Bố mẹ nên làm gì khi bắt gặp con xem “web đen”?

08:29 09/06

 Không ít phụ huynh hoang mang khi phát hiện con đang truy cập vào những website độc hại với nội dung không phù hợp như kích động bạo lực, xâm hại tình dục… Làm gì để bảo vệ con trên môi trường mạng là vấn đề đau đầu của không ít bậc cha mẹ.

Trước tác động của dịch Covid-19, trẻ em đang phải trải qua mùa hè đặc biệt, không vui chơi ngoài chơi, không tụ tập bạn bè, không du lịch, mà chỉ có thể ở trong nhà. Khi ở nhà nhiều và thiếu sự tương tác trực tiếp, trẻ em có xu hướng sử dụng internet nhiều hơn so với thời gian trong năm học.

Nguy cơ lừa đảo, xâm hại thật trên môi trường ảo

Theo thống kê của Cục Trẻ em (Bộ LĐ-TB-XH), gần đây cơ quan này đã nhận được khá nhiều các thắc mắc, đặc biệt, trong riêng tháng 5 có tới 40 cuộc gọi liên quan tới vẫn đề xâm hại trẻ em trên môi trường mạng, đồng thời cũng đã có hơn 30 cuộc gọi để phản ánh về những kênh, các clip có nội dung không phù hợp với trẻ em trên mạng. Những thông tin này đã nhanh chóng được Tổng đài 111 chuyển đến các cơ quan chức năng để ngay lập tức xử lý.

Ảnh minh họa. 
Ảnh minh họa

Theo bà Nguyễn Phương Linh, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý Phát triển bền vững (MSD), Chuyên gia giáo dục kỹ năng số cho rằng, bên cạnh những lợi ích mang lại, việc trẻ vào mạng quá nhiều cũng tiềm ẩn những nguy hại hữu hình như lộ mất thông tin cá nhân, lừa đảo trên môi trường mạng, nghiện game online, bắt nạt trên mạng xã hội. Nguy hiểm hơn nữa, trẻ có thể phải đối mặt với nguy cơ bị xâm hại tình dục trên mạng, bị lôi kéo tham gia những thử thách nguy hại đến tính mạng như trốn trong máy giặt, treo cổ… khuyến khích tự sát…

“Có rất nhiều rủi ro trên môi trường mạng mà chúng ta không thể lường trước hay thống kê cụ thể. Việc cần làm của người lớn là tìm ra căn nguyên để phòng ngừa và bảo  vệ trẻ. Ngày nay, trẻ em sinh ra trong thời đại công nghệ số, các em rất giỏi các kỹ năng số, nhưng lại chưa đủ kinh nghiệm, tư duy phản biện để phân biệt những đúng sai trên mạng, cộng thêm sự tò mò của lứa tuổi, nên trẻ càng dễ bị tổn thương trên mạng và là đối tượng nhắm đến của những kẻ xấu”, bà Linh cho biết.

Bà Nguyễn Phương Linh, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý Phát triển bền vững (MSD)
chia sẻ về những rủi ro trên môi trường mạng với trẻ em. 

Ông Hoàng Minh Tiến, Phó Cục trưởng Cục An toàn thông tin, Bộ Thông tin và Truyền thông cho biết: “Chúng tôi ước tính đến 99% các nội dung đều được kiểm duyệt trước khi đưa lên các kênh mạng. Tuy nhiên, việc kiểm duyệt nội dung còn là sự phối hợp giữa nền tảng và các cơ quan chức năng. Ngoài ra, chúng ta cũng có trách nhiệm nâng cao nhận thức và đạo đức cho người sử dụng và trẻ em trên môi trường mạng. Người sản xuất nội dung phải chú ý nội dung phải phù hợp với tâm sinh lý của trẻ, phù hợp thuần phong mỹ tục của Việt Nam. Điều trên hết tôi cũng nhấn mạnh, đó là vai trò của gia đình làm lá chắn cho trẻ.”

Đồng hành cùng con để “online chuẩn”

Chuyên gia Nguyễn Phương Linh, Viện trưởng MSD cho rằng, việc đồng hành với trẻ là vô cùng quan trọng và không thể hời hợt, mỗi độ tuổi, bố mẹ cần tìm hiểu cách đồng hành với con. Cấm đoán không bao giờ là giải pháp để bảo vệ con vì trẻ em sinh ra trong thời đại công nghệ số.

