Rút tiền mặt từ thẻ tín dụng qua máy POS: Phạm pháp và nhiều rủi ro

09:50 04/03

 Ngân hàng cần tuyên truyền để khách hàng biết rằng, không thể dùng thẻ tín dụng để rút tiền qua những giao dịch khống, vì điều đó là phạm pháp.

Hiện nay, dịch vụ rút tiền mặt từ thẻ tín dụng đang rất phổ biến. Theo đó, có một số công ty có hợp đồng hợp tác với ngân hàng để áp dụng kênh thanh toán thẻ Visa vào việc chấp nhận thanh toán các giao dịch mua bán hàng hóa. Những công ty này có thể giúp chủ thẻ rút toàn bộ hạn mức tín dụng được cấp bằng tiền mặt để dùng vào mục đích khác thay vì mua sắm hàng hóa qua thẻ.

Cách phổ biến nhất là khách hàng có thể rút tiền từ thẻ tín dụng tại các cây ATM của ngân hàng. Ngoài cách này, thì hiện có dịch vụ rút tiền từ thẻ tín dụng qua máy POS,  khách hàng có thể rút được 100% hạn mức tín dụng được cấp. 

Điều đáng nói, phí ứng tiền mặt khi rút qua cây ATM của các ngân hàng thường khá cao, dao  động trên dưới 4%, còn phí rút tiền mặt qua POS dao động từ 1,2% - 1,6%. Do vậy, rút tiền từ thẻ tín dụng qua máy POS đang là phương pháp được nhiều khách hàng ưa chuộng…  

rut tien mat tu the tin dung qua may pos: pham phap va nhieu rui ro hinh 1
Rút tiền từ thẻ tín dụng qua máy POS đang rất phổ biến hiện nay. (Ảnh minh họa: KT)

Theo ông Nghiêm Sỹ Thắng, Giám đốc Khối Công nghệ ngân hàng, Ngân hàng Việt Á, về bản chất thì đây là hình thức giao dịch khống vì máy POS chỉ có chức năng thanh toán tiền mua hàng hóa, dịch vụ. Cách thức rút tiền cũng khá đơn giản, sau khi thỏa thuận với dịch vụ rút tiền, khách hàng mang thẻ tín dụng đến dịch vụ quẹt thẻ và nhận ngay 100% tiền mặt có trong thẻ. Nội dung được in trên hóa đơn rút tiền là mua sắm tiêu dùng hoặc mua một mặt hàng có giá trị của một công ty “ảo” nào đó.   

Do lãi suất rút tiền mặt trên thẻ tín dụng thấp hơn vay ngân hàng nên nhiều người đã sử dụng cách này để rút tiền mặt. Thay vì đến tháng phải trả lãi, người vay chỉ phải trả một khoản phí đáo hạn cho dịch vụ rút tiền. 

Ông Thắng cho rằng, việc rút tiền từ thẻ tín dụng qua máy POS mang lại thuận lợi cho người sử dụng nhưng lại tiềm ẩn rủi ro rất cao, vì đây chưa phải là hình thức giao dịch được pháp luật thừa nhận. 

Rủi ro thứ nhất là khi khách hàng rút hết tiền mặt, sử dụng hết hạn mức đó thì họ có thể rơi vào tình trạng nợ nần. Do đó, khi dùng thẻ tín dụng phải cân nhắc về kế hoạch tài chính để đảm bảo có thể thanh toán được số tiền đã ứng khi tới hạn. Bởi lẽ nếu không thanh toán đúng kỳ hạn sao kê thì sẽ bị ngân hàng phạt do chậm thanh toán. 

Mặc dù đi đôi với dịch vụ rút tiền trên thị trường cũng có các dịch vụ đáo hạn thẻ tín dụng sẽ giúp khách hàng chuyển nợ sang kỳ tiếp theo, nhưng nếu sử dụng lâu dài những dịch vụ này thì số phí phải chi cho các dịch vụ rút tiền sẽ không hề nhỏ.  

Một rủi ro nữa mà ông Thắng chỉ ra là rút tiền từ thẻ tín dụng sẽ gây vỡ nợ và rủi ro cho ngân hàng do phát sinh nợ xấu. 

Trước thực trạng trên, chuyên gia tài chính - ngân hàng Nguyễn Trí Hiếu cho rằng, các ngân hàng phải rà soát lại hệ thống của mình, rà soát lại các dữ liệu về khách hàng. Nếu thấy khách hàng rút tiền, mua giao dịch thường xuyên lên mức tối đa của hạn mức của thẻ tín dụng thì phải có sự cảnh báo. Còn nếu ngân hàng phát hiện ra khách hàng đã dùng những giao dịch khống như vậy để rút tiền mặt thì lập tức phải chấm dứt hợp đồng tín dụng hay khóa thẻ tín dụng của khách hàng đó. 

TS. Hiếu cũng cho biết thêm, các ngân hàng cần có dữ liệu, danh sách điểm giao dịch của những công ty, doanh nghiệp mà họ đã từng sử dụng giao dịch khống để rút tiền cho khách hàng, để hễ phát hiện ra thì có biện pháp xử lý kịp thời. 

“Với khách hàng, ngân hàng cần tuyên truyền để khách hàng biết một cách rõ ràng là không thể dùng thẻ tín dụng để rút tiền qua những giao dịch khống như vậy, vì điều đó là phạm pháp.”, TS. Nguyễn Trí Hiếu cho hay./.

