Người tự kỷ có được xem là người khuyết tật?

15:15 06/08

Một số đại biểu băn khoăn “Có xem người tự kỷ là người khuyết tật? Hướng tiếp cận về mặt chính sách trợ giúp xã hội với đối tượng này ra sao?”

Có nên xem người tự kỷ là người khuyết tật?

Sáng nay (6/8), báo cáo tại Phiên giải trình về việc thực hiện chính sách, pháp luật về trợ giúp xã hội đối với người cao tuổi và người khuyết tật, đại biểu Đặng Thuần Phong, Phó Chủ nhiệm Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội đặt câu hỏi: “Có xem người tự kỷ là người khuyết tật không? Hướng tiếp cận về mặt chính sách trợ giúp  xã hội với đối tượng này ra sao?”

Về vấn đề này, Bộ trưởng Bộ LĐ-TBXH Đào Ngọc Dung cho biết, gần đây ở các địa phương có 2 đối tượng gia tăng nhanh là Người bị tự kỷ và người bị tâm thần.

Bộ trưởng Dung khẳng định, người tự kỷ được xem là người khuyết tật. Bộ LĐ-TBXH đã đưa vào Thông tư 01/2019. Tuy nhiên, quá trình triển khai còn mới quá nên có thể việc triển khai xuống một số cơ sở còn chưa tốt. Vì vậy, thời gian tới Bộ sẽ chú trọng quan tâm đến vấn đề này.

Cũng trong sáng nay, Bộ trưởng Bộ LĐ-TBXH Đào Ngọc Dung thừa nhận thực tế triển khai các hoạt động của một số bộ, ngành, địa phương với công tác người cao tuổi còn chậm, chưa chủ động lồng ghép các hoạt động của ngành với công tác người cao tuổi.

nguoi tu ky co duoc xem la nguoi khuyet tat? hinh 1
Phiên giải trình về việc thực hiện chính sách, pháp luật về trợ giúp xã hội đối với người cao tuổi và người khuyết tật

Một số nơi, cấp ủy, chính quyền địa phương, cơ sở chưa nhận thức đầy đủ trách nhiệm trong thực hiện chính sách, pháp luật đối với người cao tuổi, thiếu quan tâm chỉ đạo, chưa xây dựng kế hoạch hoạt động cụ thể còn coi công tác người cao tuổi chỉ là hoạt động phong trào, nhân đạo, từ thiện; công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật chưa được thường xuyên, liên tục, nhất là ở một số địa phương miền núi, điều kiện kinh tế - xã hội còn khó khăn.

Đời sống của người cao tuổi và người khuyết tật còn khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo cao so với tỷ lệ hộ nghèo chung của cả nước trong khi mức trợ cấp xã hội còn thấp, chỉ bằng khoảng 30% so với chuẩn nghèo thành thị và 40% so với chuẩn nghèo nông thôn. Bên cạnh đó, công tác chăm sóc sức khỏe, khám chữa bệnh ban đầu cho người cao tuổi, người khuyết tật còn thiếu thốn, chưa được quan tâm đúng mức. Rào cản về tiếp cận giao thông, đi lại cho người khuyết tật là một trong những vấn đề khó khắc phục, nhất là khu vực đô thị, khó bảo đảm lộ trình bảo đảm tiếp cận giao thông và công trình công cộng theo quy định của Luật Người khuyết tật.

Khi nào giảm độ tuổi người cao tuổi từ 80 xuống 75?

 

Tại phiên giải trình, nhiều đại biểu băn khoăn về mức trợ cấp chuẩn trợ cấp xã hội cho người cao tuổi. Một số đại biểu nêu ý kiến, cần phải nâng mức trợ cấp xã hội đối với người cao tuổi và người khuyết tật; xem xét giảm độ tuổi người cao tuổi từ 80 hiện nay xuống 75. Theo đại biểu Nguyễn Ngọc Phương, vừa qua, Chính phủ và Bộ LĐ-TBXH có nhiều chính sách việc làm cụ thể cho những đối tượng chính sách an sinh xã hội. Tuy nhiên, mức trợ cấp với người cao tuổi, người khuyết tật thấp hơn mức sống tối thiểu đặc biệt là vùng dân tộc, vùng núi, vùng đặc biệt khó khăn. Vậy, nguyên nhân nhân cơ bản, giải pháp khắc phục thời gian tới?

