Yên Bái phát triển nông nghiệp theo hướng thích ứng với biến đổi khí hậu

09:39 05/06

Trước những ảnh hưởng tiêu cực bởi các hiện tượng thời tiết cực đoan trong sản xuất nông nghiệp, ngành Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Yên Bái đã và đang triển khai nhiều biện pháp nhằm hạn chế thấp nhất các thiệt hại, đảm bảo sự phát triển bền vững cho sản xuất nông nghiệp.

Nằm sâu trong nội địa, bão không đổ trực tiếp nhưng tỉnh Yên Bái lại thường xuyên bị ảnh hưởng bởi hoàn lưu sau các cơn bão gây dông lốc, mưa lớn kéo dài, sạt lở đất, đá, gây lũ ống, lũ quét... Không chỉ gây thiệt hại lớn về tính mạng, tài sản của nhân dân, các trận mưa lũ do hoàn lưu bão còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến kết quả sản xuất nông nghiệp. 

Gia đình ông Nguyễn Hồng Nguyên ở thôn 11, xã Quy Mông, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái là một ví dụ. Gia đình ông năm nào cũng canh tác 1 vụ ngô trên phần đất ven sông Hồng; thỉnh thoảng năng suất cũng bị ảnh hưởng do cây ngô bị nước dâng ngập. Tuy nhiên năm nay thì gần như mất trắng bởi các trận mưa lốc đầu hè làm hàng nghìn gốc ngô đang trong giai đoạn sắp cho thu hoạch bị đổ rạp, không thể khôi phục lại. Tiền giống, phân bón, công chăm sóc... lên tới cả chục triệu đồng, nay phải chặt bỏ.

yen bai phat trien nong nghiep theo huong thich ung voi bien doi khi hau hinh anh 1
Hàng năm, thiên tai gây ra nhiều thiệt hại cho sản xuất nông nghiệp ở Yên Bái.

Ông Nguyên chia sẻ: "Đối với chúng tôi chủ yếu gắn bó với cây lúa, cây ngô; mà 2 loại cây này thường thiệt hại nhiều nhất nên là ảnh hưởng đến đời sống".

Theo số liệu thống kê, trong năm 2022, trên địa bàn tỉnh Yên Bái có gần 850 ha diện tích nông nghiệp bị thiệt hại do thiên tai, gần 180.000 cây giống bị hư hỏng, gần 20 ha nuôi trồng thủy sản không thể khắc phục. Thêm vào đó, rét đậm, rét hại diện rộng đã làm hàng trăm con gia súc bị chết…

Ước tính tổng thiệt hại trên 160 tỷ đồng. Nửa đầu năm 2023 này, con số thiệt hại do thiên tai vào khoảng 11 tỷ đồng. Ngoài ra, hiện tượng thời tiết cực đoan với sự thay đổi về nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa... cũng làm phát sinh sâu bệnh hại, làm thay đổi khung thời vụ gieo cấy của các loại cây trồng, ảnh hưởng tới sự sinh trưởng, phát triển của gia súc, gia cầm... 

yen bai phat trien nong nghiep theo huong thich ung voi bien doi khi hau hinh anh 2
Người dân Yên Bái thay đổi cách thức canh tác để ứng phó với biến đổi khí hậu.

Ông Nguyễn Đức Điển, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Yên Bái cho biết, để ứng phó với biến đổi khí hậu và giảm thiểu những thiệt hại do các hình thái thời tiết cực đoan gây ra, ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Yên Bái đã đề ra nhiều giải pháp, như theo dõi sát dự báo thời tiết, chủ động trồng rừng, phủ xanh đất trống, đồi trọc để chống xói mòn, duy trì lớp thảm thực vật, đảm bảo khung thời vụ gieo trồng; đưa các giống cây trồng mới cho năng suất cao, khả năng chống chịu tốt vào sản xuất...

Ông Điển cho biết thêm: "Chúng tôi xác định chính xác cơ cấu mùa vụ, cơ cấu cây trồng, vật nuôi để tuyên truyền, vận động, hướng dẫn người sản xuất, tổ chức thực hiện nghiêm ngặt, đảm bảo các yếu tố sản xuất khác thì sẽ góp phần vào sự thành công của sản xuất nông nghiệp". 

