

Theo TS Phạm Ngọc Sơn, để dạy học trực tuyến tốt, rất cần những nền tảng công nghệ phù hợp, thống nhất toàn trường, giữa các trường trong từng địa phương, thậm chí tiến đến sự đồng bộ trên cả nước, điều này tạo điều kiện cho giáo viên có thể tìm kiếm nguồn học liệu đa dạng và tin cậy để sử dụng trong quá trong dạy học của mình. Giáo viên cũng cần được tập huấn kỹ, trang bị thêm các kĩ năng cần thiết trước khi sử dụng những nền tảng này để tạo ra sự phối hợp nhịp nhàng.

Từ thực tế giảng dạy, ông Lê Đức Thuận, Trưởng phòng GD-ĐT quận Ba Đình (Hà Nội) cho biết, thời gian đầu khi dạy trực tuyến, đa số các trường học trên địa bàn quận đều sử dụng phần mềm Zoom, sử dụng miễn phí, nên thường xuyên xảy ra tình trạng lỗi mạng, quá tải người dùng. Bên cạnh đó, phần mềm này cũng không có các chức năng hỗ trợ kiểm tra, đánh giá, giao bài tập, nên giáo viên khó khăn hơn trong quá trình giảng dạy.

Trước những bất cập này, hiện nay, phòng GD-ĐT quận Ba Đình đã phối hợp với Trung tâm giải pháp công nghệ thông tin của Cục Công nghệ thông tin, Bộ GD-ĐT để làm việc với Google, đưa vào khai thác, sử dụng Google Classroom, xây dựng các lớp học trực tuyến với đầy đủ tính năng.

Đến nay, ngành giáo dục quận Ba Đình đã có 92% trường học sử dụng Google Classroom, 6% sử dụng MS team, 2% sử dụng các ứng dụng khác.

“Chúng tôi hướng đến xây dựng một nền tảng học trực tuyến đồng bộ, thống nhất để thuận tiện trong quá trình giảng dạy và quản lý”, ông Thuận cho biết.

Đề xuất xây dựng mô hình dạy học trực tuyến đồng bộ

TS Đỗ Viết Tuân, Khoa Công nhệ thông tin và Truyền thông, Học viện Quản lý giáo dục cũng đề xuất cần xây dựng mô hình dạy học trực tuyến áp dụng đồng bộ cho các nhà trường thay vì mỗi nơi triển khai một cách như hiện nay.

Đề xuất một mô hình dạy học trực tuyến, TS Đỗ Viết Tuân cho biết, việc xây dựng mô hình này có thể chia làm 3 giai đoạn, trong đó giai đoạn 1 là xây dựng một hệ thống luyện tập, kiểm tra đánh giá chung. Trong phần này có các hệ thống chủ đề luyện tập, các bài thi kiểm tra đánh giá được thiết kế thành các ngân hàng câu hỏi được cung cấp bởi thầy cô đưa lên hệ thống theo các cấp độ kiến thức khác nhau, được cấu trúc hóa theo tỷ lệ từng bài, trong từng đề. Nội dung bài luyện, đề thi được trộn tự động theo các cấp độ kiến thức. Kết quả thi được thống kê đánh giá theo từng bài thi, đề thi và theo từng nội dung kiến thức cho từng học sinh tham gia học trên hệ thống.

Giai đoạn 2, là xây dựng các lớp học trực tuyến, phòng thi trực tuyến. Trong lớp học trực tuyến, giáo viên sẽ là người tạo lớp học, mời học sinh, tạo ra các bài giảng trên nền tảng có sẵn, sử dụng các ứng dụng tích hợp dạy học trực tuyến có sẵn trên hệ thống. Trong các lớp học sẽ có nguồn tài liệu có sẵn trên hệ thống hoặc do người dùng đưa lên.

Tại mỗi phòng thi trực tuyến, giáo viên sẽ là người chịu trách nhiệm tạo các phòng thi, mời học sinh vào phòng thi. Giáo viên cũng có thể thiết kế đề thi phù hợp với mục đích kiểm tra bằng cách chọn ngẫu nhiên các câu hỏi trong ngân hàng đề thi có sẵn trên hệ thống hoặc tự đưa lên.

Giai đoạn 3, hoàn thiện hệ thống trang cá nhân người dùng. Trong đó, các nhà quản lý có thể kiểm soát các hoạt động dạy học của giáo viên trên hệ thống, chia sẻ thông tin ở góc độ quản lý đến cộng đồng giáo viên.

Tài khoản cá nhân của học sinh bao gồm các thông tin cá nhân, lịch sử thi, lịch sử học tập, thống kê các hoạt động học tập. Học sinh có thể kết bạn với các thành viên khác cùng hệ thống, chia sẻ tài liệu, video bài học trên trang cá nhân ở chế độ công khai.

Trang cá nhân của giáo viên sẽ quản lý hoạt động học tập của học sinh lớp mình quản lý, hoạt động học tập của môn học đảm nhiệm, chia sẻ các tài nguyên, bài giảng tới học sinh trên cộng đồng do giáo viên tạo ra.