Giải trình về việc thực hiện chính sách, pháp luật về trợ giúp xã hội đối với người cao tuổi, người khuyết tật, Bộ trưởng Bộ LĐ-TBXH Đào Ngọc Dung nhất trí với quan điểm của các đại biểu về việc nâng mức trợ cấp xã hội đối với người cao tuổi và người khuyết tật, cố gắng sớm nhất cuối năm nay sẽ báo cáo Chính phủ xem xét vấn đề này. Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cũng nhất trí việc cần xem xét giảm độ tuổi người cao tuổi từ 80 hiện nay xuống 75.

nguoi tu ky co duoc xem la nguoi khuyet tat? hinh 2
Bộ trưởng Bộ LĐ-TBXH Đào Ngọc Dung.

Theo Bộ trưởng, cần sớm nghiên cứu, ban hành Chương trình hành động quốc gia về người cao tuổi và Đề án người khuyết tật giai đoạn 2021-2030 bao gồm các giải pháp để ứng phó với vấn đề già hóa dân số, phát huy vai trò của người cao tuổi theo hướng tạo điều kiện để người cao tuổi còn khả năng lao động được tham gia làm việc.

 “Đến thời gian nhất định, cũng cần nghiên cứu về vấn đề này. Điều này không chỉ khuyến khích những đối tượng khó khăn mà đôi khi còn là những chính sách động viên những người sống thọ. Thời gian tới, Bộ tiếp tục nghiên cứu, tính toán phương án hợp lý nhất”- Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cho biết.

Liên quan đến chính sách cho người cao tuổi, khuyến khích người cao tuổi làm việc, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cho biết, vừa qua, tại cuộc họp của Ủy ban Quốc gia Người cao tuổi, Bộ LĐ-TBXH đã báo cáo Thủ tướng Chính phủ cần nghiên cứu chính sách, để hỗ trợ người cao tuổi, kể cả những người sau hưu tham gia làm việc (bởi 40% người sau hưu tham gia lao động, trong đó 80 tuổi có 10%). Tuy nhiên, Bộ trưởng cho rằng, thời gian qua cũng đã có 1 số chính sách khuyến khích người cao tuổi tham gia làm việc nhưng còn nhỏ lẻ, chỉ tập trung 1 số đối tượng.

“Hiện có 44% người cao tuổi tiếp tục tham gia lao động, sau khi nghỉ hưu. Một số quốc gia già hóa dân số họ đưa chính sách khởi nghiệp cho người già. Nhật Bản dành một số công việc ưu tiên cho người già, đây cũng là nhu cầu chính đáng của người cao tuổi. Bộ kiến nghị Uỷ ban các vấn đề xã hội của Quốc hội cần tăng cường kiểm tra, giám sát với các bộ ngành địa phương, nhất là địa phương chưa thực hiện tốt chính sách cho người người cao tuổi, người khuyết tật; tăng cường chỉ đạo giảm sát lồng ghép chương trình mục tiêu quốc gia”- Bộ trưởng Đào Ngọc Dung nêu rõ./.

Bộ LĐ-TBXH cho biết, đến 31/12/2018, cả nước có hơn 11,3 triệu người cao tuổi (chiếm 11,95% dân số), trong đó có gần 2 triệu người từ 80 tuổi trở lên (chiếm 17,5% tổng số người cao tuổi), khoảng 5,7 triệu người cao tuổi nữ (chiếm khoảng 50,7%), khoảng 7,2 triệu người cao tuổi đang sống ở khu vực nông thôn (chiếm 65%). Cả nước có khoảng 6,2 triệu người khuyết tật từ 2 tuổi trở lên (chiếm 6,5% dân số), trong đó có 1,03 triệu người khiếm thị; 930.000 người khiếm thính; 1,1 triệu người khuyết tật nặng và đặc biệt nặng; 5,1 triệu người khuyết tật nhẹ.

Những năm qua, Bộ LĐ-TBXH đã phối hợp với các Bộ, ngành liên quan trình Chính phủ ban hành Nghị định số 136/2013/NĐ-CP quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội. Theo đó, cả nước đã cấp giấy xác nhận khuyết tật cho trên 1,5 triệu người, làm căn cứ giải quyết trợ cấp xã hội hàng tháng cho khoảng 1,7 triệu người cao tuổi, 1,1 triệu người khuyết tật. Hiện có khoảng 20.000 người cao tuổi, người khuyết tật hiện đang được nuôi dưỡng, chăm sóc tại các cơ sở trợ giúp xã hội với mức chuẩn trợ cấp xã hội tối thiểu là 270.000 đồng/người/tháng. Các đối tượng thuộc diện được trợ giúp xã hội đều được cấp thẻ bảo hiểm y tế, khi qua đời được hỗ trợ chi phí mai táng bằng 20 lần mức chuẩn trợ cấp xã hội.

Cả nước đã hỗ trợ đào tạo nghề cho 18.000 người khuyết tật/năm. Các tổ chức Hội của người khuyết tật tiếp tục tổ chức có hiệu quả hoạt động dạy nghề và cho vay vốn giải quyết việc làm, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho người khuyết tật.