Ông Lương Văn Thư, Trưởng Phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện vùng cao Mù Cang Chải chia sẻ, ngoài chú trọng thay đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, đưa những giống cây mới có sức chống chịu tốt vào sản xuất, huyện cũng hướng dẫn bà con nông dân thay đổi phương pháp canh tác nhằm bảo vệ cây trồng, bảo vệ đất và nguồn nước sạch.

"Chúng tôi vận động nhân dân là lựa chọn, sử dụng các giống cây trồng thích hợp với điều kiện thời tiết khí hậu, có sức chống chịu với điều kiện bất lợi của thời tiết khí hậu. Đối với sản xuất chăn nuôi thì cũng đã tăng cường tập huấn chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật cho người dân về chăm sóc, nuôi dưỡng gia súc và các biện pháp kỹ thuật phòng, chống đói rét cũng như dịch bệnh cho gia súc, gia cầm", ông Thư nói.

yen bai phat trien nong nghiep theo huong thich ung voi bien doi khi hau hinh anh 3
Những giống cây mới được đưa vào trồng ở vùng cao Mù Cang Chải.

Gia đình anh Giảng A Hồng ở bản Trống Là, xã Hồ Bốn, huyện Mù Cang Chải hiện đang trồng hơn 1 ha giống ngô lai trên đất dốc. Giống cây này có ưu điểm nổi bật là chống chịu được hạn hán, thời gian sinh trưởng nhanh, phù hợp với thời vụ.

Nhờ tham gia tích cực các lớp tập huấn do địa phương tổ chức nên anh Hồng đã biết kết hợp giữa bón phân đạm với các loại phân chuồng, không sử dụng thuốc diệt cỏ, thuốc trừ sâu độc hại. Nhờ đó cây trồng phát triển tốt, đất thường xuyên được phủ xanh bằng các mùa ngô gối vụ.

Anh Hồng cho biết: "Chúng tôi được cán bộ khuyến nông xã tổ chức tập huấn, chuẩn bị đến thời vụ thì các gia đình thực hiện. Trước khi trồng cho phân NPK và phân chuồng, bao giờ cây được 5 đến 7 lá thì chúng tôi tiếp tục bón lần thứ hai".

Trong lĩnh vực chăn nuôi, nhiều giải pháp cũng đã được các hộ nông dân tích cực thực hiện, nổi bật là lựa chọn các giống vật nuôi mới có thế mạnh như dê, nhím, hươu, ốc nhồi, song song với các vật nuôi chủ đạo lâu nay là lợn, gà, trâu, bò... Bên cạnh đó là chủ động nguồn thức ăn tại chỗ như cỏ, rơm rạ, tránh phụ thuộc quá nhiều vào nguồn thức ăn công nghiệp.

Các nông hộ cũng ứng dụng khoa học công nghệ vào chăn nuôi như xây dựng hệ thống máng ăn, máng uống tự động, sử dụng đệm lót sinh học, men vi sinh để vệ sinh chuồng trại; đồng thời thay đổi hình thức chăn nuôi từ chăn thả tự do sang chăn nuôi bán chăn thả, chăn nuôi theo hình thức công nghiệp... Từ đó không chỉ bảo vệ được môi trường mà còn chủ động được trước thời tiết khắc nghiệt.

Anh Nguyễn Tiến Sơn ở thôn 4, xã Minh Quân, huyện Trấn Yên cho biết: "Ở đây chúng tôi lại chọn hướng khác bởi vì địa thế miền núi có những cái rất thuận lợi như: Khí hậu, độ thông thoáng và  diện tích nuôi,... nên lựa chọn nuôi gà bán chăn thả".

Đầu tư khoa học và có hệ thống trong trồng trọt, chăn nuôi sẽ là cơ sở để nông nghiệp ở tỉnh miền núi Yên Bái giảm thiểu những thiệt hại do thiên tai gây ra, từng bước xây dựng nền nông nghiệp xanh, bền vững trong thời gian tới./.

