Thông tư 06 của Bộ GD-ĐT: Hiểu thế nào là làm “ảnh hưởng xấu” ?

10:16 07/05

 Mặc dù đến ngày 28/5 mới có hiệu lực nhưng Thông tư 06 do Bộ Giáo dục – Đào tạo vừa ban hành đã vấp phải nhiều ý kiến phản đối từ dư luận

Nhiều người cho rằng việc Bộ Giáo dục – Đào tạo quy định giáo viên, học sinh không sử dụng mạng xã hội để phát tán, tuyên truyền, bình luận những thông tin hoặc hình ảnh làm "ảnh hưởng xấu" đến môi trường giáo dục đang xâm phạm quyền tự do ngôn luận của mỗi cá nhân.

Cũng có người đặt dấu hỏi quy định này phải chăng theo kiểu “quản không được thì cấm”, thể hiện sự bất lực của ngành giáo dục trong giai đoạn có quá nhiều sự cố đáng tiếc như hiện nay.

thong tu 06 cua bo gd-dt: hieu the nao la lam "anh huong xau" ? hinh 1
Ảnh minh họa

Thông tư 06 “Quy định quy tắc ứng xử trong cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục thường xuyên” của Bộ Giáo dục – Đào tạo không có nội dung gì mới. Tuy nhiên, vấn đề gây tranh cãi nằm ở mục 7, điều 4.

Theo đó, Bộ yêu cầu cả giáo viên và học sinh không sử dụng mạng xã hội để phát tán, tuyên truyền, bình luận những thông tin hoặc hình ảnh trái thuần phong mỹ tục, trái đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước hoặc làm ảnh hưởng xấu đến môi trường giáo dục.

Ngay lập tức, quy định không cho phép học sinh, giáo viên sử dụng mạng xã hội làm ảnh hưởng xấu đến môi trường giáo dục đã tạo nên làn sóng bức xúc trong dư luận mấy ngày gần đây.

Nhiều học sinh phổ thông tại TPHCM cho rằng việc quy định như vậy sẽ khiến người học chịu thiệt nếu không may rơi vào tình trạng cần được cộng đồng hỗ trợ. Sau đây là một vài ý kiến do chúng tôi ghi nhận:

"-Nếu trong môi trường giáo dục có vấn đề gì đó ảnh hưởng xấu đến việc học tập của chúng em mà tụi em không được đăng tải thông tin hay bình luận trên mạng xã hội thì quá bất công.

- Vấn đề tiêu cực khi chia sẻ trên mạng xã hội là để mọi người biết về vấn đề đó, để thấy được kẽ hở trong ngành giáo dục, biết cái sai ở đâu để thay đổi, sửa lại cho hoàn thiện hơn.

- Việc chia sẻ thông tin như vậy có thể giúp được những nạn nhân bị bạo lực hoặc người có tâm tư tình cảm cần chia sẻ. Nếu không được chia sẻ đôi khi có thể khiến họ bị trầm cảm hoặc có những định hướng tiêu cực về xã hội.

  - Theo em mỗi người đều có quyền chia sẻ cũng như bình luận để cho mọi người cùng biết về các vấn đề đó chứ không nên cấm".

Ông Phạm Phương Bình, Phó Hiệu trưởng Trường Trung học phổ thông Nguyễn Hữu Huân ở quận Thủ Đức cho rằng chính việc mơ hồ trong câu chữ khiến nội dung liên quan đến việc sử dụng mạng xã hội trong Thông tư 06 của Bộ Giáo dục – Đào tạo bị “ném đá”.

Việc xuất hiện một quy định không thực sự phù hợp với hoàn cảnh hiện nay rất khó để thuyết phục người dạy, người học chấp nhận và tuân thủ. Theo ông Bình, nếu cứ quy định chung chung kiểu “làm ảnh hưởng xấu đến môi trường giáo dục” mà không có quy định hành vi cụ thể thì làm sao các trường biết để đưa ra mức xử phạt phù hợp.

“Việc định nghĩa chữ “xấu” chưa rõ ràng. Muốn làm rõ vấn đề, Thông tư phải quy định rõ thế nào là xấu, hành vi nào không được phép. Khi chưa định nghĩa được thế nào là xấu mà cấm thì tất nhiên sẽ gây ra những khó khăn trong việc quản lý công tác này trong môi trường giáo dục. Theo tôi, không nên dùng từ cấm mà dùng từ khuyến khích”, ông Bình nói.

Đồng quan điểm, Luật sư Nguyễn Văn Đức, Đoàn Luật sư TPHCM, Giám đốc Công ty Luật Kinh Luân cho rằng việc Bộ Giáo dục – Đào tạo ban hành thông tư có nội dung về sử dụng mạng xã hội như hiện nay là trùng lắp và không rõ ràng, dễ gây hiểu nhầm.

Đến thời điểm hiện tại, Chính phủ đã có nhiều văn bản quy định về việc phát ngôn, ứng xử trên mạng xã hội cùng các hình thức chế tài cụ thể. Và gần đây nhất thì Luật An ninh mạng cũng đã ra đời với những nội dung chi tiết. Việc ban hành một thông tư không cần thiết với các quy định chung chung khó tránh sự phản ứng trong dư luận.