“Cấm đoán thường có tác dụng ngược khiến trẻ có thể tò mò mà lén lút, tự tìm hiểu càng dễ gặp rủi ro, và nếu gặp rủi ro lại không dám nói với bố mẹ vì sợ bị mắng, mắc lỗi. Do đó, điều tiên quyết là cha mẹ nên tôn trọng con, cùng con tìm hiểu các lợi ích và rủi ro trên môi trường mạng, cùng con phân tích lợi hại, cách xử lý tình huống để tăng tư duy phản biện của con”, bà Linh nói.

Tư vấn cho phụ huynh khi bắt gặp con xem chương trình không phù hợp, bà Linh khuyên phụ huynh không nên ngay lập tức nóng giận, phản ứng thái quá, mắng mỏ trẻ hoặc tịch thu thiết bị công nghệ, điều cần thiết là bình tĩnh nói chuyện, hỏi con xem lý do con xem các chương trình không phù hợp, vào nhóm chat kín, cũng như cảm xúc của con khi thực hiện điều này... Phụ huynh hãy cùng con phân tích và hướng dẫn để tự con đưa ra các giải pháp phù hợp, chính con là người giải quyết vấn đề mới có tác dụng lâu dài. Đương nhiên, nếu vấn đề đã nghiêm trọng cần các cơ quan chức năng vào cuộc thì phải báo ngay với các cơ quan chức năng.

Giải đáp các thắc mắc của phụ huynh về việc không biết học kỹ năng cho cha mẹ thời đại số ở đâu, bà Nguyễn Thị Nga, Phó Cục trưởng Cục Trẻ em (Bộ LĐ-TB-XH) cho biết: “Trong thời gian đại dịch khó có các lớp học trực tiếp, nhưng cha mẹ thời đại số cũng cần tự trang bị những kiến thức cho mình. Cục Trẻ em và các tổ chức xã hội cũng đã nỗ lực để biên soạn rất nhiều các tài liệu mẫu, cẩm nang, clip hướng dẫn cha mẹ có thể tìm hiểu và đọc từ các nguồn chính thống, đặc biệt trên Website và Facebook Page của Tổng đài quốc gia bảo vệ trẻ em 111, Truyền hình vì trẻ em hay các page của MSD, Lan toả yêu thương...

Nếu có bất kỳ khúc mắc gì, cha mẹ có thể gọi điện đến Tổng đài quốc gia 111 miễn phí 24/7, ngoài ra có ứng dụng 111 cũng có thể tải về, tin nhắn trên Facebook Page của Tổng đài quốc gai 111 hay Zalo 111. Rất nhiều kênh để cha mẹ có thể tìm hiểu, học hỏi, nhờ tư vấn và báo cáo để hỗ trợ bảo vệ con em mình”.

Theo các chuyên gia, có rất nhiều các công cụ và phương pháp cha mẹ có thể cùng đồng hành với con trong kỳ nghỉ hè hữu ích như nói chuyện hỏi han con hàng ngày, cho con thực hiện thử thách tự sử dụng công nghệ tìm hiểu và lợi ích và rủi ro trên môi trường mạng, đặt ra các tình huống chơi trò sắm vai hoặc xử lý tình huống có thể gặp phải trên môi trường mạng, lập 1 hợp đồng an toàn mạng cho cả gia đình... Trẻ em và gia đình cần học hỏi các kiến thức và kỹ năng số thiết yếu. Những quy định về hành vi, chuẩn mực trong cuộc sống thật cũng nên được áp dụng cho môi trường ảo để các em có thể trở thành những công dân số chuẩn, có trách nhiệm./.

Nguyễn Trang/VOV.VN
( Nguồn VOV.VN)