Đinh Tuấn/VOV-Tây Bắc

(Nguồn VOV.VN)

Bình luận

Tối thiểu 10 chữ Tiếng việt có dấu Không chứa liên kết

Gửi bình luận
Đang phát:
Chương trình tiếng Mường
Thời sự tối 20/9/2024

CHƯƠNG TRÌNH TRUYỀN HÌNH 21/09/2024

05:30Giới thiệu chương trình trong ngày
05:35Giai điệu quê hương
06:05Chương trình tiếng Mường
06:20Phóng sự: Chỉ số CCHC – mức độ hài lòng của người dân đối với các sở, ngành
06:30Thời sự sáng
06:55Phóng sự: Cảnh báo sạt lở đất đá trên tuyến đường giao thông sau mưa bão
07:05Chuyên mục An ninh Hòa Bình
07:15Chương trình thiếu nhi
07:30Trang địa phương thành phố Hòa Bình
07:45Trang địa phương huyện Lương Sơn
08:00Phim truyện: Ánh đèn nơi thành thị T23
08:45Giới thiệu văn bản pháp luật
08:50 Mảnh ghép cuộc sống
09:20Phóng sự: Mô hình an ninh tự quản gắn với phát triển du lịch cộng đồng
09:35Hành trình khám phá
10:00Phim truyện: Săn cáo T30
10:45Chương trình tiếng Mường
11:00Phim Sitcom Trận chiến của những bác sĩ thực tập T864
11:15Thể thao bốn phương
11:30Phóng sự: Gỡ khó tiêu chí nước sạch miền núi từ Chương trình 1719
11:45GTCT trưa
12:00Phim truyện: Cửa tử hắc ám -Phần 3-T42
12:45Tình khúc Belero
13:15 Thế giới quanh ta
13:40Chuyên mục Hộp thư truyền hình: bất cập trong đền bù, giải phóng mặt bằng tại xã Mông Hóa
13:50Phim Sitcom Trận chiến của những bác sĩ thực tập T863
14:05Hành trình khám phá
14:30 Chương trình tiếng Thái
14:45Chuyên mục Khuyến nông: Khắc phục sản xuất nông nghiệp sau mưa bão
15:00Phim truyện: Thời gian đều biết T12
15:45Thời sự trưa
16:00Bản tin thế thao
16:05Nhịp cầu âm nhạc
16:35Vòng quanh thế giới
17:00Trang thiếu nhi
17:15Chuyên mục Cựu chiến binh: Hội CCB huyện Lạc Sơn học tập và làm theo Bác
17:30Phim truyện : Cửa tử hắc ám - Phần 3- T21
18:15Chương trình thiếu nhi
18:30Chuyên mục: Tiếng nói từ các miền quê
18:45Trang địa phương huyện Kim Bôi
19:00Tiếp sóng Thời sự Đài THVN
19:45Thời sự Hòa Bình tối
20:15Phóng sự: Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm tại các trường học
20:25Phim truyện: 30 chưa phải là hết T18
21:15Chương trình tiếng Mường
21:30Phim truyện: Thời gian đều biết T29
22:10Chuyên mục Sắc màu văn hóa: Khám phá không gian trưng bày hiện vật của người Mường
22:20Khát vọng sống số 367
22:30Thời sự Hòa Bình tối
22:55Bản tin thể thao
23:00Chương trình tiếng Thái
23:10 Phim truyện: Duyên định kim tiền T12
23:55 GTCT đêm

CHƯƠNG TRÌNH PHÁT THANH 21/09/2024

05:00 Giới thiệu chương trình
05:05Chương trình Tiếng mường
05:30Chương trình thời sự sáng
06:00Giới thiệu nối sóng (VOV)
09:00 Sắc màu văn hóa
09:30Chương trình phát thanh Đời sống xã hội
10:10Quà tặng cuộc sống
10:30Chương trình tiếng Mường
11:00Chương trình Phát thanh Dòng chảy cuộc sống
11:30Chương trình Thời sự
12:00Giới thiệu nối sóng (VOV)
15:00Giới thiệu nối sóng PT HÒA BÌNH
15:01Sắc mầu văn hóa
15:30Chương trình phát thanh Đời sống xã Hội
16:10Quà tặng cuộc sống
16:30CM Diễn đàn vì trẻ em
16:40Chương trình Tiếng Thái
17:00Chương trình thời sự chiều
17:30Chương trình Phát thanh Dòng chảy cuộc sống
18:00Chương trình Tiếng Mường
18:30Chương trình Thời sự tối
19:00Giao lưu Văn hóa các dân tộc
19:30Giới thiệu nối sóng (VOV)
21:30CM Diễn đàn vì trẻ em
21:40Quà tặng cuộc sống
22:00Chào cuối ngày
HÒA BÌNH
Weather Hoa binh
overcast clouds
24°C
1.06m/s 96%
22/09
Weather Hoa binh
26°C
24°C
23/09
Weather Hoa binh
29°C
24°C
24/09
Weather Hoa binh
31°C
22°C