Người Việt vẫn chủ yếu chi tiêu bằng tiền mặt

15:37 01/09

80% chi tiêu của người dân vẫn là tiền mặt, nhiều người tiêu dùng còn e dè khi tiếp cận với công nghệ, phương tiện thanh toán mới.

Theo thống kê của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), Việt Nam hiện có 70 tổ chức tín dụng và chưa kể các đơn vị trung gian thanh toán, như ví điện tử… đã triển khai cung ứng các dịch vụ thanh toán qua Internet, cung ứng các dịch vụ thanh toán qua điện thoại di động. Giá trị giao dịch tài chính qua kênh Internet đã đạt trên 7 triệu tỷ đồng và 300.000 tỷ đồng giao dịch qua điện thoại di động.

Ông Lê Anh Dũng - Phó Vụ trưởng Vụ Thanh toán NHNN cho biết, chỉ trong 6 tháng đầu năm nay, hệ thống đã xử lý khoảng 69,2 triệu giao dịch, với giá trị xấp xỉ 50 triệu tỷ đồng, tăng 14,9% về giá trị giao dịch so với cùng kỳ năm 2019. Ngoài ra, hệ thống chuyển mạch tài chính và bù trừ điện tử đã xử lý gần 498 triệu giao dịch đạt giá trị 3,9 triệu tỷ đồng, tăng 72,4% về số lượng và tăng 102,8% về giá trị so với cùng kỳ năm 2019.

Trong khi đó, Hệ thống ATM, POS tiếp tục hoạt động ổn định, được các ngân hàng quan tâm đầu tư, nâng cao chất lượng dịch vụ. Tính đến cuối tháng 6 vừa qua, cả nước có hơn 19.570 ATM và 266.310 POS. 

nguoi viet van chu yeu chi tieu bang tien mat hinh 1

80% chi tiêu của người dân vẫn là tiền mặt. (Ảnh minh họa: KT)

Tuy nhiên, ông Dũng cho rằng, bên cạnh kết quả đạt được, TTKDTM còn phải đối mặt với một số rào cản, đó là sự tham gia ngày càng nhiều của các tổ chức phi ngân hàng, công ty Fintech, hãng công nghệ lớn vào lĩnh vực thanh toán. Điều này đặt ra nhiều thách thức đối với cơ quan quản lý, nhất là trong việc xây dựng, hoàn thiện các quy định pháp luật vừa đảm bảo sự phát triển, đổi mới, vừa đảm bảo yêu cầu quản lý nhà nước đối với hoạt động thanh toán và bảo vệ người tiêu dùng.

Cùng với đó, thói quen, hành vi sử dụng tiền mặt phổ biến của người dân nhìn chung đã giảm bớt nhưng vẫn chưa chuyển dịch mạnh sang thanh toán phi tiền mặt, thanh toán điện tử; Một bộ phận người tiêu dùng còn e dè khi tiếp cận với công nghệ, phương tiện thanh toán mới, do còn lo ngại về vấn đề an ninh, an toàn trong thanh toán.

Ngoài ra, tội phạm, gian lận trong thanh toán điện tử gần đây có chiều hướng gia tăng trong bối cảnh các dịch vụ, giao dịch online trở nên phổ biến với những hành vi, thủ đoạn mới, tinh vi hơn và sử dụng công nghệ nhiều hơn.

Theo quan điểm của TS. Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia tài chính- ngân hàng, đại dịch Covid-19 đã tác động lớn đến kinh tế thế giới, thế nhưng đây cũng lại là cơ hội để thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng chuyển đổi mô hình kinh tế số, thay vì thủ công như trước.

Ông Hiếu cho hay, kinh tế Việt Nam đã có những chuyển biến rất tích cực. Từ năm 2012, Việt Nam đã có Nghị định về TTKDTM. Sau 8 năm, mặc dù Chính phủ đã có những nỗ lực rất lớn, nhưng Việt Nam vẫn là nền kinh tế tiền mặt, 80% chi tiêu của người dân vẫn là tiền mặt.

Ông Hiếu quan ngại, hiện nay, vấn đề sai phạm trong hệ thống tài chính ngân hàng, lừa đảo qua mạng vẫn khá phổ biến, nhưng xử lý sai phạm còn rất khó khăn. Ông Hiếu mong rằng, đến năm 2025, 80% người dân Việt Nam sẽ có tài khoản ngân hàng, tỷ lệ thanh toán phi tiền mặt sẽ tăng lên đến 40%.

Ông Trần Văn Trọng - Chánh Văn Phòng Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam (Vecom) chia sẻ, theo khảo sát được thực hiện vào cuối năm 2019 về tỷ lệ TTKDTM khi nhận hàng, phần lớn người mua hàng vẫn thanh toán bằng tiền mặt trong các giao dịch mua sắm qua mạng (86% người tham gia khảo sát có mua sắm trực tuyến chọn hình thức thanh toán bằng tiền mặt khi nhận hàng).

“Để thúc đẩy hơn nữa quá trình TTKDTM, cơ quan quản lý cần có cơ chế chính sách thuận lợi cho doanh nghiệp triển khai. Đồng thời, phải cho cộng đồng thấy được TTKDTM tiện lợi hơn phương thức thanh toán truyền thống ra sao, từ việc đăng ký sử dụng tới khâu ứng dụng, mức độ bảo mật, chi phí; Cơ quan nhà nước phải là đơn vị đi đầu triển khai ứng dụng TTKDTM vào các dịch vụ công”, ông Trần Văn Trọng nhấn mạnh.

Với quá trình chuyển đổi số, cơ quan quản lý nhà nước cần có sự vào cuộc quyết liệt mới tạo được khí thế và xu hướng của cộng đồng. Với cơ quan quản lý, ông Trọng bày tỏ mong muốn, phải có cơ chế chính sách về thanh toán có tính tương đồng với thực tiễn.

