Ngành nông nghiệp đạt nhiều mục tiêu tăng trưởng

15:45 24/12

 Năm 2019 ngành nông nghiệp đã cán mốc 3 (trong 4) mục tiêu lớn, đó là: Tiêu chí về xuất khẩu, tỉ lệ che phủ rừng, các xã đạt chuẩn nông thôn mới. Riêng tăng trưởng GDP chỉ 2,2% “chủ yếu do bệnh dịch tả lợn châu Phi làm giảm khoảng 1,1% tăng trưởng toàn ngành”, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường cho biết.

Cần tháo gỡ các vướng mắc về đất đai
để có vùng nguyên liệu sản xuất hàng hóa nông nghiệp - Ảnh: VGP/Đỗ Hương

Các giải pháp tập trung tái cơ cấu nông nghiệp

Chiều ngày 23/12, Bộ NN&PTNT tổ chức Hội nghị tổng kết ngành NN&PTNT năm 2019.

Tại Hội nghị, Bộ NN&PTNT đề xuất Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành rà soát, đổi mới cơ chế chính sách hỗ trợ thúc đẩy cơ cấu lại nông nghiệp, phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới.

Năm 2020, Chính phủ trình Quốc hội sửa đổi, bổ sung Luật Đất đai theo hướng ưu tiên tháo gỡ chính sách đất đai, phát triển thị trường quyền sử dụng đất tạo thuận lợi hơn cho tích tụ, tập trung đất đai, sản xuất nông nghiệp quy mô lớn.

Riêng vấn đề thu hút doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường nêu rõ: Nghị định số 57/2018/NĐ-CP về cơ chế, chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn quy định “Ngân sách trung ương dành tối thiểu 5% vốn đầu tư phát triển hằng năm cho ngành nông nghiệp; ngân sách các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương dành tối thiểu 5% vốn chi ngân sách địa phương hằng năm cho ngành nông nghiệp”.

Tuy nhiên, thực tế đến nay ngân sách Trung ương cũng như địa phương hầu như chưa được phân bổ hoặc rất ít để hỗ trợ cho doanh nghiệp; đề nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các bộ, địa phương có kế hoạch cân đối bố trí nguồn lực thực hiện theo quy định của Nghị định...

Chủ động rà soát, điều chỉnh chiến lược, kế hoạch, cơ cấu sản xuất phù hợp, dựa trên lợi thế, thị trường và thích ứng với biến đổi khí hậu.

Công tác mở cửa thị trường, xúc tiến thương mại nông lâm thủy sản được chú trọng, kịp thời giải quyết các vướng mắc để thúc đẩy xuất khẩu sang các thị trường truyền thống và mở rộng thêm đối với các thị trường có tiềm năng để thặng dư thương mại nông lâm thủy sản tăng cao.

Năm 2019, mặc dù khó khăn về thị trường, các mặt hàng nông sản giảm giá từ 10-15%, nhưng tổng kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản ước đạt 41,3 tỷ USD, tăng khoảng 3,5% so với với năm 2018, riêng lĩnh vực lâm nghiệp đạt trên 11 tỷ USD, tăng gần 20%. Thặng dư thương mại toàn ngành ước đạt mức kỷ lục 9,9 tỷ USD, tăng 14%, cao hơn 1,12 tỷ USD so với năm 2018.

Tiếp tục duy trì 10 nhóm mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu trên 1,0 tỷ USD; trong đó có 5 mặt hàng trên 3 tỷ USD (gỗ và sản phẩm gỗ; tôm; rau quả; cà phê; hạt điều).

Bộ đã chỉ đạo các đơn vị tích cực đàm phán để có thêm các loại quả tươi có giá trị cao xuất khẩu sang các thị trường Mỹ, Australia, Nhật Bản, Trung Quốc...; đồng thời, thúc đẩy xuất khẩu thịt gà chế biến đi Nhật Bản; xuất khẩu lợn sữa vào Malaysia, Hong Kong; xuất khẩu mật ong đi EU, Hoa Kỳ.

Lô sữa đầu tiên được xuất vào Trung Quốc trong tháng 10/2019, hoàn thành đàm phán với cơ quan có thẩm quyền của Hong Kong (Trung Quốc) để xuất khẩu thịt lợn mảnh đông lạnh, thịt gà chế biến và tổ yến sang Hong Kong.

Đối với lĩnh vực thủy sản, Mỹ đã công nhận tương đương đối với mặt hàng cá da trơn Việt Nam, giảm thuế nhập khẩu cá tra, tôm từ nước ta vào Mỹ hầu hết ở mức 0%; Trung Quốc đã chấp thuận nhập khẩu chính ngạch 48 loài thủy sản sống và 128 loại sản phẩm thủy sản sơ chế, chế biến từ Việt Nam.

