Gấp rút tiếp sức cho doanh nghiệp

15:29 04/05

Số doanh nghiệp thành lập mới cũng như số vốn đăng ký giảm mạnh trong tháng 4 năm 2020. Hiện, các bộ ngành đang gấp rút triển khai các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua giai đoạn khó khăn này.

Các bộ ngành khẳng định sẵn sàng lắng nghe phản ánh về khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp

Dự kiến cuối tuần này, Thủ tướng Chính phủ sẽ chủ trì Hội nghị với doanh nghiệp nhằm tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất kinh doanh, tái khởi động nền kinh tế.

Đây là Hội nghị đang hết sức được trông đợi, trong bối cảnh theo thông tin mới nhất từ Tổng cục Thống kê, chịu ảnh hưởng nặng nề của dịch COVID-19, trong tháng 4, cả nước có 7.885 doanh nghiệp thành lập mới với số vốn đăng ký 93,9 nghìn tỷ đồng, giảm 46,9% về số doanh nghiệp và giảm 43,8% về vốn đăng ký so với cùng kỳ năm trước.

Mặc dù vậy trong tháng 4, cả nước cũng có 3.810 doanh nghiệp quay trở lại hoạt động, tăng 11,3% so với tháng trước và tăng 40,4% so với cùng kỳ năm 2019.

Tính chung 4 tháng đầu năm, cả nước có 37,6 nghìn doanh nghiệp đăng ký thành lập mới với tổng số vốn đăng ký là 445,2 nghìn tỷ đồng và tổng số lao động đăng ký là 315,7 nghìn lao động, giảm 13,2% về số doanh nghiệp, giảm 17,9% về vốn đăng ký và giảm 29,7% về số lao động so với cùng kỳ năm trước. Vốn đăng ký bình quân một doanh nghiệp thành lập mới trong 4 tháng đạt 11,8 tỷ đồng, giảm 5,5% so với cùng kỳ năm trước.

Nếu tính cả 680 nghìn tỷ đồng vốn đăng ký tăng thêm của 11,7 nghìn doanh nghiệp thay đổi tăng vốn thì tổng số vốn đăng ký bổ sung vào nền kinh tế trong 4 tháng đầu năm là 1.126 nghìn tỷ đồng, giảm 20,4% so với cùng kỳ năm trước.

Trong tất cả các ngành, lĩnh vực hoạt động có duy nhất ngành sản xuất phân phối điện, nước, gas có số doanh nghiệp thành lập mới tăng với 527 doanh nghiệp, tăng 40,5% so với cùng kỳ năm trước.

Các ngành còn lại đều có số doanh nghiệp thành lập mới giảm: bán buôn, bán lẻ, sửa chữa ô tô, xe máy, xây dựng, công nghiệp chế biến, chế tạo, khoa học, công nghệ, dịch vụ tư vấn, thiết kế, quảng cáo và chuyên môn khác…

Cũng trong 4 tháng, số doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh có thời hạn là 22,7 nghìn doanh nghiệp, tăng 33,6% so với cùng kỳ năm trước.

Theo đại diện Hiệp hội Dệt may Việt Nam, hiện tại Hiệp hội đã đưa ra kịch bản xuất khẩu năm nay chỉ ở mức 33,5 tỷ USD, thậm chí là 30 - 31 tỷ USD. Còn theo đại diện Hiệp hội Thuỷ sản Việt Nam, trong 3 tháng đầu năm xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đã giảm 10% so với cùng kỳ.

Theo Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê Phạm Quang Vinh, sự bùng phát của dịch COVID-19 trên toàn cầu không chỉ tạo ra cuộc khủng hoảng y tế mà còn là nguyên nhân dẫn đến cuộc khủng hoảng nghiêm trọng đối với kinh tế và thị trường lao động toàn cầu.

Tại Việt Nam, dịch COVID-19 đã gây tác động lớn đến tình hình sản xuất kinh doanh và việc làm của  người lao động; đặc biệt, tỷ lệ tham gia lực lượng lao động ghi nhận mức thấp kỷ lục trong vòng 10 năm qua. Do vậy, ông Vinh cho rằng, để vượt qua giai đoạn khó khăn này, Chính phủ, doanh nghiệp và người lao động hơn bao giờ hết cần chung tay kiểm soát dịch bệnh đồng thời từng bước ổn định và phát triển kinh tế.

