Siết chặt trong cấp phép, khai thác nước ngầm và nước mặt
Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 41/2021/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 82/2017/NĐ-CP để siết chặt hơn nữa trong cấp phép, khai thác tài nguyên nước.
Mỗi ngày có khoảng 10,5 triệu m3 nước ngầm bị khai thác trên cả nước
Ngày 30/3, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 41/2021/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 82/2017/NĐ-CP ngày 17/7/2017 của Chính phủ quy định về phương pháp tính, mức thu tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước.
Cụ thể, Nghị định số 41/2021/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Điều 3 của Nghị định số 82/2017/NĐ-CP về trường hợp phải nộp tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước.
Theo đó, tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép khai thác, sử dụng nước mặt, nước dưới đất (chủ giấy phép) thuộc một trong các trường hợp sau đây phải nộp tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước:
Đối với khai thác nước dưới đất: Khai thác nước dưới đất để phục vụ hoạt động kinh doanh, dịch vụ, sản xuất phi nông nghiệp, bao gồm cả nước làm mát máy, thiết bị, tạo hơi, gia nhiệt; khai thác nước dưới đất (trừ nước lợ, nước mặn) để nuôi trồng thủy sản, chăn nuôi gia súc, tưới cà phê, cao su, điều, chè, hồ tiêu và cây công nghiệp dài ngày khác với quy mô từ 20 m3/ngày đêm trở lên.
Do đó Chính phủ mới đây đã ban hành Nghị định số 41/2021/NĐ-CP (ngày 30/3/2021) sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 82/2017/NĐ-CP về trường hợp phải nộp tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước.
Triển khai Nghị định 82 trước đây, nay là Nghị định 41, từ năm 2017 đến nay, riêng tiền thu từ cấp quyền khai thác tài nguyên nước do Trung ương phê duyệt khoảng 10,4 nghìn tỷ đồng, góp phần tạo nguồn thu cho ngân sách ở trung ương và địa phương.
Nước dưới đất (nước ngầm) ở nước ta có 2 dạng là tồn tại trong các tầng chứa nước bở rời (cát sạn sỏi) và nước ngầm trong đá cứng nứt lẻ, đá ba zan.
Nước ngầm được hình thành từ nước mặt (sông, hồ), từ nước mưa thấm trực tiếp xuống tầng chứa nước, hoặc từ nơi khác, tầng chứa nước khác đến. Đặc biệt là, về mùa khô không của mưa thì nước ngầm lại cung cấp cho các sông suối hồ ao. “Chính vì lẽ đó mà nguồn nước nước mặt có ảnh hưởng rất lớn đến nước ngầm”, ông Khuyến nhấn mạnh.
Theo ông Khuyến, hiện tại, hệ thống công trình khai thác nước ngầm đang được khai thác để cấp nước sinh hoạt, sản xuất, kinh doanh dịch vụ ở các đô thị, cấp nước sinh hoạt ở nông thôn, cấp nước cho sản xuất công nghiệp, trong đó có nhiều đô thị lớn chủ yếu khai thác nguồn nước dưới đất như Hà Nội, TP HCM, Cần Thơ, Mỹ Tho - Tiền Giang, Vũng Tàu, Buôn Mê Thuột… Ngoài ra còn khai thác phục vụ cho một số mục đích khác (tưới cà phê, cây công nghiệp ở Tây Nguyên; nuôi trồng thủy sản, nuôi tôm trên cát ở ven biển miền Trung, bán đảo Cà Mau…).
Thống kê sơ bộ, tổng lượng khai thác nước dưới đất trên toàn quốc ước tính khoảng 10,5 triệu m3/ngày đêm, trong đó một số đô thị khai thác nước dưới đất lớn như TP Hà Nội khoảng 1,8 triệu m3/ngày đêm; TP HCM khoảng 850.000 m3/ngày đêm…
Phải có giấy phép hành nghề mới có thể khai thác nước ngầm
Về mặt pháp luật quy định các tổ chức, cá nhân (tư nhân) hành nghề khoan, khai thác nước ngầm phải đảm bảo các quy định về điều kiện năng lực và được Chính phủ quy định cụ thể tại Nghị định số 60/2017/NĐ-CP, quy định một số điều kiện đầu tư kinh doanh trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường; Nghị định số 136/2018/NĐ-CP sửa đổi bổ sung Nghị định số 60/2017/NĐ-CP và Thông tư số 40/2014/TT-BTNMT quy định việc hành nghề khoan nước dưới đất, trong đó quy định các điều kiện để được cấp giấy phép hành nghề khoan nước dưới đất theo từng quy mô lớn, vừa, nhỏ (Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp giấy phép quy mô lớn, UBND cấp tỉnh cấp giấy phép quy mô nhỏ, vừa).
