Hệ thống quá cảnh Hải quan ASEAN – Tạo thuận lợi cho hoạt động của doanh nghiệp
Hệ thống Quá cảnh Hải quan ASEAN sẽ thúc đẩy hiệu quả các các hoạt động quá cảnh qua khu vực, giúp giảm thời gian, chi phí vận chuyển thương mại xuyên biên giới trong khối ASEAN.
Tạo thuận lợi cho hoạt động của DN
Hệ thống quá cảnh Hải quan ASEAN (ACTS) là hệ thống công nghệ thông tin tích hợp do các nước thành viên ASEAN thiết lập và kết nối, trao đổi thông tin với nhau để thực hiện thủ tục quá cảnh điện tử, kiểm soát sự vận chuyển hàng hóa quá cảnh qua lãnh thổ các nước thành viên ASEAN.
Tại Việt Nam, hệ thống ACTS do Tổng cục Hải quan xây dựng, quản lý và vận hành trên cơ sở các tài liệu kỹ thuật được thống nhất giữa các quốc gia thành viên ASEAN tham gia Nghị định thư 7.
Hệ thống Quá cảnh Hải quan ASEAN sẽ thúc đẩy hiệu quả các các hoạt động quá cảnh qua khu vực,
Theo ông Nguyễn Anh Tuấn, Phó Cục trưởng Cục Giám sát quản lý về hải quan, Tổng cục Hải quan, ACTS là hệ thống duy nhất, thống nhất để thực hiện thủ tục quá cảnh điện tử, kiểm soát sự vận chuyển hàng hóa quá cảnh qua lãnh thổ các nước ASEAN. Trong đó, những ưu việt của hệ thống này đối với các doanh nghiệp (DN) đó là giảm thời gian thông quan, giảm giấy tờ và thực hiện thống nhất trong tất cả các nước ASEAN.
“Khi tham gia hệ thống ACTS, thủ tục sẽ đơn giản, thông thoáng hơn rất nhiều cho DN khi chỉ phải sử dụng một tờ khai quá cảnh hải quan trên hệ thống để khai báo cho hàng hóa được vận chuyển trên một phương tiện vận tải từ nước xuất phát đến nước quá cảnh và đến nước cuối cùng là điểm đích của hành trình quá cảnh”, đại diện Cục Giám sát quản lý về hải quan cho hay.
Cũng theo đại diện Cục Giám sát quản lý về hải quan, Nghị định 46/2020/NĐ-CP của Chính phủ quy định về thủ tục, kiểm tra, giám sát hải quan đối với hàng hóa quá cảnh thông qua Hệ thống quá cảnh Hải quan ASEAN được ban hành và có hiệu lực kể từ ngày 1/6/2020 vừa góp phần tạo cơ sở pháp lý để triển khai áp dụng hiện đại hóa hải quan đối với hàng hóa quá cảnh giữa các nước ASEAN và Việt Nam, vừa giảm chi phí và tạo thuận lợi cho DN trong việc hoạt động quá cảnh hàng hóa.
Đồng thời, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh giữa các DN tham gia hoạt động quá cảnh hàng hóa, tạo thuận lợi và thúc đẩy hoạt động quá cảnh hàng hóa, phát huy lợi thế vị trí địa lý của Việt Nam trong vận chuyển hàng hóa quá cảnh nhằm mục tiêu tạo thuận lợi hơn nữa cho vận tải hàng hoá quá cảnh, hỗ trợ việc thực hiện khu vực Thương mại tự do ASEAN và liên kết kinh tế ASEAN.
Tránh nguy cơ thất thoát thuế cho Nhà nước
Không chỉ tạo thuận lợi cho hoạt động của DN, ông Lê Mạnh Hùng, Phó Cục trưởng Cục Thuế xuất nhập khẩu cho biết, việc bảo lãnh, đặt cọc hàng hóa quá cảnh khi thực hiện qua hệ thống ACTS còn giúp tránh nguy cơ thất thoát thuế cho nhà nước bởi thời gian qua lực lượng chức năng đã phát hiện nhiều vụ việc vận chuyển hàng quá cảnh qua cửa khẩu Việt Nam trên đường đi đã bị đánh tháo, rút ruột gây thất thoát thuế cho Nhà nước.
“Để đảm bảo trong quá trình thực hiện có phát sinh rủi ro, tranh chấp, Nghị định 46 quy định, người khai hải quan lựa chọn hình thức bảo lãnh một hành trình hoặc bảo lãnh nhiều hành trình và nộp thư bảo lãnh của tổ chức tín dụng chi nhánh ngân hàng nước ngoài cho cơ quan hải quan nơi đăng ký tờ khai cập nhật thông qua hệ thống ACTS. Bảo lãnh có giá trị đối với các nước tham gia hành trình vận chuyển hàng hóa quá cảnh”, lãnh đạo Cục Thuế xuất nhập khẩu cho biết thêm.
Tuy nhiên, bảo lãnh qua hệ thống ACTS không có tiền phạt chậm nộp. Cụ thể, sau khi hoạt động vận chuyển hàng hóa quá cảnh kết thúc, cơ quan Hải quan thực hiện hoàn trả lại khoản tiền đặt cọc như xử lý hoàn trả tiền nộp thừa theo quy định của pháp luật về quản lý thuế.
Theo đại diện của Tổng cục Hải quan, DN được miễn bảo lãnh nhiều hành trình khi quá cảnh nếu đáp ứng các điều kiện sau: Được công nhận DN quá cảnh ưu tiên; DN có đăng ký dịch vụ vận tải hoặc kinh doanh dịch vụ logistics theo quy định của pháp luật; DN không nợ quá hạn quá 90 ngày tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt và không bị áp dụng các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế trong lĩnh vực hải quan trong thời hạn 2 năm liên tục…
Trong đó, doanh nghiệp được miễn bảo lãnh nhiều hành trình khi quá cảnh nếu đáp ứng các điều kiện sau: Được công nhận doanh nghiệp quá cảnh ưu tiên; doanh nghiệp có đăng ký dịch vụ vận tải hoặc kinh doanh dịch vụ logistics theo quy định của pháp luật; doanh nghiệp không nợ quá hạn quá 90 ngày tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt và không bị áp dụng các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế trong lĩnh vực hải quan trong thời hạn 2 năm liên tục./.
Tối thiểu 10 chữ Tiếng việt có dấu Không chứa liên kết
Gửi bình luận