Ông Nguyễn Quang Vinh, Tổng Thư ký Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho biết, đại dịch diễn ra khiến nhu cầu tiêu dùng giảm mạnh, thị trường xuất khẩu gặp khó, thiếu hụt nguyên liệu... dẫn tới sụt giảm doanh thu của hầu hết các doanh nghiệp. Vì thế, các doanh nghiệp buộc phải đưa ra những phương án, chiến lược kinh doanh phù hợp; gắn những vấn đề ngắn hạn cấp bách với chiến lược trung và dài hạn. Bởi, sau đại dịch, chuỗi cung ứng trên toàn cầu sẽ sớm được tái cơ cấu và định vị.

Qua khảo sát, 31% doanh nghiệp hội viên Hội đồng doanh nghiệp vì sự phát triển bền vững cho biết đã và sẽ tập trung nhiều hơn cho thị trường trong nước, giảm sự phụ thuộc vào các thị trường nước ngoài. Đặc biệt, 81% doanh nghiệp sẽ đẩy mạnh liên kết ngành, đảm bảo không làm đứt gãy chuỗi cung ứng nếu trong tương lai có thể xảy ra những sự kiện tương tự như dịch COVID-19.

Ngoài ra, các doanh nghiệp cũng sẽ đẩy mạnh phát triển thương mại điện tử, kinh doanh trực tuyến, chuyển đổi số... nhằm giảm sự phụ thuộc vào các thị trường, hình thức kinh doanh truyền thống. Tuy nhiên, việc cần làm trước tiên đó là tiết kiệm, cắt giảm chi phí, hoãn đầu tư những hạng mục chưa thiết yếu là những yêu cầu cấp bách đối với các doanh nghiệp hiện nay.

Nỗ lực của các bộ ngành

Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng cho biết, theo Nghị định số 41/2020/NĐ-CP, khoảng 740 nghìn doanh nghiệp, chiếm đến 98% số doanh nghiệp đang hoạt động sẽ được hưởng lợi từ chính sách gia hạn nộp thuế và tiền thuê đất. Chính sách này sẽ gia hạn khoảng 180 nghìn tỷ đồng.

Bên cạnh đó, Bộ Tài chính đã trình Chính phủ và giải quyết theo thẩm quyền miễn thuế nhập khẩu đối với mặt hàng thiết bị y tế phục vụ cho phòng chống dịch; trình Chính phủ sửa đổi Nghị định số 122/2016/NĐ-CP và Nghị định số 125/2017/NĐ-CP và Nghị định số 134/2016/NĐ-CP về thuế suất nhập khẩu để tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp hoạt động lĩnh vực da giày, dệt may, chế biến nông lâm thủy sản, cơ khí, nông nghiệp, công nghiệp phụ trợ và công nghiệp ô tô.

“Dự kiến, khi các nghị định này được ban hành, tác động làm giảm thu ngân sách cũng như tăng khả năng về vốn đầu tư trở lại cho doanh nghiệp khoảng 6.000 tỷ đồng. Đồng thời, Bộ Tài chính đã trình Chính phủ để đề xuất với Quốc hội tại kỳ họp tới đây về quyết định mức thực hiện chính sách thuế thu nhập doanh nghiệp cho doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ, áp dụng từ 1/7/2020”, Bộ trưởng cho hay.

Nếu chính sách này được thông qua, khoảng 700 nghìn doanh nghiệp, chiếm khoảng 93% tổng số doanh nghiệp cả nước đang hoạt động sẽ được hưởng lợi. Qua đó, giảm nghĩa vụ nộp ngân sách năm 2020 của số doanh nghiệp này khoảng 7,8 nghìn tỷ đồng.

Bộ Tài chính đã phối hợp với các ngành để rà soát cắt giảm, miễn giảm nhiều loại phí, lệ phí. Tổng số phí, lệ phí cắt giảm mà doanh nghiệp và người dân được hưởng lợi là khoảng 500 tỷ đồng.

Bộ Tài chính đã ban hành thông tư điều chỉnh giảm giá từ 10-50% đối với 9 nhóm dịch vụ và miễn hoàn toàn đối với giá 6 nhóm dịch vụ trong lĩnh vực chứng khoán, áp dụng tại các sở giao dịch chứng khoán và trung tâm lưu ký chứng khoán Việt Nam. Chính sách này đã tác động rất tốt đến thị trường chứng khoán Việt Nam.