 

Minh Khánh/VOV.VN

Bình luận

Tối thiểu 10 chữ Tiếng việt có dấu Không chứa liên kết

Gửi bình luận
Đang phát:
Phim truyện: 40 Ngày yêu T19
Thời sự tối 7/5/2024

CHƯƠNG TRÌNH TRUYỀN HÌNH 07/05/2024

05:30 Giới thiệu chương trình trong ngày
05:35Giai điệu trẻ
06:05Chương trình tiếng Mường
06:20Phóng sự: Tháng 4 lịch sử trong ký ức củ những CCB tỉnh Hòa Bình
06:30Thời sự sáng
07:00Chuyên mục Xây dựng Đảng: Nhân rộng các điển hình tiên tiến làm theo lời Bác
07:10Phóng sự: Giáo dục truyền thống về chiến dịch Điện Biên
07:15Chương trình thiếu nhi
07:30Trang địa phương TPHB
07:45Truyền hình trực tiếp: Lễ kỷ niệm, diễu binh, diễu hành 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ 7/5/1954 – 7/5/2024
10:00Phim truyện: An gia Thiên hạ T13
10:45Chương trình tiếng Thái
11:00Phim Sitcom Trận chiến của những bác sĩ thực tập T728
11:20Tọa đàm: Hồi ức chiến dịch Điện Biên Phủ
11:45Thời sự trưa
12:00Phim truyện:Cửa tử hắc ám T75
12:45Chương trình VHNT
13:15Hành trình khám phá
13:40Chuyên mục NTM: Huy động sức dân trong xây dựng NTM
13:50Phim Sitcom Trận chiến của những bác sĩ thực tập T727
14:05Nhìn ra tỉnh bạn
14:35 Chương trình tiếng Thái
14:50 Phóng sự: Hào hùng trận đánh kết thúc chiến dịch Điện Biên Phủ
15:00Phim truyện: Bong bóng hôn nhân T13
15:45Thời sự trưa
16:00Bản tin thế thao
16:05Phim tài liệu: Chiến thắng Điện Biên Phủ
17:20Phóng sự: Sản phẩm hàng hóa của Hòa Bình vươn xa với thương hiệu Việt
17:30Phim truyện: Cửa tử hắc ám T54
18:15Chương trình thiếu nhi
18:30Trang địa phương huyện Cao Phong
18:45Trang địa phương huyện Lạc Sơn
19:00Tiếp sóng Thời sự Đài THVN
19:45Thời sự Hòa Bình tối
20:15Phóng sự: Hào hùng trận đánh kết thúc chiến dịch Điện Biên Phủ
20:25Phim truyện: 40 Ngày yêu T19
21:15Chương trình tiếng Mường
21:30Phim truyện: Kế hoạch báo thù T13
22:10Phóng sự: Giá mía tím giảm – người dân lo lắng đầu ra
22:20Thời sự Hòa Bình
22:45Bản tin thể thao
22:50Chương trình tiếng Thái
23:05Phim truyện: Chị em nhà Đông Các T13
23:55 GTCT đêm

CHƯƠNG TRÌNH PHÁT THANH 07/05/2024

05:00Nhạc hiệu +Giới thiệu chương trình
05:01Chương trình Tiếng mường
05: 30Chương trình thời sự sáng
06: 00Giới thiệu nối sóng (VOV)
09:00 Giai điệu quê hương
09:30Chương trình phát thanh Đời sống xã hội
10:10Quà tặng cuộc sống
10: 30Chương trình tiếng Mường
11:00Chương trình Phát thanh Dòng chảy cuộc sống
11:30Chương trình Thời sự
12:00Giới thiệu nối sóng (VOV)
15:00Giới thiệu nối sóng PT HÒA BÌNH
15:30Chương trình phát thanh Đời sống xã Hội
16:10Quà tặng cuộc sống
16:30CM Văn hóa Hòa Bình
16: 40Chương trình Tiếng Thái
17: 00Chương trình thời sự chiều
17:30Chương trình Phát thanh Dòng chảy cuộc sống
18:00Chương trình Tiếng Mường
18:30Chương trình Thời sự tối
19: 00CM bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng
19: 15CT PT khoa giáo
19:30Giới thiệu nối VOV
21:30CM Văn hóa Hòa Bình
21:40Quà tặng cuộc sống
HÒA BÌNH
Weather Hoa binh
overcast clouds
27°C
1.24m/s 89%
08/05
Weather Hoa binh
30°C
25°C
09/05
Weather Hoa binh
30°C
24°C
10/05
Weather Hoa binh
32°C
24°C