Luật sư Nguyễn Văn Đức phân tích: “Bộ Giáo dục  - Đào tạo cần định nghĩa rõ như thế nào thì gây ảnh hưởng đến môi trường giáo dục chứ nếu chỉ ghi cụm từ chung chung như vậy thì dư luận sẽ đặt vấn đề về việc Bộ muốn hạn chế quyền tự do ngôn luận của người dân đã được hiến định. Những điều quy định trong Hiến pháp nếu bị hạn chế phải bằng luật chứ không thể hạn chế bằng thông tư. Trong trường hợp này theo tôi Bộ Giáo dục  - Đào tạo không cần thiết ban hành các nội dung liên quan đến ứng xử và phát ngôn trên mạng xã hội của giáo viên, học sinh.”

Trong khi đó, theo chuyên gia giáo dục toàn cầu Tô Thụy Diễm Quyên, việc Bộ Giáo dục – Đào tạo không cho giáo viên, học sinh chia sẻ những thông tin tiêu cực về ngành giáo dục là cách làm chưa hợp lý. Không ai mong muốn học sinh – những người đang thụ hưởng lợi ích từ nền giáo dục – đi nói xấu nhà trường, thầy cô nhưng việc lên án những hành động tiêu cực trong môi trường học đường là rất cần thiết.

Bà Quyên nói: “Mạng xã hội và những điều chia sẻ trên đó là quyền tự do cá nhân của mỗi người. Do đó chúng ta không thể cấm được. Thay vì cấm, chúng ta phải tìm giải pháp làm gia tăng yếu tố tích cực cho cộng đồng. Việc cấm cũng là cách chúng ta tuyên bố mình thất bại trong việc kiểm soát thông tin”.

Trong khi đông đảo người dân mong chờ những đổi mới mang tính sáng tạo, thiết thực để giúp sự nghiệp “trồng người” đi lên, hạn chế những tiêu cực không đáng có thì những quy định kiểu rập khuôn như thế này càng khiến Bộ Giáo dục – Đào tạo bị mất điểm, thậm chí mất uy tín nếu không biết lắng nghe góp ý từ dư luận./.

Mỹ Dung/VOV-TPHCM

Bình luận

Tối thiểu 10 chữ Tiếng việt có dấu Không chứa liên kết

Gửi bình luận
Đang phát:
Phim truyện: Yêu không lối thoát T14
Video Player
Thời sự tối 18/5/2025

CHƯƠNG TRÌNH TRUYỀN HÌNH 19/05/2025

05:30Giới thiệu chương trình trong ngày
05:35Chương trình Văn hóa nghệ thuật
06:05Chương trình tiếng Thái
06:20Phóng sự: Tỉnh Hòa Bình với công tác phòng chống thiên tai
06:30Thời sự sáng
07:00Phóng sự: Phát triển tín dụng chính sách xã hội trên địa bàn tỉnh Hòa Bình
07:20Chương trình Thiếu nhi
07:30Tạp chí Thông tin kinh tế
07:45Trang địa phương huyện Đà Bắc
08:00Phim truyện: Truy nã đặc biệt T10
08:45Giới thiệu Văn bản pháp luật
08:50Tọa đàm: An toàn thực phẩm – Nỗi lo không chỉ riêng ai
09:10Nhìn ra thế giới
10:00Phim truyện: Ngôi nhà bí mật T35
10:45Chương trình Tiếng Mường
11:00Chuyên mục cải cách hành chính: Chuyển đổi số ở Hòa Bình từ nhận thức tới hành động
11:15Tạp chí Dân tộc và phát triển
11:30Phóng sự: Cần tôn vinh những giá trị tốt đẹp của gia đình đối với phát triển xã hội
11:45Thời sự trưa
12:00Phim truyện: Yêu không lối thoát T14
12:45Ca nhạc quốc tế
13:15Thế giới động vật
13:40Chuyên mục pháp luật & Đời sống: Tăng cường công tác tuyên truyền pháp luật về PCCN tại các cơ sở sản xuất kinh doanh
13:50Phóng sự: Đẩy mạnh hoạt động Đội và Phong trào Thanh thiếu niên trong trường học
14:05Văn hòa Hòa Bình
14:25Chương trình tiếng Thái
14:40Chuyên mục tiếng nói từ các miền quê
15:00Phim truyện: Đội cứu hộ T26
15:45Thời sự chiều
16:00Bản tin thế thao
16:05Nhìn ra tỉnh bạn
16:35Văn nghệ cuối tuần
17:05Chương trình: Tiếng Thái
17:20Chuyên mục Kinh tế tập thể: Phát huy vai trò của HTX trong kinh tế nông thôn
17:30Phim truyện: Mỹ vị nhân gian T23
18:15Chương trình Thiếu nhi
18:30Trang địa phương TPHB
18:45Trang địa phương huyện Yên Thủy
19:00Tiếp sóng Thời sự Đài THVN
19:45Thời sự Hòa Bình tối
20:15Chuyên mục xây dựng Đảng: Những điển hình học tập và làm theo lời Bác
20:25Phim truyện: Yêu không lối thoát T12
21:10Chương trình Tiếng Mường
21:25Phim truyện: Nhân tình của tổng tài T20
22:10Phim tài liệu: Nguyễn Tất Thành
22:45Thời sự Hòa Bình đêm
23:10Bản tin thể thao
22:15Phim tài liệu: Hồ Chí Minh – Hành trình kiến tạo Văn hóa Hòa Bình
23:45Phim truyện: Truy nã đặc biệt T12
23:55GTCT đêm

CHƯƠNG TRÌNH PHÁT THANH 19/05/2025

HÒA BÌNH
Weather Hoa binh
overcast clouds
31°C
1.32m/s 66%
20/05
Weather Hoa binh
34°C
24°C
21/05
Weather Hoa binh
35°C
25°C
22/05
Weather Hoa binh
34°C
25°C