Về phía Bộ Công Thương, ông Phan Văn Chinh, Cục trưởng Cục Xuất Nhập khẩu khẳng định, Bộ Công Thương sẵn sàng lắng nghe phản ánh về khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp; đồng thời đưa ra các giải pháp hỗ trợ, tạo điều kiện tối đa cho doanh nghiệp phục hồi sản xuất, kinh doanh.

Theo ông Phan Văn Chinh, tới đây Bộ Công Thương sẽ tiếp tục thực hiện có hiệu quả các chính sách hỗ trợ liên quan đến xuất nhập khẩu, tìm kiếm thị trường xuất khẩu hàng hóa, nhập khẩu nguyên liệu, xúc tiến thương mại…

Đặc biệt, những kiến nghị của các hiệp hội, ngành hàng liên quan đến các gói hỗ trợ tín dụng, chính sách tài khóa và an sinh xã hội, Cục Xuất Nhập khẩu sẽ tổng hợp báo cáo lãnh đạo Bộ để trình Chính phủ trong Hội nghị giữa Thủ tướng với doanh nghiệp trong thời gian tới.

Ngoài ra, với những khó khăn về nguồn nguyên liệu và thị trường xuất khẩu ở cả thời điểm hiện tại và dự báo trong quý II và III, Bộ Công Thương đã và sẽ tiếp tục đồng hành cùng doanh nghiệp nhằm tháo gỡ khó khăn và tạo điều kiện hỗ trợ tối đa.

Cũng theo ông Phan Văn Chinh, hầu hết các quốc gia là thị trường xuất khẩu lớn của hàng hóa Việt Nam đã đạt được những kết quả tốt trong phòng chống dịch bệnh và đang tái khởi động nền kinh tế.

Hơn nữa, các quốc gia này cũng đều đưa ra các gói hỗ trợ, cứu trợ doanh nghiệp phục hồi sản xuất, kinh doanh. Vì thế, đây là cơ sở để các doanh nghiệp Việt Nam duy trì và tìm kiếm bạn hàng, đối tác xuất nhập khẩu trong thời gian tới

Ông Nguyễn Văn Thân, Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam (VINASME) nhận định, Chính phủ đã và đang tiếp tục đưa ra các chính sách rất thực tế như hỗ trợ tài chính, tín dụng cho cộng đồng doanh nghiệp cùng người dân chịu ảnh hưởng trực tiếp từ dịch.

Hiện các doanh nghiệp; đặc biệt là doanh nghiệp vừa, nhỏ, và siêu nhỏ vẫn đang phải đối mặt với nhiều nguy cơ khốn khó, lao đao và rất cần những chính sách hỗ trợ vừa cấp bách vừa mang tính chiến lược lâu dài.

Bởi lẽ, theo Chủ tịch VINASME, công cuộc phòng, chống dịch COVID-19 còn kéo dài nên việc chuẩn bị cho doanh nghiệp một tâm thế để sống chung với dịch bệnh và kinh doanh an toàn là vô cùng cần thiết. Do đó, nhất định cần đưa ra những giải pháp tổng thể, những định hướng chiến lược để giúp doanh nghiệp duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh và tìm kiếm cơ hội mới hậu thời kỳ COVID-19.

Còn ông Nguyễn Quang Vinh đề xuất Chính phủ cần xây dựng và triển khai Đề án Nâng cao năng lực quản trị doanh nghiệp bền vững giai đoạn 2021-2025; đồng thời, triển khai Chương trình quốc gia về Hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp thực hiện Mô hình Kinh tế tuần hoàn tại Việt Nam giai đoạn 2021-2030…

Thành Đạt( Nguồn Chinhphu.vn)