Đối với lĩnh vực lâm nghiệp, việc phê chuẩn và triển khai thực hiện Hiệp định VPA/FLEGT và tham gia các Hiệp định thương mại tự do (FTAs) đã mang lại nhiều cơ hội cho ngành chế biến, xuất khẩu gỗ và lâm sản.

Tạo môi trường thuận lợi và hỗ trợ phát triển kinh tế hợp tác, doanh nghiệp phát triển mạnh, trở thành động lực phát triển nông nghiệp, nông thôn và cơ cấu lại ngành nông nghiệp; hình thành các chuỗi liên kết giữa người sản xuất với doanh nghiệp, hợp tác xã.

Đạt mục tiêu xuất khẩu

Phát biểu tại Hội nghị, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường đánh giá: Năm 2019, ngành NN&PTNT tiếp tục thực hiện có hiệu quả đề án, kế hoạch cơ cấu lại ngành toàn diện, đồng bộ, có trọng tâm, trọng điểm; vượt qua thách thức, khai thông thị trường xuất nhập khẩu; môi trường đầu tư được cải thiện, sức cạnh tranh quốc gia của nông sản hàng hóa có nhiều tiến bộ…

Cụ thể, toàn ngành đã hoàn thành và vượt 3/4 chỉ tiêu gồm: Kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản (NLTS) ước đạt 41,3 tỷ USD, thặng dư thương mại đạt mức cao 10,4 tỷ USD, tăng 19,3%; tỉ lệ che phủ của rừng đạt 41,85%; tỉ lệ xã đạt tiêu chí nông thôn mới là 54%, có 111 đơn vị cấp huyện đạt chuẩn/hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới.

“Chỉ tiêu đạt thấp là tăng trưởng GDP 2,2%, chủ yếu do bệnh dịch tả lợn châu Phi làm giảm khoảng 1,1% tăng trưởng toàn ngành”, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường nói.

Dù vậy, vị “tư lệnh” ngành cũng thừa nhận còn những hạn chế, khó khăn và nhiều thách thức cần tập trung khắc phục trong thời gian tới.

Thứ nhất, cơ cấu lại nông nghiệp triển khai chưa đồng đều ở các địa phương; đổi mới và phát triển các hình thức tổ chức sản xuất chưa đáp ứng được yêu cầu; sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị chưa trở thành phổ biến, chủ đạo…

Thứ hai, tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu có dấu hiệu chững lại do giá xuất khẩu nhiều nông sản chủ lực giảm; tiến độ để giải quyết “thẻ vàng” của EC đối với đánh bắt hải sản còn chậm...

Thứ ba, dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi luôn tiềm ẩn nguy cơ bùng phát, đặc biệt dịch tả lợn châu phi đã lan rộng và diễn biến phức tạp, ảnh hưởng lớn đến tốc độ tăng trưởng của ngành; quản lý an toàn thực phẩm vẫn rất khó khăn, phức tạp.

Thứ tư, khoảng cách chênh lệch về kết quả xây dựng nông thôn mới giữa các vùng, miền khá lớn. Nhiều vùng thấp hơn mặt bằng chung cả nước, cho thấy sự phân bổ nguồn lực, phương thức chỉ đạo, cách thức huy động nguồn lực chưa phù hợp, hiệu quả...

Năm 2020, tình hình thế giới, khu vực được dự báo sẽ tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường như: Kinh tế tăng trưởng chậm; chiến tranh thương mại giữa các nền kinh tế lớn, nhiều quốc gia tăng cường sử dụng hàng rào kỹ thuật và các biện pháp tự vệ thương mại để bảo vệ sản xuất trong nước.

Ở trong nước, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường nhìn nhận, năm 2020, ngành nông nghiệp tiếp tục xác định đối mặt với nhiều khó khăn cố hữu và đang đứng trước những thách thức mới như: Chất lượng sản phẩm, đảm bảo an toàn sản phẩm còn thấp nên năng lực cạnh tranh của ngành hạn chế…

Theo đó, toàn ngành đặt chỉ tiêu năm 2020, tốc độ tăng trưởng GDP ngành 2,8-3%; tốc độ tăng giá trị sản xuất NLTS khoảng 2,9-3,05%; kim ngạch xuất khẩu NLTS trên 42 tỷ USD; thành lập mới 2.000 hợp tác xã nông nghiệp; cả nước có 17.000 hợp tác xã nông nghiệp…

Đỗ Hương( Nguồn Báo chính phủ.vn)