Bình luận

Tối thiểu 10 chữ Tiếng việt có dấu Không chứa liên kết

Gửi bình luận
Đang phát:
Thời sự sáng 17.1
Thời sự tối 16/1/2025

CHƯƠNG TRÌNH TRUYỀN HÌNH 17/01/2025

05:30 Giới thiệu chương trình trong ngày
05:35Tình khúc Belero
06:05Chương trình tiếng Mường
06:20Phóng sự: Đẩy nhanh tiến độ các dự án đường giao thông dịp cuối năm
06:30Thời sự sáng 17.1
06:55Phóng sự: Tăng cường công tác phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại
07:10Phóng sự: Cao Phong chuẩn bị Đại hội Đảng các cấp
07:20Chương trình thiếu nhi
07:30Trang địa phương huyện Mai Châu
07:45Trang địa phương huyện Lạc Thủy
08:00Phim truyện: Má tôi là đại gia T17
08:45Giới thiệu văn bản pháp luật
08:50Phóng sự: Gia tăng giá trị kinh tế từ sản phẩm OCOP
09:05Tọa đàm: Nhìn lại thành quả PTKT năm 2024 và nhiệm vụ năm 2025 của các địa phương
09:25Bạn của nhà nông
09:50Phóng sự: Mai Châu phòng, chổng rét cho học sinh tại các trường học
10:00Phim truyện: Bác Ba Phi T9
10:45Chương trình tiếng Thái
11:00Phim Sitcom Trận chiến của những bác sĩ thực tập T616
11:15Tạp chí Thông tin kinh tế
11:30Phón sự: Kết quả số hóa sổ sức khỏe điện tử
11:45Thời sự trưa 17.1
12:00Phim truyện: Người tuyệt vời nhất T12
12:45Nhịp cầu âm nhạc
13:15Thế giới quanh ta
13:40Chuyên mục cải cách hành chính
13:50Phim Sitcom Trận chiến của những bác sĩ thực tập T615
14:05Thế giới động vật
14:35 Chương trình tiếng Thái
14:50CM KTTT: Các HTX chuẩn bị nguồn hàng hóa phục vụ tết Nguyên đán
15:00 Phim truyện: Ánh đèn nơi thành thị T2
15:45Thời sự trưa 17.1
16:00Bản tin thế thao
16:05Nhìn ra tỉnh bạn
16:35Phim tài liệu: Nguyễn Tất Thành – Những dấu ấn lịch sử
17:00Tạp chí Văn Hóa Xã hội
17:20Chuyên mục HTTH: Cần sớm đền bù GPMB cao tốc Hòa Bình – Mộc Châu
17:30 Phim truyện: Tư mỹ nhân T69
18:15Ch¬ương trình thiếu nhi
18:30Trang địa phương thành phố Hòa Bình
18:45Trang địa phương huyện Lương Sơn
19:00Tiếp sóng Thời sự Đài THVN
19:45Thời sự Hòa Bình tối 17.1
20:15Chuyên mục An ninh Hòa Bình
20:25Phim truyện: Tình yêu vượt đại dương T39
21:15Chương trình tiếng Mường
21:30Phim truyện: Bộ ba huyền thoại T42 ( Hết)
22:10Phóng sự: Tăng cường kiểm tra vệ sinh ATTP các mặt hàng trong dịp tết
22:20Phóng sự: Công tác phòng, chống dịch bệnh ở đàn gia súc, gia cầm trong dịp cuối năm
22:30Thời sự Hòa Bình cuối ngày 17.1
22:55Bản tin thể thao
23:00CM CCB: Chăm lo hội viên CCB có hoàn cảnh khó khăn
23:10Phim truyện: Má tôi là đại gia T25
23:55GTCT đêm 17.1

CHƯƠNG TRÌNH PHÁT THANH 17/01/2025

05:00Giới thiệu chương trình
05:05Chương trình Tiếng mường
05:30Chương trình thời sự sáng
06:00Giới thiệu nối sóng (VOV)
09:00Nhịp sống đất Mường
09:30Chương trình phát thanh Đời sống xã hội
10:10CM Người cao tuổi
10:20CM Văn hoá HB
10:30Chương trình tiếng Mường
11:00Chương trình Phát thanh Dòng chảy cuộc sống
11:30Chương trình Thời sự
12:00Giới thiệu nối sóng (VOV)
15:00Nhịp sống đất Mường
15:30Chương trình phát thanh Đời sống xã Hội
16:10CM Cựu chiến binh
16:20Những bông hoa giữa đời thường
16:30CM Văn hóa Hòa Bình
16:40Chương trình Tiếng Thái
17:00Chương trình Thời sự chiều
17:30Chương trình Phát thanh Dòng chảy cuộc sống
18:00Chương trình Tiếng Mường
18:30Chương trình Thời sự chiều
19:00Đọc truyện giúp bạn : Hồng lâu mộng
19:30Giới thiệu nối sóng (VOV)
21:30Văn hóa Hòa Bình
21:40CM Cựu chiến binh
21:50Những bông hoa giữa đời thường
22:00Chào cuối ngày
HÒA BÌNH
Weather Hoa binh
clear sky
11°C
1.37m/s 76%
18/01
Weather Hoa binh
19°C
12°C
19/01
Weather Hoa binh
20°C
16°C
20/01
Weather Hoa binh
22°C
17°C