Bình luận

Tối thiểu 10 chữ Tiếng việt có dấu Không chứa liên kết

Gửi bình luận
Đang phát:
Phim truyện: Sông phố Nhà Ghe T5
Thời sự tối 3/5/2024

CHƯƠNG TRÌNH TRUYỀN HÌNH 04/05/2024

05:30Hình hiệu sáng 4.5 + Giới thiệu chương trình trong ngày
05:35Giai điệu quê hương
06:05Chương trình tiếng Mường
06:20Phóng sự: Phát triển Nông nghiệp, đẩy mạnh tiêu thụ SP gắn với XD NTM
06:30Thời sự sáng 4.5
06:55PS: Chuyện của những người nữu dân công đi tải gạo chiến dịch Điện Biên
07:05Chuyên mục An ninh Hòa Bình
07:15Chương trình thiếu nhi
07:30Trang địa phương thành phố Hòa Bình
07:45Trang địa phương huyện Lương Sơn
08:00Phim truyện: Sông phố Nhà Ghe T5
08:45Giới thiệu văn bản pháp luật
08:50Hành trình khám phá
09:20CM: Hồi ức của những người con Mai Châu với Chiến dịch Điện Biên
09:30Mảnh ghép cuộc sồng
10:00Phim truyện: An gia Thiên hạ T11
10:45Chương trình tiếng Mường
11:00Phim Sitcom Trận chiến của những bác sĩ thực tập T725
11:15Thể thao bốn phương
11:30PS: Nguyên nhân chậm cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của 5 hộ xã An Bình, huyện Lạc thủy
11:45Thời sự trưa 4.5
12:00Phim truyện: Cửa tử hắc ám T72
12:45Tình khúc Belero
13:15 Khám phá thế giới
13:50Phim Sitcom Trận chiến của những bác sĩ thực tập T724
14:05Phim tài liệu: Chiến thắng Điện Biên Phủ
15:00Phim truyện: Bong bóng hôn nhân T10
15:45Thời sự trưa 4.5
16:00Bản tin thế thao
16:05Phim tài liệu : Điện Biên Phủ
16:50PS : Tỉnh Hòa Bình sau 4 năm thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính
17:00Trang thiếu nhi
17:15PS: Vấn đề bạo lực học đường, tệ nạn xã hội trong học sinh, sinh viên
17:30Phim truyện: Cửa tử hắc ám T51
18:15Chương trình thiếu nhi
18:30Chuyên mục: Tiếng nói từ các miền quê
18:45Trang địa phương huyện Kim Bôi
19:00Tiếp sóng Thời sự Đài THVN
19:45Thời sự Hòa Bình tối 4.5
20:15PS: Hào hùng trận đánh kết thúc chiến dịch Điện Biên Phủ
20:25Phim truyện: 40 Ngày yêu T18
21:15Chương trình tiếng Mường
21:30Phim truyện: Kế hoạch báo thù T11
22:10Phóng sự: Vấn đề quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ trên địa bàn tỉnh
22:20Khát vọng sống số 347
22:30Thời sự Hòa Bình tối 4.5
22:55Bản tin thể thao
23:00Chương trình tiếng Thái
23:10Phim truyện: Chị em nhà Đông Các T10

CHƯƠNG TRÌNH PHÁT THANH 04/05/2024

05: 00Nhạc hiệu +Giới thiệu chương trình
05: 05Chương trình Tiếng Mường
05: 30Chương trình thời sự sáng
06: 00Giới thiệu nối sóng (VOV)
09: 00 Sắc màu văn hóa
09: 30Chương trình phát thanh Đời sống xã hội
10: 10Quà tặng cuộc sống
10: 30Chương trình tiếng Mường
11: 00Chương trình Phát thanh Dòng chảy cuộc sống
11: 30Chương trình Thời sự
12: 00Giới thiệu nối sóng (VOV)
15: 00Giới thiệu nối sóng PT HÒA BÌNH
15: 01Sắc mầu văn hóa
15: 30Chương trình phát thanh Đời sống xã Hội
16: 10Quà tặng cuộc sống
16: 30CM Diễn đàn trẻ em
16: 40Chương trình Tiếng Thái
17: 00Chương trình thời sự chiều
17: 30Chương trình Phát thanh Dòng chảy cuộc sống
18: 00Chương trình Tiếng Mường
18: 30Chương trình Thời sự tối
19: 00Giao lưu Văn hóa các dân tộc
19: 30Giới thiệu nối sóng (VOV)
21: 30CM Diễn đàn trẻ em
21: 40Quà tặng cuộc sống
HÒA BÌNH
Weather Hoa binh
Mây rải rác
27°C
1.06m/s 86%
05/05
Weather Hoa binh
29°C
24°C
06/05
Weather Hoa binh
33°C
24°C
07/05
Weather Hoa binh
32°C
24°C