TS Đỗ Viết Tuân cho rằng, cần xây dựng các trường học trực tuyến để việc dạy và học trong bối cảnh mới hiệu quả hơn./.

Bình luận

Tối thiểu 10 chữ Tiếng việt có dấu Không chứa liên kết

Gửi bình luận
Đang phát:
Gamshow Căn phòng bí mật T18
Thời sự tối 1/12/2024

CHƯƠNG TRÌNH TRUYỀN HÌNH 02/12/2024

05:30Giới thiệu chương trình trong ngày
05:35Chương trình Văn hóa nghệ thuật
06:05Chương trình tiếng Thái
06:20Chuyên mục Món ngon: Hấp dẫn món thịt chua hạt dổi
06:30Thời sự sáng 2.12
07:00Phóng sự: Cần quan tâm đầu tư cho giáo dục vùng ĐBDTTS
07:10Phóng sự: Hiệu quả việc xuất khẩu lao động tại huyện vùng cao Đà Bắc
07:20Chương trình thiếu nhi
07:30Trang địa phương huyện Đà Bắc
07:45Tạp chí Thông tin kinh tế
08:00Phim truyện: Người tuyệt vời nhất T62
08:45Giới thiệu văn bản pháp luật
08:50Tọa đàm: Vấn đề quản lý và khai thác các di tích cấp quốc gia
09:10Nhìn ra thế giới
10:00Gamshow Căn phòng bí mật T18
10:45Chương trình tiếng Mường
11:00Phim Sitcom Trận chiến của những bác sĩ thực tập T937
11:15Tạp chí Dân tộc và phát triển
11:30Truyền hình Quân Khu 3
11:45Thời sự trưa 2.12
12:00Phim truyện: Tư mỹ nhân T44
12:45Ca nhạc quốc tế
13:15Văn nghệ cuối tuần
13:40Phóng sự: Phòng chống và điều trị bệnh Đau thắt lưng cho người dân vùng khó khăn
13:50Phim Sitcom Trận chiến của những bác sĩ thực tập T936
14:05Khám phá thế giới
14:35 Chương trình tiếng Thái
14:50Sắc màu văn hóa : Nghề dệt thổ cẩm của người Thái Mai Châu
15:00 Phim truyện: Truy hồi công lý T39
15:45Thời sự trưa 2.12
16:00Bản tin thế thao 2.12
16:05Nhìn ra tỉnh bạn
16:35Văn hóa Hòa Bình
17:00Chương trình: Khát vọng sống 377
17:10Chuyên mục An ninh Hòa Bình
17:30Phim truyện: Tư mỹ nhân T23
18:15Chương trình thiếu nhi
18:30Trang địa phương thành phố Hòa Bình
18:45Trang địa phương huyện Yên Thủy
19:00Tiếp sóng Thời sự Đài THVN
19:45Thời sự Hòa Bình tối 2.12
20:15Chuyên mục Nông thôn mới: Chung tay xây dựng đô thị văn minh
20:25Phim truyện: Khi em đẹp nhất T32
21:15Chương trình tiếng Mường
21:30Phim truyện: Bộ ba huyền thoại T3
22:15Phóng sự: Lan tỏa Phong trào hiến đất xây dựng công trình công cộng
22:25Thời sự Hòa Bình tối 2.12
22:55Bản tin thế thao 2.12
23:00Phóng sự: Nhân rộng các điển hình thi đua yêu nước
23:10Phim truyện: Tết này có ba phần I T6
23:55GTCT đêm 2.12

CHƯƠNG TRÌNH PHÁT THANH 02/12/2024

05:00Giới thiệu chương trình
05:05Chương trình Tiếng mường
05:30Chương trình thời sự sáng
06:00Giới thiệu nối sóng (VOV)
09:00Chương trình Dân ca
09:30Chương trình phát thanh Đời sống xã hội
10:10Chương trình tiếng Thái
10:30Chương trình tiếng Mường
11:00Chương trình Phát thanh Dòng chảy cuộc sống
11:30Chương trình Thời sự
12:00Giới thiệu nối sóng (VOV)
15:00Chương trình Dân ca
15:30Chương trình phát thanh Đời sống xã Hội
16:10CM Đại đoàn kết toàn dân
16:20CM Văn hóa bốn phương
16:30Chuyên mục Xây dựng Đảng
16:40Chương trình Tiếng Thái
17:00Chương trình thời sự chiều
17:30Chương trình Phát thanh Dòng chảy cuộc sống
18:00Chương trình Tiếng Mường
18:30Chương trình Thời sự chiều
19:00Đọc truyện giúp bạn ( Kẻ trộm sách)
19:30Giới thiệu nối sóng (VOV)
21:30CM Xây dựng Đảng
21:40CM Đại đoàn kết toàn dân
21:50CM Văn hóa 4 phương
22:00Chào cuối ngày
HÒA BÌNH
Weather Hoa binh
overcast clouds
19°C
1.03m/s 85%
03/12
Weather Hoa binh
25°C
19°C
04/12
Weather Hoa binh
23°C
21°C
05/12
Weather Hoa binh
20°C
19°C