Chung Thủy/VOV.VN

Bình luận

Tối thiểu 10 chữ Tiếng việt có dấu Không chứa liên kết

Gửi bình luận
Đang phát:
Phim truyện : 30 Chưa phải là hết T6
Thời sự tối 21/11/2024

CHƯƠNG TRÌNH TRUYỀN HÌNH 22/11/2024

05:30Giới thiệu chương trình trong ngày
05:35Tình khúc Bolero
06:05Chương trình tiếng Mường
06:20Chuyên mục Hộp thư truyền hình: Cần nâng cấp hệ thống điện xã Ngọc Mỹ, xã Đông Lai, huyện Tân Lạc
06:30Thời sự sáng 25.10
06:55Chuyên mục Khuyến nông: Hòa Bình xây dựng thành công mô hình chanh leo Vietgap
07:10Phóng sự: Vấn đề giải quyết việc làm cho người lao động
07:20Chương trình thiếu nhi
07:30Trang địa phương huyện Mai Châu
07:45Trang địa phương huyện Lạc Thủy
08:00Phim truyện: Người tuyệt vời nhất T52
08:45Giới thiệu văn bản pháp luật
08:50Chuyên mục An sinh xã hội : Mở tài khoản chi trả lương cho đối tượng trợ cấp
09:10Phóng sự: Những người thầy tận tụy với sự nghiệp “ trồng người”
09:10Phim tài liệu: Quê lụa Tân Châu
09:35Chuyên mục Hội nông dân: Hiệu quả từ mô hình chi hội, tổ nghề nghiệp
09:45Phóng sự: Những chuyển biến tích cực trong xây dựng nếp sống văn hóa, văn minh
10:00 Phim truyện : 30 Chưa phải là hết T6
10:45Chương trình tiếng Thái
11:00Phim Sitcom Trận chiến của những bác sĩ thực tập T927
11:15Tạp chí Văn hóa xã hội
11:30Phóng sự Phát huy hiệu quả quản lý rừng thông qua ứng dụng công nghệ
11:45Thời sự trưa 22.11
12:00Phim truyện: Tư Mỹ nhân T34
12:45Nhịp cầu âm nhạc
13:15Thế giới quanh ta
13:40Chuyên mục Cựu chiến binh: CCB Đà Bắc giúp nhau phát triển kinh tế vươn lên thoát nghèo
13:50Phim Sitcom Trận chiến của những bác sĩ thực tập T926
14:05Thế giới động vật
14:35 Chương trình tiếng Thái
14:50Chuyên mục Nông thôn mới: Các địa phương huy động nguồn lực xây dựng NTM
15:00Phim truyện: Truy hồi công lý T29
15:45Thời sự trưa 22.11
16:00Bản tin thể thao 21.11
16:05Nhìn ra tỉnh bạn
16:35Nhìn ra thế giới
17:20Phóng sự: Tăng cường công tác PCCC tại các chợ trung tâm
17:30Phim truyện : Tư mỹ nhân T13
18:15Chương trình thiếu nhi
18:30Trang địa phương thành phố Hòa Bình
18:45Trang địa phương huyện Lương Sơn
19:00Tiếp sóng Thời sự Đài THVN
19:45Thời sự Hòa Bình tối 22.11
20:15Chuyên mục An ninh Hòa Bình
20:25Phim truyện: Khi em đẹp nhất T23
21:15Chương trình tiếng Mường
21:30Phim truyện: Truy hồi công lý T43
22:10Phóng sự: Đổi mới trên bản Mông
22:20Phóng sự: Nông dân Kim Bôi đa dạng mô hình sản xuất nông nghiệp
22:30Thời sự Hòa Bình tối 22.11
22:55Bản tin thể thao 22.11
23:00Phóng sự: Trở lại vùng bưởi xuất khẩu tại huyện Yên Thủy
23:10Phim truyện: Ngã rẽ số phận T33
23:55 GTCT đêm 22.11

CHƯƠNG TRÌNH PHÁT THANH 22/11/2024

05:00Giới thiệu chương trình
05:05Chương trình Tiếng mường
05:30Chương trình thời sự sáng
06:00Giới thiệu nối sóng (VOV)
09:00Giới thiệu tác gải tác phẩm
09:30Chương trình phát thanh Đời sống xã hội
10:10CM Diễn đàn trẻ em
10:20CM Văn hoá HB
10:30Chương trình tiếng Mường
11:00Chương trình Phát thanh Dòng chảy cuộc sống
11:30Chương trình Thời sự
12:00Giới thiệu nối sóng (VOV)
15:00Giới thiệu tác giả tác phẩm
15:30Chương trình phát thanh Đời sống xã hội
16:10CM Số và đời sống
16:20Những bông hoa giữa đời thường
16:30CM Văn hóa hòa bình
16:40Chương trình Tiếng Thái
17:00Chương trình thời sự chiều
17:30Chương trình Phát thanh Dòng chảy cuộc sống
18:00Chương trình Tiếng Mường
18:30Chương trình Thời sự chiều
19:00Đọc truyện giúp bạn
19:30Giới thiệu nối sóng (VOV)
21:30Văn hóa HB
21:40Số và đời sống
21:50Những bông hoa giữa đời thường
HÒA BÌNH
Weather Hoa binh
Mây rải rác
24°C
1.71m/s 54%
23/11
Weather Hoa binh
26°C
19°C
24/11
Weather Hoa binh
27°C
20°C
25/11
Weather Hoa binh
28°C
21°C