Bình luận

Tối thiểu 10 chữ Tiếng việt có dấu Không chứa liên kết

Gửi bình luận
Đang phát:
Phim truyện: Sông phố Nhà Ghe T3
Thời sự tối 1/5/2024

CHƯƠNG TRÌNH TRUYỀN HÌNH 02/05/2024

05:30 Giới thiệu chương trình trong ngày
05:35Nhịp cầu âm nhạc
06:05Chương trình tiếng Thái
06:20PS: Vai trò của tổ chức công đoàn bảo vệ quyền lợi của người lao động
06:30Thời sự sáng
06:55PS: Vấn đề bạo lực học đường, tệ nạn xã hội trong học sinh, sinh viên
07:15Chương trình thiếu nhi
07:30Trang địa phương thành phố Hòa Bình
07:45Trang địa phương huyện Tân Lạc
08:00Phim truyện: Sông phố Nhà Ghe T3
08:45Giới thiệu văn bản pháp luật
08:50Nhìn ra thế giới
09:30Thế giới quanh ta
10:00Phim truyện: An gia Thiên hạ T9
10:45Chương trình tiếng Thái
11:00Phim Sitcom: Trận chiến của những bác sĩ thực tập T722
11:15Thể thao bốn phương
11:30PS: Lực lượng vũ trang tỉnh Hòa Bình hướng về Điện Biên
11:45Thời sự trưa
12:00Phim truyện: Cửa tử hắc ám T70
12:45Nhìn ra tỉnh bạn
13:15Khám phá thế giới
13:45Phim Sitcom Trận chiến của những bác sĩ thực tập T721
14:05Sắc mầu văn hóa
14:35Chương trình tiếng Mường
14:50CM NTM: Huy động sức dân trong XD NTM
15:00Phim truyện: Bong bóng hôn nhân T8
15:45Thời sự chiều
16:00Bản tin thể thao
16:05Giai điệu trẻ
16:50Chuyên mục tiếng nói miền quê
17:05PS: Tháng 4 lịch sử trong ký ức của những CCB tỉnh Hòa Bình
17:15PS: Tỉnh Hòa Bình sau 4 năm thực hiện việc sắp xếp đơn vị hành chính
17:30Phim truyện: Cửa tử hắc ám T49
18:15Chương trình thiếu nhi
18:30Trang địa phương huyện Mai Châu
18:45Trang địa phương huyện Lạc Thủy
19:00Tiếp sóng Thời sự Đài THVN
19:45Thời sự Hòa Bình tối
20:15CM: Giáo duc truyền thống cho thế hệ trẻ về Chiến dịch Điện Biên
20:25Phim truyện: 40 Ngày yêu T17
21:15Chương trình tiếng Mường
21:30Phim truyện: Kế hoạch báo thù T10
22:10PS: Nguyên nhân chậm cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của 5 hộ xã An Bình,huyện Lạc thủy
22:20Thời sự Hòa Bình tối 2.5
22:45Bản tin thể thao
22:50PS: Câu chuyện nước sinh hoạt của người dân vùng cao
23:00Phim truyện: Chị em nhà Đông Các T7

CHƯƠNG TRÌNH PHÁT THANH 02/05/2024

05:00Nhạc hiệu +Giới thiệu chương trình
05:01Chương trình Tiếng mường
05: 30Chương trình thời sự sáng
06: 00Giới thiệu nối sóng (VOV)
09:00 Ca nhạc quốc tế
09:30Chương trình phát thanh Đời sống xã hội
10:10CT Tiếng Thái
10: 30Chương trình tiếng Mường
11:00Chương trình Phát thanh Dòng chảy cuộc sống
11:30Chương trình Thời sự
12:00Giới thiệu nối sóng (VOV)
15:00Giới thiệu nối sóng PT HÒA BÌNH
Ca nhạc quốc tế
15:30Chương trình phát thanh Đời sống xã Hội
16:10Quà tặng cuộc sống
16:30CM lao động và công đoàn
16: 40Chương trình Tiếng Thái
17: 00Chương trình thời sự chiều
17:30Chương trình Phát thanh Dòng chảy cuộc sống
18:00Chương trình Tiếng Mường
18:30Chương trình Thời sự tối
19: 00CM Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng
19: 15CT PT khoa giáo
19:30Giới thiệu nối VOV
21:30CM Lao động và công đoàn
21:40Quà tặng cuộc sống
HÒA BÌNH
Weather Hoa binh
Mưa vừa
25°C
1.09m/s 94%
03/05
Weather Hoa binh
33°C
24°C
04/05
Weather Hoa binh
33°C
24°C
05/05
Weather Hoa binh
30°C
23°C