Về phía nhà cung cấp, các đơn vị cung cấp giải pháp hay trung gian thanh toán cần có sự liên kết với nhau để đồng nhất giúp người dùng dễ dàng sử dụng cho cả doanh nghiệp và người tiêu dùng. Bên cạnh đó, cần có một số giải pháp công nghệ thanh toán mới (Smart POS, NFC...)./.

Chung Thủy/VOV.VN( Nguồn VOV.VN)

 

Bình luận

Tối thiểu 10 chữ Tiếng việt có dấu Không chứa liên kết

Gửi bình luận
Đang phát:
Khám phá thế giới
Thời sự tối 8/10/2024

CHƯƠNG TRÌNH TRUYỀN HÌNH 09/10/2024

05:30Giới thiệu chương trình trong ngày
05:35Nhìn ra tỉnh bạn
06:05Chương trình tiếng Thái
06:20Phóng sự: Phát triển kinh tế thông qua các mô hình Dân vận khéo
06:30Thời sự sáng
07:00Phóng sự: Tăng cường kiểm tra lỗi vi phạm nồng độ cồn
07:10Phóng sự: Nâng cao thu nhập cho phụ nữ vùng đồng bào DTTS
07:15Chương trình thiếu nhi
07:30Trang địa phương huyện Cao Phong
07:45Trang địa phương huyện Lạc Sơn
08:00 Phim truyện: Người tuyệt vời nhất T10
08:45Giới thiệu văn bản pháp luật
08:50Hành trình khám phá
09:15Phóng sự: Tỉnh Hòa Bình tiếp tục khắc phục hậu quả do mưa lũ
09:25Chuyên mục XD Đảng: Kim Bôi chuẩn bị cho Đại hội Đảng cấp cơ sở
09:35Khám phá thế giới
10:00Phim truyện: Khi em đẹp nhất T1
10:45Chương trình tiếng Mường
11:00Phim Sitcom Trận chiến của những bác sĩ thực tập T883
11:15Chuyên mục: Tiếng nói từ các miền quê
11:30Phóng sự: Tăng cường kiểm tra, giám sát hoạt động Nghề y ngoài công lập
11:45Thời sự trưa
12:00Phim truyện:Cửa tử hắc ám -Phần 3 – T60
12:45Giai điệu trẻ
13:15Vòng quanh thế giới
13:40Phóng sự: Những giải pháp thu hút đầu tư tỉnh Hòa Bình
13:50Phim Sitcom Trận chiến của những bác sĩ thực tập T882
14:05Bạn của nhà nông
14:35 Chương trình tiếng Mường
14:50 Chuyên mục An ninh Hòa Bình
15:00Phim truyện: Thời gian đều biết T30
15:45Thời sự trưa
16:00Bản tin thế thao
16:05Chương trình Văn hóa nghệ thuật
16:35Thế giới động vật
16:55Phóng sự: Sự cần thiết đầu tư hạ tầng GTNT vùng đồng bào DTTS
17:10Phóng sự: Tăng cường công tác PCCC tại các chợ trung tâm
17:20Phóng sự: Đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm tại các trường học
17:30Phim truyện: Cửa tử hắc ám - Phần 3- T25
18:15 Chương trình thiếu nhi
18:30Trang địa phương thành phố Hòa Bình
18:45Trang địa phương huyện Tân Lạc
19:00Tiếp sóng Thời sự Đài THVN
19:45Thời sự Hòa Bình tối
20:15Chuyên mục Người cao tuổi: Phong trào văn hóa, văn nghệ ở người cao tuổi
20:25 Phim truyện: 30 chưa phải là hết T32
21:15Chương trình tiếng Thái
21:30Phim truyện: Truy hồi công lý T2
22:10Phóng sự: Các địa phương rà soát các điểm có nguy cơ sạt lở ở khu dân cư
22:10Phim tài liệu: Việt Nam thời đại HCM – Biên niên sử truyền hình T8
22:30Thời sự Hòa Bình tối
22:55Bản tin thể thao
23:00 Phim truyện: Duyên định kim tiền T30
23:55 GTCT đêm

CHƯƠNG TRÌNH PHÁT THANH 09/10/2024

05:00Giới thiệu chương trình
05:05Chương trình Tiếng mường
05:30Chương trình thời sự sáng
06:00Giới thiệu nối sóng (VOV)
09:00Thiếu nhi
09:30Chương trình phát thanh Đời sống xã hội
10:10Xây dựng Đảng
10:20Văn hóa Hòa Bình
10:30Chương trình tiếng Mường
11:00Chương trình Phát thanh Dòng chảy cuộc sống
11:30Chương trình Thời sự
12:00Giới thiệu nối sóng (VOV)
15:00Chương trình Thiếu nhi
15:30Chương trình phát thanh Đời sống xã hội
16:10CM Đại đoàn kết toàn dân
16:20CM Văn hóa 4 phương
16:30CM Pháp luật và đời sống
16:40Chương trình Tiếng Thái
17:00Chương trình thời sự chiều
17:30Chương trình Phát thanh Dòng chảy cuộc sống
18:00Chương trình Tiếng Mường
18:30Chương trình Thời sự tối
19:00Đọc truyện giúp bạn
19:30Giới thiệu nối sóng (VOV)
21:30CM Pháp luật và đời sống
21:40CM Đại đoàn kết toàn dân
21:50CM Văn hóa 4 phương
22:00Chào cuối ngày
HÒA BÌNH
Weather Hoa binh
clear sky
29°C
0.88m/s 59%
10/10
Weather Hoa binh
31°C
23°C
11/10
Weather Hoa binh
31°C
23°C
12/10
Weather Hoa binh
30°C
23°C