“Các tổ chức, cá nhân hành nghề khoan nước dưới đất phải có giấy phép hành nghề khoan nước dưới đất do cơ quan có thẩm quyền cấp và phải thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ theo quy định của giấy phép và quy định của pháp luật về tài nguyên nước, trong đó có việc phải tuân thủ các quy trình kỹ thuật khoan và các quy định về bảo vệ nước dưới đất”, ông Khuyến cho hay.
Theo quy định của Thông tư số 40/2014/TT-BTNMT thì Cục Quản lý tài nguyên nước là đơn vị tiếp nhận, thẩm định hồ sơ, trình Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp phép hành nghề khoan nước dưới đất quy mô lớn; Sở Tài nguyên và Môi trường tiếp nhận, thẩm định hồ sơ, trình UBND tỉnh cấp phép hành nghề khoan nước dưới đất quy mô vừa, quy mô nhỏ.
“Từ năm 2016 đến nay, chúng tôi đã tiến thanh tra, kiểm tra 190 cơ sở khai thác nước (8 cuộc thanh tra, 16 cuộc kiểm tra), xử lý vi phạm quy định giấy phép, quy định về khai thác 41 cơ sở xử phạt 5,9 tỷ đồng, góp phần nâng cao nhận thức về khai thác sử dụng nước tiết kiệm và bảo vệ tài nguyên nước”, ông Khuyến thông tin.
Cùng với đó, để triển khai thực hiện Nghị định trên, Bộ TN&MT đề nghị UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (UBND tỉnh) chỉ đạo Sở TN&MT chủ trì, phối hợp với các sở, ban ngành có liên quan tập trung thực hiện ngay một số nhiệm vụ trọng tâm sau đây:
Một là, chỉ đạo Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các Sở, ban, ngành nghiên cứu, quán triệt và tuyên truyền, phổ biến rộng rãi trên các phương tiện truyền thông hoặc các hình thức phù hợp khác, trong đó tập trung phổ biến đến các tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh để bảo đảm thực hiện nghiêm các quy định của Nghị định.
Hai là, tiếp tục rà soát, đôn đốc các tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng tài nguyên nước thuộc trường hợp phải có giấy phép hoặc phải nộp tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước nhưng chưa nộp tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước khẩn trương nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép, nộp hồ sơ tính tiền cấp quyền tới cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo đúng quy định của pháp luật tránh thất thu Ngân sách Nhà nước.
Ba là, trường hợp tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ tính tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước sau ngày 15/5/2021, thời gian tính tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước như sau: đối với công trình đã vận hành trước ngày 1/9/2017 được tính từ ngày 1/9/2017 đến thời điểm giấy phép hết hiệu lực; đối với công trình vận hành sau ngày 1/9/2017 được tính từ thời điểm vận hành đến thời điểm giấy phép hết hiệu lực.
Bốn là, đối với công trình cấp nước sinh hoạt cho nhân dân, cơ sở y tế, giáo dục, an ninh, quốc phòng và các mục đích công cộng không phục vụ hoạt động kinh doanh, dịch vụ, sản xuất phi nông nghiệp thì được tính là cấp nước sinh hoạt và không phải nộp tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước cho phần sản lượng này.
Năm là, việc bố trí Ngân sách Nhà nước hằng năm của địa phương đề nghị xem xét ưu tiên sử dụng để bảo đảm cho hoạt động bảo vệ tài nguyên nước, cắm mốc giới hành lang bảo vệ nguồn nước, giám sát hoạt động khai thác nước và các hoạt động phòng ngừa, ứng phó khắc phục sự cố ô nhiễm nguồn nước dựa trên tổng số tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước đã thu./.
Tối thiểu 10 chữ Tiếng việt có dấu Không chứa liên kết
Gửi bình luận